Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Loạt dự án dang dở

Tuyến đường giao thông trục chính nối trung tâm phía Bắc và phía Nam đô thị Vạn Tường (KKT Dung Quất) có tổng chiều dài khoảng 9,6km, được khởi công xây dựng cách đây nhiều năm nhưng vẫn chưa thể hoàn thành, thông tuyến do vướng mắc về giải phóng mặt bằng.

Theo báo cáo của Ban Quản lý KKT Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi (chủ đầu tư), đến nay, khối lượng xây lắp công trình mới thực hiện đạt hơn 83%, nhiều vị trí trên tuyến còn hiện hữu nhà dân, nền đường chưa được đào bóc, thi công. Đáng chú ý, đây là trục giao thông chạy dọc KKT Dung Quất, do đó, việc thi công chậm chạp, dang dở nhiều năm đã gây trở ngại cho việc lưu thông của người và phương tiện; đồng thời khiến hạ tầng của Dung Quất “mất điểm” trong mắt của doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Tuyến đường trục liên cảng Dung Quất 1 cũng chung tình cảnh. Tuyến đường được tỉnh Quảng Ngãi đánh giá, có ý nghĩa đặc biệt lớn trong việc phát huy thế mạnh của hệ thống cảng biển Dung Quất, hỗ trợ các nhà đầu tư công nghiệp nặng, luyện cán thép và phụ trợ… xuất nhập hàng hóa, thiết bị theo đường biển. Sau thời gian dài khởi công, cả hai giai đoạn của dự án đều dang dở, chưa hoàn thiện do vướng mặt bằng. Cụ thể, giá trị khối lượng xây lắp giai đoạn 1 thực hiện được khoảng 64,5%. Giai đoạn 2, giá trị khối lượng xây lắp đã thực hiện được hơn 48%.

Tương tự, tuyến đường trục vào Khu công nghiệp nặng Dung Quất phía Đông (tuyến số 6) có tổng mức đầu tư 63 tỷ đồng, được xem như trục giao thông mở mới giúp khai phá tiềm năng, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển dải đất dọc biển Dung Quất. Thế nhưng, do vướng mặt bằng khi đầu phía Tây người dân cản trở thi công, phía Đông gặp khó trong việc thỏa thuận về biện pháp thi công bảo đảm an toàn trong hành lang đường ống của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nên dự án vẫn dở dang từ năm 2021 đến nay.

Không chỉ có các dự án về hạ tầng giao thông, dự án kè chống sạt lở kết hợp đường cứu hộ, cứu nạn, di dân, tái định cư, neo đậu tàu thuyền - đập Cà Ninh (giai đoạn 1) cũng “nghẽn” tiến độ vì vướng mặt bằng.

Tương tự, khu tái định cư Cà Ninh (giai đoạn 1) có quy mô lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi với hơn 1.100 lô đất, phục vụ đắc lực cho công tác giải phóng mặt bằng, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào KKT Dung Quất. Sau gần 10 năm triển khai, dự án đã thực hiện đạt khối lượng hơn 91,9% giá trị hợp đồng. Hiện tại, nhà thầu đang tổ chức thi công các tuyến chính 01, 03 và các tuyến nhánh, lát vỉa hè tuyến ven sông Trà Bồng, tuyến chính 04 và tuyến nhánh N1.2.

Hoặc như dự án khu tái định cư Vạn Tường có quy mô 26,79ha với khoảng 697 lô đất để bố trí tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng xây dựng Khu liên hợp thép Hòa Phát Dung Quất. Theo UBND huyện Bình Sơn (chủ đầu tư), đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành hạ tầng khu 1, khu 2 với khối lượng thi công đạt 90%; đã chi trả tiền bồi thường cho 271/275 hộ và bàn giao cho đơn vị thi công với diện tích khoảng 23,9ha. Hiện vẫn còn 4 hộ/0,1ha đang vướng mắc, chưa thống nhất nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và chưa bàn giao mặt bằng.

UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ vướng mắc

Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Ban Quản lý KKT Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Phỉ Phương cho biết, KKT Dung Quất được quy hoạch với diện tích hơn 45.000ha, là một trong năm KKT ven biển được Chính phủ ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng.

Ngoài các dự án lớn được Trung ương đầu tư, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã dành nhiều nguồn lực đầu tư các dự án hạ tầng, giao thông quan trọng kết nối để tạo thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa, thu hút đầu tư, bảo đảm an sinh xã hội. Mặc dù chủ đầu tư cũng như chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức đối thoại, tìm cách tháo gỡ các vướng mắc nhưng vẫn còn nhiều dự án hạ tầng, giao thông lớn đang triển khai đầu tư nhiều năm nhưng mãi chưa xong do vướng mặt bằng và cơ chế, chính sách pháp luật, đầu tư thay đổi khiến các dự án kéo dài. Các dự án này cần được rốt ráo xử lý dứt điểm để phát huy hiệu quả vốn đầu tư, thu hút hiệu quả vào KKT Dung Quất.

Tại buổi kiểm tra các dự án chậm tiến độ kéo dài trong KKT Dung Quất mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền cũng thừa nhận, các vướng mắc về mặt bằng tồn tại kéo dài đã cản tiến độ các dự án, đồng thời làm giảm hiệu quả đầu tư, không phục vụ tốt nhu cầu dân sinh và hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn.

Chính vì thế, Phó Chủ tịch Quảng Ngãi đề nghị Ban Quản lý KKT Dung Quất, UBND huyện Bình Sơn và các cơ quan liên quan cần vào cuộc một cách quyết liệt để tháo gỡ từng “nút thắt” nhằm sớm hoàn thành, đưa các công trình vào sử dụng. “Trong quá trình thực hiện, đối với các trường hợp cơ quan thực hiện bồi thường đã vận dụng tối đa cơ chế, quy định của pháp luật để chủ sử dụng đất hưởng lợi cao nhất nhưng vẫn cố tình cản trở, phải thực hiện kiểm đếm bắt buộc và triển khai lực lượng bảo vệ thi công. Thậm chí cưỡng chế”, ông Trần Phước Hiền chỉ đạo.

Tin cùng chuyên mục

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Đọc thêm

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

VNPT giới thiệu hệ sinh thái số toàn diện tại Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số & Xã hội số lần thứ II

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham khu trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II. (Ảnh: Chi Tưởng)
(PLVN) - Những “lát cắt” của các thành tựu bước đầu trên hành trình làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống KTXH đã được Tập đoàn VNPT giới thiệu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.