Ăn cắp bản quyền ở VTV: “Nạn nhân” và “thủ phạm” là một

Chương trình Táo quân của VTV bị chép lậu tràn lan.
Chương trình Táo quân của VTV bị chép lậu tràn lan.
(PLO) - Tình trạng vi phạm bản quyền càng trở nên lộn xộn khi VTV không chỉ là “nạn nhân” mà nhiều khi còn là “thủ phạm”. Hành vi xâm phạm quyền tác giả đang ngày càng lộng hành một cách trắng trợn gây thiệt hại nặng nề không chỉ về giá trị kinh tế mà còn là tinh thần của người sáng tạo ra tác phẩm.
VTV vừa là “nạn nhân”…
Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) nhiều lần kêu cứu về tình trạng các chương trình của nhà đài vi phạm bản quyền tác giả diễn ra dưới nhiều hình thức như: sao in đĩa lậu, trích đoạn, làm các tác phẩm tái sinh, cung cấp lên internet để thu phí hoặc thu quảng cáo. 
Đại diện VTV đã không ngại chỉ đích danh nhiều trang web như www.kenh14.vn, www.fptplay.net, www.megafun.vn, www.tv.zing.vn, www.nhaccuatui.com… phát các chương trình ăn khách của VTV trên mạng. Youtube phát lại phim “Những đứa con biệt động Sài Gòn” với lượng xem lên tới hơn 6 triệu, “The Voice Kid” bị tv.Zing phát lại với lượng người xem kỷ lục hơn 32 triệu. Chưa kể “Táo quân” bị sao chép lậu tràn lan trên mạng thu hút hàng triệu người xem “miễn phí”. 
Nếu tính vào lượng xem để tính ra số tiền những đơn vị này phải chi trả bản quyền thì con số này rất lớn, vậy suy ra số tiền mà nhà đài bị thiệt hại quả là khủng khiếp. Những đơn vị “xài chùa” được hưởng lợi lớn nhờ thu hút quảng cáo, trong khi VTV bị lấy cắp bản quyền, ảnh hưởng đến rating (lượng người xem) và lợi ích kinh tế đi kèm.
Ở Việt Nam, tình trạng vi phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực truyền hình, điện ảnh trên internet diễn ra một cách công khai và trắng trợn ở mức báo động. Theo đại diện của VTV, hàng năm nhà đài phải trả một số kinh phí rất lớn để mua bản quyền các chương trình truyền hình của nước ngoài, đồng thời phải trả thù lao, nhuận bút, tiền bản quyền các tác phẩm, ca khúc cho đội ngũ sáng tạo trong nước để sản xuất các chương trình.
Vừa là… “thủ phạm”
Tình trạng vi phạm bản quyền càng trở nên lộn xộn khi VTV không chỉ là “nạn nhân” mà nhiều khi còn là “thủ phạm”. Trong vài năm qua, VTV bị tố vi phạm bản quyền nhất là ở các chương trình gameshow. Ở mùa thứ nhất, “The Voice” “dính phốt” với ca khúc “Nơi tình yêu bắt đầu” qua phần thể hiện của Bùi Anh Tuấn bị tố “xài chùa”. Cả Bùi Anh Tuấn và Ban tổ chức đều không xin phép tác giả khi trình diễn ca khúc này trên sóng truyền hình. 
Ở mùa thứ 2, “The Voice” lại tiếp tục vi phạm bản quyền với ca khúc “Chạy mưa” và “Những ngày yêu như mơ”. Phản ứng tương tự Nguyễn Đình Thanh Tâm, Hải Yến Idol chia sẻ nỗi buồn của mình khi phải bỏ tiền bạc ra mua độc quyền hai ca khúc này, còn người khác thì sử dụng miễn phí và không một lời hỏi han. 
“Vietnam Idol 2013” bị tố “xài chùa” ca khúc “Nơi ấy bình yên” được độc quyền bởi ca sĩ Thảo Trang. Trước đó, cũng trong cuộc thi Vietnam Idol, thí sinh Uyên Linh sử dụng ca khúc “Đường cong” độc quyền của Thu Minh để dự thi dấy lên những lùm xùm về vấn đề tác quyền âm nhạc.
Uyên Linh "xài chùa" ca khúc Đường cong của Thu Minh.
Uyên Linh "xài chùa" ca khúc Đường cong của Thu Minh. 
Nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam nhiều lần than thở về việc không ít kênh truyền hình vi phạm bản quyền. Rất nhiều đơn vị truyền hình lấy lý do đang đàm phán với Trung tâm nên chưa trả tiền nhưng vẫn tiếp tục sử dụng tác phẩm. 
Ông Giám đốc Trung tâm chỉ đích danh: 66 kênh của VTV Cable, 235 kênh của SCTV, 119 kênh của HTVC... Một số đơn vị khác thì mới chỉ trả một phần nhỏ như: K-Plus chỉ trả tiền cho 1 chương trình là K+NS trên tổng số 89 kênh, Cáp Hà Nội chỉ trả cho 5 kênh tự sản xuất trên tổng số 95 kênh, VTC chỉ trả cho kênh VTC1 trên tổng số 120 kênh, MyTV chỉ mua 500 bài hát trên tổng số mấy chục nghìn bài sử dụng cho dịch vụ âm nhạc theo yêu cầu.
Rất nhiều ca khúc bị “lọt lưới” bởi theo nhạc sĩ Phó Đức Phương, khó khăn lớn trong việc trang bị những phần mềm, thiếu công cụ để giám sát tần suất sử dụng tác phẩm. Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc lớn nhất Việt Nam hiện nay vẫn đang dùng “công nghệ thủ công” là cử nhân viên trực tiếp ngồi xem các kênh truyền hình hàng ngày để ghi nhận những tác phẩm âm nhạc được sử dụng để phát sóng. “Cách làm này vừa mất công sức, thời gian, vừa có khả năng sai sót cao”- nhạc sĩ Phó Đức Phương than thở.
Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính đối với vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan chỉ đưa ra mức phạt cao nhất là 250 triệu đồng đối với cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức trong khi nhà sản xuất chương trình bị thiệt hại hàng tỉ, thậm chí hàng chục tỉ đồng khi bị “xài chùa”. Hành vi xâm phạm quyền tác giả đang ngày càng lộng hành một cách trắng trợn, gây thiệt hại nặng nề không chỉ về giá trị kinh tế mà còn là tinh thần của người sáng tạo ra tác phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ điêu khắc Cao Thanh Thà có duyên với các dự án nghệ thuật cộng đồng hướng tới bảo vệ môi trường biển. (Nguồn: NVCC)

Phiêu lưu trong thế giới nghệ thuật rùa biển

(PLVN) - Với tỷ lệ sống rất thấp 1/1000 của rùa biển, nghệ sĩ điêu khắc Cao Thanh Thà muốn thông qua hành trình phiêu lưu của rùa biển từ khi sinh ra đến khi được hòa mình vào đại dương, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và tỷ lệ 1/1000 cũng là cái tứ để Cao Thanh Thà chọn tạo ra 1001 rùa biển bằng gốm cho triển lãm nghệ thuật đầu tiên của mình.

Đọc thêm

Nỗ lực, bảo tồn, phát huy giá trị của Hồ Tây, Hà Nội

Bà Bùi Thị Lan Phương - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Hà Nội (ảnh T.D)
(PLVN) - Ngày 19/6/2024, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN quận Tây Hồ tổ chức cuộc gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí, truyền hình nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Cũng trong buổi lễ, lãnh đạo quận Tây Hồ đã thông tin về kết quả phát triển kinh tế - xã hội của quận 6 tháng đầu năm 2024 và “Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024”.

Định hình “căn cước văn hóa” cho di sản nghệ thuật chèo

Vở diễn “Như hạt mưa sa” thắng lớn tại Liên hoan Sân khấu các trường nghệ thuật của châu Á. (Ảnh: Trường ĐH SKĐA Hà Nội)
(PLVN) - Những làn điệu chèo cổ được người dân Đồng bằng Bắc Bộ lưu giữ như một nghệ thuật tiêu biểu, di sản văn hóa quý báu, lan tỏa, vang xa không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Hiện Việt Nam đang xúc tiến gửi hồ sơ trình UNESCO xét đưa nghệ thuật chèo vào danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

'Điểm chạm' văn hóa giữa ballet và văn hóa truyền thống

Thưởng thức nguyên bản kiệt tác Hồ Thiên Nga.
(PLVN) - Những năm gần đây, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam luôn sáng tạo và nỗ lực đưa nghệ thuật hàn lâm nói chung và ballet nói riêng đến gần hơn với công chúng Việt qua những vở diễn nguyên bản đỉnh cao hay sự kết hợp nghệ thuật hội họa truyền thống và sự kết nối giữa truyền thuyết dân gian Việt Nam với nghệ thuật ballet cổ điển thế giới.

'Tình lỡ' giữa dòng đời nghiệt ngã của nhạc sĩ Thanh Bình

Cố nhạc sĩ Thanh Bình và ca sĩ Ánh Tuyết. (Nguồn: HĐN)
(PLVN) - Nhắc đến nhạc sĩ Thanh Bình, có thể sẽ ít người nhớ đến tên tuổi của ông tuy nhiên nhắc đến bài hát “Tình lỡ” thì từ Nam ra Bắc, nhiều người vốn không lạ gì. Nổi tiếng là thế nhưng bài hát không mang lại nhiều danh tiếng, tiền bạc cho nam nhạc sĩ mà mang lại cho ông đường tình duyên buồn như tên gọi “Tình lỡ”.

“Cha để lại cho con” tôn vinh tình phụ tử

"Cha để lại cho con" đã thể hiện tấm lòng và sự dạy dỗ của người cha giúp con nên người ( ảnh T.Trung)
(PLVN) - “Công cha như núi Thái Sơn”, nhân Ngày của Cha (16/6), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã ra mắt ca khúc “Cha để lại cho con”. Ca khúc đã thể hiện tấm lòng và sự dạy dỗ của người cha giúp con nên người.

Phim 'Gia tài của ngoại' tạo cơn sốt tại Việt Nam

Phim 'Gia tài của ngoại' tạo cơn sốt tại Việt Nam
(PLVN) - Chính thức ra rạp từ ngày 7/6 cùng các suất chiếu đặc biệt từ tối 6/6, “Gia tài của ngoại” (How to Make Millions Before Grandma Dies) đã gây cơn sốt lớn tại rạp Việt, đồng thời nhận được rất nhiều sự quan tâm trên các nền tảng mạng xã hội Việt Nam.

Bolero, những vàng son kí ức

Một chương trình bolero trên truyền hình. (Ảnh: NL Duy)
(PLVN) - Chúng ta vẫn nghe dòng nhạc này từ mọi ngôi nhà, ngõ xóm, nhưng ít người biết nó xuất phát từ những giai điệu rộn ràng xứ Âu Mỹ. Bởi khi du nhập vào Việt Nam, bolero mang một màu sắc rất riêng, rất khác. Đó là dòng nhạc đi cùng với lịch sử, với văn hóa người Việt từ cận đại cho đến hiện đại, thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của Nhân dân.

Ca sĩ Thu Hường hát bằng sự chân thành

Thu Hường với giọng ca mộc mạc, tinh tế (ảnh PV)
(PLVN) - “Khi hát bất cứ dòng nhạc nào, tôi cũng đều hát bằng cả trái tim, bằng tâm huyết và sự say mê để mang lại những cảm xúc tích cực cho khán giả. Sự chân thành, mộc mạc và sự tinh tế trong cả cách xử lý ca khúc lẫn phong cách trình diễn chính là những yếu tố để chinh phục khán giả.” - ca sĩ Thu Hường chia sẻ.

“Việt Nam - Khát vọng vươn xa” - kỷ niệm 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc

“Việt Nam - Khát vọng vươn xa” - kỷ niệm 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (ảnh tổng duyệt chương trình của Trần Huấn).
(PLVN) - Vào 20h tối nay (ngày 5/6), chương trình nghệ thuật “Việt Nam - Khát vọng vươn xa” sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn hóa phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2024).

Sôi động các chương trình đồng hành cùng UEFA EURO 2024 trên TV360

“Đường tới EURO 2024" sẽ khám phá hành trình đầy ắp cảm xúc của 24 đội bóng trên con đường chinh phục vinh quang.
(PLVN) -  Thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa cho biết, trong thời gian diễn ra EURO 2024, TV360-  ứng dụng truyền hình do Tổng Công ty Viễn thông Viettel phát triển , sẽ sản xuất, phát sóng nhiều chương trình đồng hành, bản tin, nhật ký EURO... để phục vụ khán giả, người hâm mộ thể thao cả nước.

Lắng đọng “Tôi thương mẹ tôi”

Hình ảnh của mẹ qua bao năm tháng vất vả, hết lòng vì gia đình, các con (ảnh VH)
(PLVN) - Hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã giới thiệu tới người yêu nhạc ca khúc “Tôi thương mẹ tôi”. Qua giọng đầy cảm xúc của NSƯT Hoàng Tùng.