Chuyển đổi cơ cấu mặt hàng để tăng giá trị xuất khẩu

(PLO) - Theo tính toán, phải đến năm 2020 Việt Nam mới cân bằng được cán cân thương mại và năm 2015 vẫn nhập siêu khoảng 10,2% so với kim ngạch xuất khẩu.
Trao đổi về tình hình xuất nhập khẩu trong bối cảnh dự báo năm 2015 tình hình thế giới đang diễn biến rất khó lường, kinh tế nước ta tiếp tục hội nhập sâu rộng và phải cạnh tranh gay gắt hơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhận định: “Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước tạo ra nhiều cơ hội, thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cân bằng cán cân xuất nhập khẩu nói riêng. Do đó, Chính phủ đặt ra chỉ tiêu năm 2015, phấn đấu đạt tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức 5%”.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng
 Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng
Duy trì cán cân thương mại nhờ các giải pháp đồng bộ
Xin Bộ trưởng cho biết vì sao chúng ta có 3 năm liên tục xuất siêu trong khi đã dự báo phải đến năm 2020 mới có xuất siêu một cách ổn định?
- Từ năm 2012, 2013 và 10 tháng năm 2014, tình hình xuất nhập khẩu có điểm đáng lưu ý, chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng lần thứ 11, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2010-2020, căn cứ vào bối cảnh cụ thể trước 2010, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, lúc ấy Việt Nam đang trong tình trạng nhập siêu rất lớn.
Năm 2007, nhập siêu của Việt Nam chiếm 30% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 14 tỷ USD. Vì thế, phải tính toán lại từ thực tế cùng với bối cảnh chúng ta đẩy mạnh đầu tư, tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, năng lực sản xuất tiến bộ nhưng mức độ chưa nhanh. Tất cả những yếu tố đó dẫn tới việc phải chấp nhận nhập siêu đến năm 2020 mới cân bằng được. Có nghĩa là, từ năm 2020 trở đi mới có thể cân bằng cán cân thương mại, có xuất siêu một cách ổn định. Tính toán này có cơ sở thực tiễn từ lúc đó và có dự báo. 
Trên thực tế, từ năm 2010-2011 nhập siêu vẫn diễn ra, tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay tình hình có thay đổi. Nói là xuất siêu thì hơi sớm, mà chúng ta có thể cân bằng được cán cân thương mại. Năm 2012 xuất hơn 700 triệu USD, năm 2013 chỉ xuất siêu hơn 10 triệu USD. 10 tháng năm 2014 xuất siêu 1,87 tỷ USD, dự báo cả năm xuất siêu 1,2 – 1,5 tỷ USD.
Liệu con số này có là tín hiệu phấn khởi trong tình hình xuất siêu thời gian qua và có phản ánh đúng tình hình hiện nay không, thưa Bộ trưởng?
- Những câu hỏi này không phải không có lý. Tuy nhiên, nhìn lại có thể thấy rằng, trong gần 3 năm qua chúng ta đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ liên quan đến xuất nhập khẩu như đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tháo gỡ khó khăn cho DN trong và ngoài nước để DN ổn định, tăng trưởng sản xuất, khi đó khả năng cạnh tranh hàng hóa cũng tăng lên, tìm kiếm, củng cố những thị trường hiện có và mở thêm những thị trường mới. 
Điều này rất quan trọng vì bản thân DN Việt Nam cũng không thể tìm kiếm thị trường mới mà phải trông vào sự hỗ trợ, tác động của Chính phủ, các bộ, ngành, phải có “bàn tay” của Nhà nước trong công tác xúc tiến thương mại. DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có thể có lợi thế khác như có công ty mẹ ở nước ngoài, có sẵn thị trường nên phần lớn những DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam xuất khẩu theo đơn đặt hàng, theo thị phần đã có mà công ty mẹ dành cho DN.
Tiếp tục thực hiện kiểm soát nhập khẩu hợp lý, do đó thiết bị phụ tùng nguyên vật liệu cần thiết bắt buộc phải nhập. Thêm nữa, đối với một số mặt hàng chưa thiết yếu, chúng ta kiểm soát nhập khẩu phù hợp với các cam kết quốc tế và phù hợp với luật pháp. Theo đó, không thể cấm nhập khẩu mà có thể dùng biện pháp kỹ thuật mà không ai có thể phản đối như dùng các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa, vận động DN, tổ chức trong nước ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam, tăng cường năng lực sản xuất trong nước để thay thế hàng hóa lâu nay chúng ta phải  nhập khẩu...
Tất cả những biện pháp như vậy dẫn đến tình hình thương mại có những bước cải thiện. Thêm vào đó, tình hình hoạt động thị trường, nhu cầu bên ngoài dự báo (cũng có lúc khả năng thực tế vượt dự báo xuất hiện những yếu tố trong ngắn hạn chưa nhìn thấy) góp phần làm cho xuất khẩu tích cực hơn và làm cho kiểm soát nhập khẩu tích cực hơn. Đây là những nguyên nhân chúng ta duy trì được cán cân thương mại.
Xuất khẩu không đột biến nên nhập siêu sẽ quay lại
Theo phân tích của Bộ trưởng và nhận định của Bộ Công Thương, năm 2015 nhập siêu sẽ quay lại. Nguyên nhân từ đâu, thưa Bộ trưởng?
- Theo tính toán, phải đến năm 2020 chúng ta mới cân bằng được cán cân thương mại và năm 2015 vẫn nhập siêu khoảng 10,2% so với kim ngạch xuất khẩu. Vì thế, Chính phủ trình Quốc hội phương án nhập siêu 5% so với tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015.
Điểm lại các chuỗi chỉ tiêu về nhập siêu từ năm 2012 trở lại đây, một mặt chúng ta đã đạt chỉ tiêu cân bằng cán cân thương mại sớm hơn thời điểm năm 2020, mặt khác qua từng năm kế hoạch, trình Quốc hội về chỉ tiêu xuất nhập khẩu và nhập siêu thì năm sau tỷ lệ nhập siêu thấp hơn năm trước. Tỷ lệ nhập siêu đi xuống và sẽ về đích cân bằng cán cân thương mại trước năm 2020. 
Xác định tỷ lệ nhập siêu 5% là do những biện pháp tích cực sử dụng trong thời gian qua nên cán cân được cải thiện. Nhưng có điều đáng lưu ý là 3 năm qua, chúng ta thắt chặt chi tiêu công, vốn đầu tư toàn xã hội tỷ lệ trong GDP giảm dần, trong đó chi tiêu từ ngân sách nhà nước cũng giảm. Trong kim ngạch nhập khẩu, tỷ trọng thiết bị, máy móc cho các công trình đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn, bình quân một năm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cần thiết chiếm trên 80% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Nếu 3 năm vừa qua chúng ta tiếp tục thực hiện tỷ lệ đầu tư như những năm trước tương đương 40% GDP thì nhập khẩu sẽ lớn hơn nhiều con số đã thực hiện. 
Vừa qua, Quốc hội thảo luận rất kỹ, chúng ta vẫn phải đầu tư. Với những dấu hiệu tích cực của kinh tế năm 2014, xu hướng bên ngoài, chúng tôi tin rằng bức tranh chung của nền kinh tế sẽ có nhiều điểm sáng hơn, tình hình đầu tư, sản xuất kinh doanh có bước thay đổi theo hướng tích cực hơn so với những năm trước. Vì vậy, nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sẽ tăng lên, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao hơn nhiều so với năm 2014. Trong khi đó, xuất khẩu năm 2015 không có đột biến vì một số mặt hàng có lợi thế của Việt Nam đã đến ngưỡng như xuất khẩu gạo, cà phê, hạt tiêu… không có sự xê dịch nhiều, chưa nói đến sự bấp bênh về giá. 
Một số mặt hàng công nghiệp như dầu thô cũng đã khai thác đến ngưỡng, không thể xuất khẩu nhiều hơn. Những mặt hàng của DN FDI gần đây có sự tăng trưởng đột biến như điện thoại di động, điện tử tốc độ tăng trong năm 2015 sẽ tăng chậm lại. Xuất khẩu tăng 10% nhưng khả năng nhập khẩu sẽ tăng nhiều hơn con số đó, có thể là 14%. Con số nhập siêu 5% cũng có sự tính toán. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đặt mục tiêu phấn đấu xuất khẩu đạt mức cao nhất, duy trì nhập khẩu để càng rút ngắn thời gian cân bằng cán cân thương mại.
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm sản đã đến ngưỡng. Vậy, theo Bộ trưởng, Việt Nam cần làm thế nào để hạn chế xuất khẩu thô, tăng giá trị gia tăng?
- Một số mặt hàng nông nghiệp đã đến ngưỡng, muốn tăng giá trị thì trước hết xem lại cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, lựa chọn loại nào để có chất lượng cao hơn (có thể năng suất thấp hơn) bù lại giá và khả năng chịu cạnh tranh ít hơn. Như lúa cấp thấp khá nhiều nước sản xuất như Campuchia, Myanmar, Bangladesh…, nên chúng ta không thể tiếp tục sản xuất gạo cấp thấp mà phải có hướng đổi mới cơ cấu giống.
Đối với một số mặt hàng khác như tôm, cá, khả năng mở rộng và nâng sản phẩm lên vẫn có, nhưng khi chúng ta mở rộng diện tích nuôi trồng thì phải tính toán đến bài toán quy hoạch, nếu không sẽ dẫn đến có thời điểm tiêu thụ bị ảnh hưởng, giá tụt xuống. Nếu thâm canh năng suất quá cao và quay vòng sản xuất trong một năm lớn  thì khả năng dịch bệnh dễ xảy ra. 
Việc nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp liên quan rất nhiều đến vấn đề quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, tác động của khoa học kỹ thuật. Thêm vào đó, công nghiệp chế biến cần quan tâm để giảm dần xuất khẩu thô, gia tăng giá trị hàng hóa.
Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Năm 2014, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá cao
“Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá cao. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng 14,4%. Xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước tăng 13% (cùng kỳ tăng 3%). Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng cao (hạt tiêu tăng 41,5%, cà phê tăng 31%, giày dép tăng 24,5%, hạt điều tăng 23,7%, thủy sản tăng 23,7%, máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 22,1%, dệt may tăng 19%, điện thoại và các loại linh kiện điện tử tăng 11,3%). Nhập khẩu tăng 11,6%, chủ yếu là máy móc, thiết bị và nguyên nhiên vật liệu. Ước cả năm xuất khẩu khoảng 148 tỷ USD, tăng 12,1%; nhập khẩu khoảng 146,5 tỷ USD, tăng 11%. Cán cân thương mại, cán cân vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế tổng thể tiếp tục thặng dư”.  
(Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015)

Đọc thêm

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.