Hoạt động Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam đạt nhiều kết quả tích cực

(PLVN) - Chiều 27/12, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động và Hội nghị tổng kết công đoàn năm 2024, triển khai công tác năm 2025.

Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp Khương Thị Thanh Huyền; Phó Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp, Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Hà Ánh Bình.

Về phía Báo Pháp luật Việt Nam có Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập, T.S Vũ Hoài Nam; Đảng ủy viên, Phó Tổng biên tập Trần Ngọc Hà; Đảng ủy viên, Phó Tổng biên tập Vũ Hồng Thúy, Chủ tịch Công đoàn Báo và toàn thể viên chức, người lao động của Báo.

Điều hành Hội nghị là Đảng ủy viên, Phó Tổng biên tập Trần Ngọc Hà và Phó Tổng biên tập Vũ Hồng Thúy, Chủ tịch Công đoàn Báo.

Báo cáo về công tác công đoàn và đời sống viên chức, người lao động năm 2024, Phó Chủ tịch Công đoàn Báo Phạm Quốc Cường cho biết, tính đến ngày 12/11/2024, Báo Pháp luật Việt Nam có 275 đoàn viên công đoàn hoạt động tại trụ sở và các văn phòng đại diện. Ban Chấp hành Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam gồm 7 người, trong đó có 1 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 4 ủy viên.

Đại diện Đoàn Chủ tịch giải đáp một số thắc mắc của công đoàn viên.

Đại diện Đoàn Chủ tịch giải đáp một số thắc mắc của công đoàn viên.

Về kết quả thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ, theo Phó Chủ tịch Công đoàn Báo, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2024 theo Kế hoạch đề ra. Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam đã tích cực tham gia, hưởng ứng và hỗ trợ Công đoàn Bộ và Công đoàn Viên chức Việt Nam trong các hoạt động chào mừng 30 năm ngày thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam; Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam: Đưa tin về các hoạt động các hoạt động chào mừng 30 năm ngày thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam; Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam...

Đối với hoạt động chăm lo, tặng quà cho viên chức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch, vận động tài trợ, triển khai trao gần hơn 300 suất quà Tết cho toàn bộ viên chức, người lao động và viên chức hưu trí của Báo Pháp luật Việt Nam nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Về kết quả thực hiện các hoạt động xã hội từ thiện, xã hội tình nghĩa; hoạt động nhân Tháng Công nhân và Tháng hành động Vì trẻ em; kết quả triển khai thực hiện “Bữa cơm Công đoàn” trong Tháng Công nhân năm 2024, từ ngày 11/9 đến ngày 1/10, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp với Đoàn Thanh niên, các đơn vị thuộc Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức kêu gọi, huy động nhân lực, vật lực, khẩn trương hỗ trợ người dân các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Yagi bao gồm các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ...

Từ ngày 15/11 đến ngày 17/11, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy Báo, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp với Đoàn Thanh niên, các đơn vị thuộc Báo vận động, triển khai hỗ trợ người dân các khu vực khó khăn, chịu ảnh hưởng của cơn bão Trà Mi tại tỉnh Quảng Bình, trực tiếp trao quà bao gồm tiền mặt và các vật dụng thiết thực giúp người dân nhanh chóng tái thiết lập lại cuộc sống; Tổ chức Chương trình từ thiện “Sống Yêu thương” tại Ba Vì (Hà Nội) nhân kỷ niệm 16 năm ra mắt ấn phẩm Doanh nhân và Pháp luật; Phối hợp cùng Hội đồng hương huyện Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình) trao tặng “Thư viện sách cho em” cho 6 thôn tại xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình)...

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, T.S Vũ Hoài Nam phát biểu tại Hội nghị.

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, T.S Vũ Hoài Nam phát biểu tại Hội nghị.

Ngày 28/8, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” cho tất cả công đoàn viên thuộc Báo. Chương trình đã diễn ra trong không khí vui vẻ, ấm cúng, nhận được sự hưởng ứng của toàn thể công chức, viên chức, người lao động thuộc Báo Pháp luật Việt Nam.

Bên cạnh các kết quả trên, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các hoạt động thăm hỏi, động viên viên chức, người lao động khi ốm đau hoặc có các sự kiện hiếu, hỉ… Cụ thể, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam gửi lời chúc và tặng quà tới các công đoàn viên nữ nhân dịp Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; tổ chức các hoạt động vui chơi, tặng quà con em cán bộ, phóng viên, người lao động dịp Tết thiếu nhi 1/6; tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao do Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng như Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức.

Đồng thời, công đoàn viên Báo Pháp luật Việt Nam cũng tích cực tham gia các hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam cũng như nhiều cuộc thi về chuyên môn và dành được nhiều giải thưởng danh giá, tiêu biểu: Giải Búa liềm; Giải Diên Hồng; Giải báo chí toàn quốc về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…

Bên cạnh đó, Công đoàn Báo còn tổ chức hoạt động du lịch nghỉ dưỡng và “Gala Kỷ niệm 39 năm Ngày Báo Pháp luật Việt Nam xuất bản số đầu tiên” tại Quy Nhơn; tổ chức tặng quà khuyến học cho con em cán bộ, công nhân viên, người lao động tại Báo nhân dịp kết thúc năm học; trao quà tới gia đình công đoàn viên nhân dịp Tết Trung thu; tổ chức cho công đoàn viên khám bệnh định kỳ…

Tại Hội nghị, Đoàn Chủ tịch đã giải đáp một số thắc mắc của công đoàn viên; một số công đoàn viên chia sẻ khó khăn với Công đoàn Báo, đề xuất một số ý kiến để công tác chuyên môn của công đoàn viên ngày một tốt hơn nữa, dành thêm nguồn lực cho công tác chuyên môn; đồng thời nêu một số ý kiến để hoạt động công đoàn Báo đạt được nhiều kết quả tích cực hơn nữa.

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, T.S Vũ Hoài Nam nhấn mạnh vấn đề liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Báo. Bên cạnh đó, Tổng biên tập cũng đưa ra những giải pháp để tiếp tục nâng cao đời sống và thu nhập của phóng viên, nhằm giúp Báo phát triển vững, tiếp tục khẳng định vị thế của mình.

Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp Khương Thị Thanh Huyền phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp Khương Thị Thanh Huyền phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp Khương Thị Thanh Huyền ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam đã đạt được trong năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Lãnh đạo, Ban biên tập, viên chức, người lao động của Báo luôn đoàn kết, phát huy dân chủ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chủ tịch Công đoàn Bộ đề nghị Báo tìm giải pháp phù hợp, xây dựng tờ báo ngày càng uy tín, phát triển mạnh hơn; tiếp tục xây dựng tập thể đoàn kết, đồng lòng. Đối với tổ chức công đoàn, bà Khương Thị Thanh Huyền mong muốn Công đoàn Báo ngày càng làm tốt hơn nữa vai trò của mình, là cầu nối giữa công đoàn viên Lãnh đạo Báo để làm tốt công tác chăm lo đời sống, nâng cao mức thu nhập cho cán bộ, phóng viên, người lao động của Báo; kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của công đoàn viên, nhất là trong điều kiện Báo hoạt động trải dài trên cả nước; tiếp tục duy trì, đẩy mạnh các hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động thiện nguyện…

Cũng tại Hội nghị, Công đoàn Báo đã công bố Quyết định khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2024./.

Đọc thêm

Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao năm 2024

Đ/c Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo PLVN tặng Giấy khen cho các đảng viên được xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" năm 2024.
(PLVN) -Ngày 27/12, Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. Tham dự Hội nghị có đồng chí Cao Xuân Thuỷ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra, Phó Chánh Văn phòng Đảng uỷ Bộ Tư pháp; đồng chí Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng uỷ, Tổng Biên tập Báo PLVN; các đồng chí Phó Tổng Biên tập: Hà Ánh Bình, Phó Bí thư Đảng uỷ; Trần Ngọc Hà, Ủy viên BCH Đảng bộ, Vũ Hồng Thuý, Ủy viên BCH Đảng bộ.

Xây dựng doanh nghiệp dân tộc cần có chương trình phát triển thương hiệu quốc gia mạnh mẽ

Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE.
(PLVN) - Nghị quyết 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục khẳng định và đề cao vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, trong đó có doanh nghiệp dân tộc (DNDT), là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE về những đón nhận của các doanh nghiệp đối với Nghị quyết này.

Chia sẻ kinh nghiệm hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 26/12, Vụ Pháp luật Hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án JICA tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm của Nhật Bản về hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.

Siết chặt chế tài xử lý để hạn chế tình trạng vỡ “họ”

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Đây là ý kiến được nhiều đại biểu nêu lên tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 26/12. Hội nghị do Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Lê Thị Hoàng Thanh chủ trì.

Nữ thanh tra viên tỉnh Bắc Kạn “dân vận khéo” giúp kiến thức pháp luật gần gũi với người dân

 Chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật tỉnh Bắc Kạn
(PLVN) - Hơn một thập kỷ gắn bó với ngành Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật để lại dấu ấn qua những thành tích đáng nể. Chị trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ về pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp…