Tư nhân hóa quản lý khai thác công trình thủy lợi: Tại sao không?

Cơ chế bao cấp như hiện nay sẽ không thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, hạn chế cơ chế cạnh tranh cho đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình thủy lợi. (Trong ảnh: Lắp đặt trạm bơm dã chiến tại Trạm bơm Phù Sa, Sơn Tây, Hà Nội)
Cơ chế bao cấp như hiện nay sẽ không thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, hạn chế cơ chế cạnh tranh cho đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình thủy lợi. (Trong ảnh: Lắp đặt trạm bơm dã chiến tại Trạm bơm Phù Sa, Sơn Tây, Hà Nội)
(PLO) - Chưa tính phần ngân sách địa phương có thu điều tiết về ngân sách trung ương tự cân đối cho các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi với các địa phương, một năm Nhà nước cũng đã phải tiêu tốn trên 4000 tỷ đồng cấp bù thủy lợi phí nhưng thực chất là để nuôi bộ máy quản lý vận hành các công trình thủy lợi từ Trung ương đến địa phương vừa cồng kềnh vừa kém hiệu quả. Đã đến lúc phải quyết liệt xã hội hóa hoạt động này để cắt giảm chi tiêu công. 
Hiện trên 90% doanh nghiệp khai thác các công trình thủy lợi trên cả nước đang hoạt động theo phương thức giao kế hoạch. Cơ chế bao cấp này không chỉ hạn chế thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, hạn chế cạnh tranh đầu tư xây dựng, quản lý khai thác các công trình thủy lợi mà còn là gánh nặng đè lên vai Nhà nước khi phải nuôi một bộ máy vận hành quá tốn kém nhưng lại không hiệu quả.   
“Sướng” như doanh nghiệp thủy nông 
Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Nhuệ (Cty Sông Nhuệ), một trong 5 doanh nghiệp của TP.Hà Nội được giao quản lý khai thác các công trình thủy lợi đầu mối, đảm nhiệm tưới tiêu cho hơn 100 ngàn hécta diện tích nông nghiệp thuộc 9 quận, huyện của lưu vực sông Nhuệ. 
Theo lãnh đạo doanh nghiệp này, để duy trì hoạt động 87 trạm bơm, 570 tuyến kênh với tổng chiều dài hơn 1.000km đã được UBND TP phân cấp quản lý, doanh nghiệp phải nuôi một bộ máy nhân công vô cùng lớn với 1.100 lao động có hợp đồng dài hạn.  
Dù được phép kinh doanh nhiều ngành nghề thuộc lĩnh vực thủy nông như cấp nước sạch cho nông thôn, cấp và tiêu thoát nước cho đô thị, công nghiệp, dịch vụ… nhưng nhiều năm qua, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp này hầu như chỉ tập trung vào việc thực hiện các đơn đặt hàng tưới tiêu hàng năm của UBND TP. 
“Doanh thu hàng năm của Cty chúng tôi khoảng trên 200 tỷ đồng, nhưng trong đó đến 95% là từ các đơn đặt hàng tưới tiêu của thành phố”- bà Trần Thị Tuyết Hạnh, Phó Giám đốc Cty Sông Nhuệ cho biết.   
Tương tự, với xấp xỉ 1.000 lao động, dù trong giấy phép kinh doanh Cty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Đáy đăng ký tới 8 ngành nghề nhưng hàng năm doanh nghiệp này cũng không có nhu cầu mở rộng lĩnh vực kinh doanh để tăng nguồn thu cho doanh nghiệp mà chỉ chăm chăm chờ các đơn đặt hàng từ thành phố để hoạt động. Dù đơn vị này tuyên bố hùng hồn là sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận nhưng với cung cách làm ăn theo cơ chế như vậy thì làm sao mà có lãi. 
“Một năm thành phố đặt hàng cho Cty chúng tôi dao động từ 150-200 tỷ đồng. Đăng ký nhiều ngành nghề khác nhưng chỉ để hoàn thành hợp đồng tưới tiêu với thành phố cũng mệt phờ rồi”- ông Trần Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý nước và công trình, Cty Thủy lợi sông Đáy nói. 
Theo tìm hiểu của PLVN, chỉ tính riêng tại Hà Nội, 5 công ty quản lý khai thác công trình thuỷ lợi đang được Nhà nước đầu tư và giao cho quản lý 568 trạm bơm, 1.959 tuyến kênh với chiều dài 3.442km, 5 đập dâng cùng 29 hồ chứa nước phục vụ tưới cho 322 ngàn hécta canh tác, tiêu cho 477 ngàn hécta lưu vực. Hàng năm, ngân sách thành phố Hà Nội “rót” về cho 5 doanh nghiệp này là gần 1.000 tỷ đồng để quản lý khai thác, tu sửa nâng cấp công trình thủy lợi theo hình thức đặt hàng (một hình thức chỉ định thầu - pv). 
Chờ hút “bầu sữa” ngân sách
Trên bình diện cả nước, chưa tính phần ngân sách của các địa phương cân đối tăng thêm cho các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, chỉ tính trong 3 năm từ 2011 đến 2013, phần ngân sách trung ương mà Bộ Tài chính đã cấp bù kinh phí miễn thủy lợi phí cho các địa phương để thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu đã lên tới 13.163 tỷ đồng. 
Theo tài liệu của PLVN, đáng ngạc nhiên là hiện trên 90% doanh nghiệp khai thác các công trình thủy lợi trên cả nước vẫn đang hoạt động theo phương thức giao kế hoạch. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, cơ chế này một mặt thiếu công cụ giám sát cho cơ quan quản lý chuyên ngành, mặt khác làm hạn chế quyền tự chủ của doanh nghiệp. 
Đây là nguyên nhân dẫn tới chất lượng quản trị của doanh nghiệp yếu kém, bộ máy cồng kềnh, năng suất lao động thấp, số lượng cán bộ, công nhân viên có xu hướng ngày càng tăng. Hệ lụy dẫn tới là  hệ thống công trình thủy lợi bị xuống cấp nhanh, chất lượng cung cấp dịch vụ thấp. 
Cơ chế này, ngoài không phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, nước, cơ sở hạ tầng và các nguồn lực khác của tổ chức quản lý khai thác để tăng nguồn thu còn là gánh nặng cho ngân sách quốc gia khi phải duy trì một bộ máy vận hành quá tốn kém. 
“Nhiều hệ thống công trình thủy lợi có tiềm năng khai thác để cấp nước sạch nông thôn, cấp và tiêu thoát nước đô thị, công nghiệp, dịch vụ cũng như cho nông nghiệp công nghệ cao… nhưng đã không được tận dụng triệt để. Rõ ràng, phương thức hoạt động như vậy dẫn tới cơ chế tài chính thiếu bền vững, chủ yếu trông chờ vào “bầu sữa” ngân sách. Đồng thời cơ chế bao cấp như hiện nay sẽ không thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, hạn chế cơ chế cạnh tranh cho đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình”- PGS.TS. Đoàn Thế Lợi, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý thủy lợi chỉ ra. 
“Công ty Thủy nông là nơi nhét “con ông cháu cha”?
“Sản xuất nông nghiệp là theo thời vụ. Hết vụ tưới rồi thì nghỉ, làm gì có chuyện ngồi đó mà nhận lương. Nếu tôi là doanh nghiệp tư nhân, tôi mà thuê ông làm ở đây thì hết tưới tôi bố trí ông làm việc khác. Không có chuyện “ngồi chơi xơi nước”. Mà câu chuyện này các tổ chức hợp tác dùng nước (tổ chức thủy nông cơ sở do người dân lập ra-pv) đã làm rồi. Một năm người ta không trả cho ông 12 tháng lương đâu. 
Có một thống kê thế này, từ khi thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí tới giờ, chỉ tính riêng khu vực Đồng bằng sông Hồng, số lượng cán bộ lao động đã tăng lên 1.800 người trong khi Đồng bằng sông Hồng không tăng diện tích, không thêm công trình. Vậy đây là gì? Là chỗ nhận lương ổn định nhất, là chỗ để “con ông cháu cha” nhét vào đấy” - PGS.TS. Đoàn Thế Lợi, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý thủy lợi. 

Đọc thêm

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng
Hơn 25 năm hành nghề luật sư (LS) và trọng tài thương mại (TTTM) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, TS.LS Châu Huy Quang cũng như Rajah & Tann LCT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...