Từ khu công nghiệp đến “ổ” ô nhiễm

(PLO) - Hơn 50% nhà máy, xí nghiệp không có hệ thống xử lý chất thải, số còn lại có nhưng để “trưng bày” và đối phó vì không thường xuyên vận hành, hoặc quá lạc hậu, hư hỏng nên không thể hoạt động… 
Số lượng nhiều, chất lượng đáng bao nhiêu?
Tính đến hết năm 2012, Việt Nam có 289 khu công nhiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) với diện tích hơn 80 ngàn ha.  Các KCN, KCX này đã thu hút trên 4,3 ngàn dự án FDI với tổng số vốn đăng ký lên tới 65 tỷ USD. Ngoài ra, cả nước hiện có gần 900 cụm công nghiệp, thu hút trên 7 ngàn dự án  với tổng vốn đầu tư trên 112 ngàn tỷ đồng, tạo việc làm cho gần nửa triệu lao động…
Ô nhiễm môi trường luôn là nỗi ám ảnh của mọi người
 Ô nhiễm môi trường luôn là nỗi ám ảnh của mọi người
Hiệu quả từ các KCN, KCX và cụm công nghiệp thì đã rõ, nhưng mặt trái ô nhiễm môi trường thì dường như chưa được đề cập nhiều.  Mới đây, mới có một hội thảo chuyên đề về bảo vệ môi trường trong hệ thống các KCN ở Việt Nam được tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh.
GS-TS Võ Thanh Thu - Ủy viên Hội đồng tư vấn chính sách thương mại quốc tế, VCCI – nói thẳng:  Hiện nay các KCN của Việt Nam đang tồn tại nhiều vấn đề lớn làm hạn chế đến sự phát triển bền vững nền kinh tế đất nước. 
Thứ nhất là thiếu chiến lược nên bất chấp. “Do chúng ta đi lên từ một nước nghèo, bằng mọi cách thu hút vốn đầu tư nên giờ đây các KCN, KCX mọc tràn lan. Hình như không có thủ đô của nước nào lại có tới 19 KCN, KCX tập trung với diện tích lên tới gần 8 ngàn ha như ở ta (chưa kể 40 KCN nhỏ và cụm công nghiệp). Hay như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có tới gần 300 KCN và cụm công nhiệp với diện tích lên đến 43 ngàn ha, nhưng mới chỉ có 14 ngàn ha là thu hút được đầu tư, còn lại vẫn bỏ hoang… 
Trung bình mỗi hécta đất sạch chi phí đầu khoảng 4 tỷ đồng, vậy mà hiện cả nước đang có hàng chục ngàn hécta KCN, KCX bị bỏ hoang,  lãng phí tiền của lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng. Đó là chưa kể hàng trăm ngàn nông dân bị ảnh hưởng bởi không còn đất sản xuất…” – vị này bức xúc.
Thứ hai và quan trọng nhất chính là đã quên đi yếu tố bảo vệ môi trường, khiến cho tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm nước và khí thải. Hiện còn khảng 75% KCN và 85% cụm công nghiệp ở khu vực ĐBSCL chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nên trung bình mỗi năm các KCN, cụm công nghiệp vùng này thải ra môi trường gần 50 triệu m3. Ước tính trên cả nước, tỷ lệ nước thải không qua xử lý xả thẳng ra môi trường chiếm trên 70%...
Nhiều lỗ hổng pháp lý
Theo các đại biểu, trong thời gian gần đây Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường. Trong đó, phải kể đến Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả... 
Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan cũng đã ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn và các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường… Nhưng xem ra, vẫn còn rất nhiều vấn đề bất cập bởi sự thiếu đồng bộ, chặt chẽ giữa các quy phạm này.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ nhiệm Hội Luật gia TP.Hồ Chí Minh cho rằng, hiện còn nhiều thách thức tư pháp đối với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Cụ thể là việc tranh chấp môi trường ngày càng gia tăng với rất nhiều vụ nghiêm trọng. điển hình như: Tranh chấp giữa người dân Đồng Nai và Công ty Sonadezi vào tháng 8/2011 do công ty này xả thải không qua xử lý.  
Gần đây nhất là tranh chấp giữa người dân huyện Cẩm Thủy, Thanh Hoá và Công ty Nicotex Thanh Thái do việc công ty này chôn thuốc bảo vệ thực vật, chất thải xuống lòng đất, gây ô nhiễm môi trường xung quanh... Bên cạnh đó, việc nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, chưa chuyển thành ý thức và hành động cụ thể. 
Vấn đề quan trọng là hệ thống pháp luật về khiếu kiện môi trường và công tác thực thi chính sách pháp luật trong lĩnh vực môi trường còn nhiều bất cập như các quy định về quyền khởi kiện tập thể của người dân bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường; thời hiệu khởi kiện trong lĩnh vực môi trường; xác định thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường, cũng như việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực môi trường hay việc cưỡng chế thi hành thỏa thuận trong trường hợp một bên không thi hành thỏa thuận cam kết… Rất khó với cả người gây ảnh hưởng lẫn người bị ảnh hưởng.
Để khắc phục những hạn chế trên, các đại biểu cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải gấp rút có chiến lược phát triển bền vững, phải kiên định phương châm “quý hồ tinh, bất quý hồ đa” trong thu hút đầu tư. Việc quy hoạch phải phù hợp với từng vùng, từng địa phương, chứ không nên tràn lan. 
Mặt khác cũng phải minh bạch thông tin, sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy định cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ và đồng bộ nhằm giải quyết nghiêm minh, thuận lợi nhất khi có xung đột trong lĩnh vực môi trường xảy ra.

Tin cùng chuyên mục

Ông Ngô Văn Đông - Tổng Giám đốc Bình Điền và bà Yvonne Pinto - Tổng Giám đốc IRRI ký kết LOI.

Phân bón Bình Điền hợp tác với Viện Lúa gạo IRRI

(PLVN) - Hai bên đã đi đến thống nhất về việc ký Ý định thư hợp tác (LOI) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí đầu vào và tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh quá trình chuyển đổi sản xuất lúa gạo bền vững, phát thải thấp tại Việt Nam và Philippines...

Đọc thêm

Startup protein 100% từ men vi sinh thuyết phục 4 Shark ra deal

Startup protein 100% từ men vi sinh thuyết phục 4 Shark ra deal
(PLVN) - Đầu tư 100 tỷ vào nghiên cứu công nghệ sinh học và xây dựng nhà máy sản xuất ra sản phẩm protein 100% từ men vi sinh, tự tin là một trong ba nhà máy đầu tiên trên thế giới có thể sản xuất ra sản phẩm công nghệ này, startup Yeast Era đã khiến 4 “cá mập” đều hào hứng.

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Vẫn còn nhiều thách thức!

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Vẫn còn nhiều thách thức!
(PLVN) - Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giúp tăng hiệu quả, giảm kinh phí, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và có thể đưa ra mô hình kinh doanh mới. Tuy nhiên, chuyển đổi số trong các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều thách thức.

Bất cập trong thực hiện cấp giấy S/C, VASEP 'cầu cứu' Bộ Nông nghiệp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Doanh nghiệp hải sản đang gặp phải nhiều khó khăn, bất cập nhất là liên quan đến giấy xác nhận nguyên liệu (S/C) tại các tỉnh, dẫn tới không thể có được hồ sơ cần thiết cho việc xuất khẩu các lô hàng hải sản sang Châu Âu. Đây cũng là thực trạng khiến hạn chế đáng kể việc tiêu thụ nguyên liệu cho ngư dân, cũng như giảm đáng kể các dòng hàng sang EU.

CEO Exchange tháng 8/2024: 'Chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp'

CEO Exchange tháng 8/2024: 'Chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp'
(PLVN) - Trong bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu đang trải qua nhiều biến động khó lường, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Tái cấu trúc doanh nghiệp không chỉ là một chiến lược cần thiết để đối phó với các rủi ro hiện tại mà còn là cách tiếp cận dài hạn để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa nguồn lực và duy trì sự phát triển bền vững.

Nữ startup dân tộc Tày, Nùng gọi vốn giúp loại quả chỉ Lạng Sơn có nâng giá trị gấp 20 lần được cả 5 Shark cùng hợp lực

Nữ startup dân tộc Tày, Nùng gọi vốn giúp loại quả chỉ Lạng Sơn có nâng giá trị gấp 20 lần được cả 5 Shark cùng hợp lực

(PLVN) -  Nữ startup với ước mơ tạo việc làm và kế sinh nhai bền vững cho người phụ nữ dân tộc Tày, Nùng tại vùng biên xứ Lạng 'chốt deal' với 2 Shark nhưng nhận được sự hỗ trợ của cả 5 Shark để phát triển đặc sản bản địa và chinh phục thị trường thế giới.

Phân bón Miền Nam kiên trì mục tiêu 'Nâng tầm nông sản Việt'

CEO Phân bón Miền Nam Đặng Tấn Thành
(PLVN) - Trao đổi với PLVN, ông Đặng Tấn Thành - Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Miền Nam cho hay, doanh nghiệp này đã trải qua hơn 48 năm hình thành phát triển và gần như song hành cùng với lịch sử ngành Hóa chất Việt Nam. Với mục tiêu “Nâng tầm nông sản Việt”, hoạt động sản xuất kinh doanh của Phân bón Miền Nam đã, đang hướng tới một nền sản xuất xanh và ích lợi của những chủ thể tham gia kinh tế nông nghiệp.

Hàng loạt khó khăn bủa vây các dự án điện khí LNG

Hàng loạt khó khăn bủa vây các dự án điện khí LNG
(PLVN) - Điện khí LNG là loại hình năng lượng đóng vai trò nền tảng và thiết yếu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, việc phát triển các dự án năng lượng này đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, vướng mắc.

Kim Ngân Design: Khẳng định khí chất nữ doanh nhân

Kim Ngân Design: Khẳng định khí chất nữ doanh nhân
(PLVN) - Cùng với sự phát triển của thị trường thời trang, thương hiệu thời trang Kim Ngân Design do Founder Trần Thị Kim Ngân sáng lập đang nỗ lực không ngừng để trở thành đối tác uy tín, là điểm đến tin cậy của khách hàng Việt Nam. Những bộ vest cao cấp gắn liền với sự sang trọng giúp cho các nữ doanh nhân tỏa sáng, thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.

Tài chính TKV tiếp tục được duy trì ổn định

Tài chính TKV tiếp tục được duy trì ổn định
(PLVN) - Các chỉ số tài chính cơ bản của Tập đoàn trong 06 tháng đầu năm 2024 tiếp tục được duy trì ở mức an toàn trong phạm vi cho phép, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính và đảm bảo tính thanh khoản trong toàn Tập đoàn.

Diễn đàn doanh nghiệp Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương - Hưng Yên

Quang cảnh diễn đàn Quảng Ninh – Hải Phòng – Hải Dương – Hưng Yên.
(PLVN) - Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức diễn đàn doanh nghiệp Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương - Hưng Yên tại Khu du lịch Quảng Ninh Gate (TX Đông Triều). Đây là những doanh nghiệp thuộc Hội đồng doanh nghiệp tiểu vùng kinh tế trục cao tốc phía đông.