Truyền thông Chính sách

Đổi mới quy trình xây dựng văn bản: Rút ngắn thời gian đăng tải, lấy ý kiến

(PLVN) -Quy định quy trình xây dựng, ban hành nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ linh hoạt, rút ngắn thời gian đăng tải, thời gian lấy ý kiến…là những điểm đáng chú ý trong đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.

Quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quá cứng nhắc

Bộ Tư pháp cho biết, tính từ ngày 01/7/2016 đến ngày 31/12/2023, tổng số văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trình cơ quan có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền là 7.759 văn bản. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành 90.610 VBQPPL.

Chất lượng VBQPPL do Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trình và ban hành theo thẩm quyền ngày càng được nâng cao, nội dung bảo đảm tính hợp hiến, cơ bản bảo đảm tính hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tuy nhiên cũng theo Bộ Tư pháp, quy trình lập đề nghị xây dựng văn bản của Chính phủ, văn bản QPPL của địa phương có thủ tục rườm rà, phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ ban hành văn bản; quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quá cứng, không linh hoạt, không quy định trình tự, thủ tục rút gọn trong giai đoạn lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh nên chưa đáp ứng yêu cầu ban hành văn bản nhanh đúng với mục đích của thủ tục rút gọn, nhất là trong trường hợp cấp bách, đột xuất.

Do đó, đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp cho biết, sẽ quy định hợp lý hơn quy trình xây dựng chính sách theo hướng: Đối với Luật sửa đổi (thay thế luật cũ), pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm chính sách thì quy định bắt buộc quy trình 2 giai đoạn.

Đối với một số luật, nghị quyết (luật sửa đổi, bổ sung một số điều, các nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội) thì áp dụng quy trình vừa xây dựng chính sách, vừa soạn thảo. Đối với các luật, pháp lệnh, nghị quyết cần ban hành để đáp ứng yêu cầu cấp thiết phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vê tính mạng, tài sản của Nhân dân và các luật, pháp lệnh cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với các văn bản mới được ban hành hoặc để thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn.

Mở rộng các trường hợp được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn

Đối với quy trình xây dựng văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ sẽ quy định đơn giản hơn việc đề xuất xây dựng nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quy định hợp lý quy trình xây dựng, ban hành nghị định theo hướng bỏ quy trình hai giai đoạn, theo đó, Chính phủ đồng thời thông qua chính sách và thông qua dự thảo nghị định. Bổ sung quy định Chính phủ ban hành nghị định để thực hiện thí điểm các vấn đề thuộc thẩm quyền.

Đối với quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của địa phương, sẽ không quy định quy trình 2 giai đoạn đối với nghị quyết của HĐND cấp tỉnh. Quy định việc đánh giá tác động của chính sách đối với nghị quyết của HĐND cấp tỉnh theo hướng gọn hơn và thực hiện khi soạn thảo; bổ sung một số quy định còn thiếu về đánh giá tác động thủ tục hành chính đối với văn bản của chính quyền địa phương. Rút ngắn quy trình xây dựng ban hành nghị quyết: rút ngắn thời gian đăng tải, lấy ý kiến, không quy định bắt buộc lấy ý kiến của các cơ quan ở trung ương, thời gian thông qua và có hiệu lực sớm hơn,... Giao Thường trực HĐND cấp tỉnh quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc xây dựng nghị quyết, mở rộng các trường hợp được rút gọn.

Đồng thời, rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản của UBND cấp tỉnh. Đơn giản hóa hồ sơ xây dựng quyết định của UBND tỉnh như thủ tục đề nghị xây dựng quyết định đơn giản, không đánh giá tác động của chính sách… Quy trình thông qua quyết định của UBND tỉnh linh hoạt hơn bằng nhiều hình thức như qua các phiên họp, lấy ý kiến thành viên UBND… Ở cấp huyện, tiếp tục đơn giản hóa trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL của cấp huyện; nghiên cứu bổ sung các trường hợp ban hành VBQPPL cấp huyện phải có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Đối với trình tự, thủ tục rút gọn sẽ mở rộng các trường hợp được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là trường hợp cần xử lý các vấn đề phát sinh từ thực tiễn; trình tự, thủ tục rút gọn có thể được áp dụng ở bất kỳ khâu nào trong giai đoạn soạn thảo.

Đọc thêm

Thúc đẩy hợp tác về pháp luật và tư pháp Việt Nam - Liên bang Nga ở mức độ sâu sắc hơn

Thúc đẩy hợp tác về pháp luật và tư pháp Việt Nam - Liên bang Nga ở mức độ sâu sắc hơn
(PLVN) -Chiều ngày 20/6/2024, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin tới Việt Nam, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nga Konstantin Chuychenko đã trao đổi “Chương trình hợp tác giữa Bộ Tư pháp nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp Liên bang Nga giai đoạn 2024-2025” (Chương trình hợp tác 2024-2025).

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo pháp luật

Quang cảnh buổi nói chuyện.
(PLVN) -Sáng 20/6, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức trưng bày ảnh giới thiệu đất nước, con người Thụy Điển và nói chuyện chuyên đề với sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội giới thiệu về đào tạo pháp luật và kinh nghiệm du học pháp luật tại Thụy Điển.

Vĩnh Phúc: Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Ts. Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ truyền đạt tại hội nghị
(PLVN) - Mới đây, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, báo cáo viên pháp luật cấp huyện, công chức làm công tác pháp chế ở các sở, ban, ngành ở tỉnh, đại diện lãnh đạo UBND cấp huyện, cấp xã và Chánh thanh tra các huyện, thành phố.

Hội thảo tham vấn về rào cản trong tiếp cận và sử dụng trợ giúp pháp lý

Hội thảo tham vấn dự thảo báo cáo nghiên cứu các rào cản về tiếp cận và sử dụng TGPL của người dân
(PLVN) - Ngày 18/6, tại tỉnh Sơn La, Cục Trợ giúp pháp lý (TGPL) - Bộ Tư pháp đã tổ chức Chương trình hội thảo tham vấn dự thảo báo cáo nghiên cứu các rào cản về tiếp cận và sử dụng TGPL của người dân. Với sự tham dự của đại Trung tâm Trợ giúp pháp lý các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ.

Tọa đàm chào mừng kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng

Tọa đàm chào mừng kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng
(PLVN) - Chào mừng kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), hôm qua (18/06), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp đã phối hợp cùng Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức tạo đàm với 2 chuyên đề: Nâng cao nhận thức của đoàn viên thanh niên về các vấn đề an ninh đối ngoại và Văn hóa ứng xử trên không gian mạng.

An Giang: Nhiều mô hình hay, cách làm mới của Tư pháp Châu Phú

An Giang: Nhiều mô hình hay, cách làm mới của Tư pháp Châu Phú
(PLVN) -  Ngoài những công việc “truyền thống” được giao, Tư pháp Châu Phú (tỉnh An Giang) luôn nỗ lực hoàn thành những công việc được lãnh đạo địa phương giao. Từ đó khẳng định vị thế và tầm quan trọng của công tác tư pháp đối với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đặc biệt, ngành tư pháp Châu Phú luôn có cách làm hay, mô hình mới, nâng cao hiệu quả công tác.

T.P Hồ Chí Minh: Thi hành án dân sự tập trung giải quyết những vụ việc tồn đọng kéo dài

T.P Hồ Chí Minh: Thi hành án dân sự tập trung giải quyết những vụ việc tồn đọng kéo dài
(PLVN) -Sáng 18.6, Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân TP.HCM do đồng chí Phạm Quỳnh Anh, Trưởng Ban pháp chế Hội đồng nhân dân Thành phố làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với Cục THADS Thành phố về tình hình, kết quả hoạt động công tác THADS và công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực THADS trên địa bàn Thành phố.

Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra đăng ký bảo đảm tài sản đất đai tại TP Hồ Chí Minh

Hội nghị bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất diễn ra tại TP Hồ Chí Minh trong 2 ngày 17-18/6
(PLVN) -  Ngày 17/6/2024, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị “Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất” do Bộ Tư pháp phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng sự hỗ trợ của Tổ chức hợp tác quốc tế Đức tại Việt Nam (Dự án GIZ) tổ chức.

Ninh Bình đã phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc ghi nhận nhiều kết quả mà tỉnh Ninh Bình đạt được trong thời gian qua. (Ảnh: Đặng Phước)
(PLVN) - Trưởng Ban Nội chính Trung ương ghi nhận cơ cấu ngành kinh tế của Ninh Bình chuyển dịch theo hướng tích cực; phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn; chuyển đổi mô hình phát triển từ “nâu” sang “xanh”, phát triển kinh tế di sản...