Bài đố cực khó khi làm đình Sừng được các hiệp thợ xưa giải quyết như thế nào?

Đình Sừng hiện có 3 công trình cổ là bái đình, hậu cung và miếu thờ.
Đình Sừng hiện có 3 công trình cổ là bái đình, hậu cung và miếu thờ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo lời các bậc cao niên làng Quỳ Lăng (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An), hai nửa Đông - Tây của đình Sừng được làm bởi hai hiệp thợ khác nhau. Trong một thời gian nhất định, hai hiệp thợ phải giữ bí mật, không được trao đổi nhưng vào ngày dựng đình lại phải khít nhau tăm tắp. Đề bài “chơi khó” càng cho thấy tài năng của các nghệ nhân xưa. 

600 người cùng nhau dựng đình

Làng Quỳ Lăng xưa có tên gọi Kẻ Sừng. Trước mặt làng là một cánh đồng rộng lớn, sau là núi cao trùng điệp. Người đời cho rằng đây là một vùng đất không những thuận lợi cho việc phòng thủ trong chiến tranh, tiến có thể đánh, lui có thể giữ mà còn có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế. Chính nhờ lợi thế độc đáo đó mà vùng đất kẻ Sừng đã sớm trở thành nơi tụ tập dân cư, trở thành trung tâm của vùng Diễn Châu xưa.

Theo cuốn lịch sử huyện Yên Thành, năm Trinh Quán thứ nhất (627) đời Đường, Hoan Châu được chia thành Diễn Châu và Hoan Châu, lỵ sở của Diễn Châu đóng ở làng Kẻ Sừng, xã Qùy Lăng nay thuộc xã Lăng Thành. Sang thời độc lập, nhà Khúc (905-907), nhà Ngô (939-965) vùng Quỳ Lăng vẫn là trung tâm của Châu Diễn.

Mong muốn có một nơi để tổ chức các sinh hoạt cộng đồng, tháng 11/1583, nhân dân đã cùng nhau dựng một ngôi đình. Ngôi đình Sừng thuở ban đầu được làm bằng tranh tre, nứa lá, quanh đình có làng mạc, cây đa, bến nước, có con sông Sừng uốn khúc như dải lụa mềm chở nặng phù sa tắm mát cho ruộng đồng. Tới năm 1797, dân làng dựng thêm tòa hậu cung để làm nơi thờ phụng làng. Đình Sừng trong quá trình tồn tại và phát triển đã trải qua nhiều lần tu sửa lần lượt vào các năm: 1637, 1677, 1787, 1913 và đến năm 1929 đình được tu lý xây dựng lại to đẹp như hiện nay. 

Bái đình do 2 hiệp thợ khác nhau làm và được dựng bởi khoảng 600 người.
Bái đình do 2 hiệp thợ khác nhau làm và được dựng bởi khoảng 600 người. 

Theo đó, năm Đinh Mão 1927, nhân dân làng Quỳ Lăng khi có quyết định tu sửa đình thì đã cùng nhau chuẩn bị gỗ, tiền bạc và công sức. Gỗ lim được sử dụng phải là loại tốt nhất và to nhất trong các khu rừng của làng quỳ Lăng. Việc tìm gỗ được chia đều cho 11 giáp. Về tiền, làng đặt cho thợ 5 ngàn quan, khoản tiền này lấy từ nguồn thu bán chức sắc như hiệu xạ, thần tổ của Làng và tiền thu bổ theo đinh điền. Về ngói, làng tự lập ra tổ thợ mở lò dập theo một khuôn riêng và được nung nấu theo đúng tiêu chuẩn.

Sau 3 năm chuẩn bị, đến năm 1929, dưới sự chỉ đạo của đốc Hoàng Doãn Cù, quê ở Diễn Châu việc tôn tạo, xây dựng lại đình được khởi công. Ngày nay người dân Diễn Châu vẫn còn lưu truyền bài vè phản ánh không khí lao động sôi nổi của dân làng thuở đó: “Bấy giờ họp xã đinh, tiền/ Người bỏ vô điện, người bỏ vô đình/ Dưới trên ai nấy thuận tình/Trống đánh dập dình, reo hát cả ngày đêm/Ba năm kéo gỗ một miền/Đắp nền thuê thợ tức thì làm ngay”.

Đình Sừng khi đó được xây dựng với quy mô to lớn chưa từng có trong vùng và lẽ đương nhiên không thiếu những câu chuyện như huyền thoại quanh đình. Theo một số bậc cao niên ở xã Lăng Thành, đình Sừng khi đó được giao cho 2 hiệp thợ thi công, nửa đình phía Đông do thợ Diễn Châu đảm nhận, nửa phía Tây được giao cho hiệp thợ Yên Thành. Sau khi thống nhất khuôn mẫu và kích thước, hai bên tiến hành làm trong một thời gian theo quy định, nhưng phải giữ kín bí mật, không được trao đổi với nhau cho tới khi xong việc. 

Lúc dựng đình, làng đã phải huy động mỗi bên khoảng 300 người, dùng dây tre bện lại với nhau để kéo, khi có hiệu lệnh cả hai bên đều kéo vầy đình lên cùng một lúc. Mặc dù các phần đình chỉ được làm bằng phương pháp thủ công, nhưng khi dựng lên hai phần đình đều khít với nhau và các cột đình đều đứng ngay giữa hòn đá tảng. Điều này đã chứng minh cho tài nghệ của các nghệ nhân dân gian đất Việt. 

Trên bờ nóc, con xô và tường đốc của đình còn được đắp nổi hình đôi rồng chầu mặt nguyệt...
Trên bờ nóc, con xô và tường đốc của đình còn được đắp nổi hình  đôi rồng chầu mặt nguyệt...

Tác phẩm kiến trúc và nghệ thuật 

Đình Sừng được xây dựng theo kiến trúc thời Nguyễn với quy mô dài 24,7m; rộng 11,2m. Khung sườn nhà được làm bằng gỗ lim, kích thước lớn. Tòa đình có 6 vì được liên kết với nhau bởi đường thượng lương và có hệ thống giằng cột, xà dọc, xà ngang đóng khít tạo thành 5 gian rộng và 2 gian phụ ở đầu hồi văn. Mỗi vì có bốn cột, hai cột cái cao 5,63m, đường kính 0,42m; hai cột quân cao 4,33m, đường kính 0,4m. Toàn bộ tòa đình có 24 cột, tất cả đều có hình trụ tròn kê trên một chân tảng bằng đá thanh có kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc giống nhau. Các xà hạ, kẻ ở đình có kích thước lớn, được chạm trổ công phu.

Tất cả các bộ phận kiến trúc của đình như bờ nóc, con xô, xà… đều được các nghệ nhân trang trí vô cùng công phu bằng phương pháp điêu khắc và chạm trổ. Trang trí trên kiến trúc gỗ, đề tài được thể hiện ở đây cũng xoay quanh những mô típ quen thuộc như: “Tứ Linh”, “Tứ Quý” nhưng bằng sự bố trí các mảng một cách hài hòa cân đối, toát lên vẻ sinh động thu hút người xem.

Đình Sừng nổi bật với 4 bức cốn mê ở 4 góc của bái đình được chạm lộng tỷ mỷ, công phu hình ảnh "tứ linh": long, ly, quy, phượng.
Đình Sừng nổi bật với 4 bức cốn mê ở 4 góc của bái đình được chạm lộng tỷ mỷ, công phu hình ảnh "tứ linh": long, ly, quy, phượng. 

Điều đáng chú ý là 4 bức chạm trên 4 bức cốn mê ở 4 góc của tòa bái đình với cách bố trí đăng đối, cân xứng với nghệ thuật chạm lỗng tỷ mỷ, công phu mang tính điệu nghệ cao với 4 con vật linh thiêng: Long, Ly, Quy, Phượng được thể hiện vừa mảnh mai, uyển chuyển vừa mang tính nhân hóa cao.

Đặc biệt trên tất cả các kẻ của bái đình đều được chạm khắc hai mặt với đề tài xen kẽ như: “Phượng hàm thư”, “Cá chép hóa rồng, “Tùng lộc”, “Rồng chầu nguyệt” ... và hình tượng “Long vân” cũng là đề tài được thể hiện nhiều trên các xà, đầu dư, đuôi bẩy của đình với tài nghệ điêu khắc đã được cảm giác như đang thấy rồng ẩn hiện trong mây.

Trên bờ nóc, con xô và hai mảng tường bít đốc, bằng các chất liệu sẵn có tại địa phương như vôi vữa và mật mía được các nghệ nhân trộn lẫn để đắp các hình tượng Rồng chầu, Phượng múa bằng những mảng phù điêu sinh động. 

Dù đình được làm theo một mô típ đã định sẵn, nhưng bởi được làm từ 2 tốp thợ khác nhau nên nhiều mảng chạm trổ tuy cùng một đề tài, nhưng thần thái, cách thể hiện lại hoàn toàn khác nhau. Dù vậy tất cả đều toát lên tính nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền thống của một dân tộc, đó là: Thanh cao, tinh khiết, thủy chung, thuần hậu, kiên cường và tâm hồn hướng thiện, hướng thượng, hiếu mỹ, lạc quan, có một cuộc sống thanh bình.

* (Ảnh trong bài là của Báo Nghệ An) 

Ngày 12/8/1945, tại ngôi đình cổ quần chúng nhân dân Quỳ Lăng đã tập trung tổ chức cướp chính quyền từ tay phong kiến, đồng thời cũng là nơi tổ chức các cuộc vận động lớn như: Tuần lễ vàng, tuần lễ vũ khí, công phiếu kháng chiến, công phiếu Quốc Gia, là trường học, nơi chứa thóc cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong kháng chiến chống Mỹ có thời gian dài, đình là nơi đóng xưởng dệt của Quân khu 4. Ngày nay, đình là trung tâm diễn ra nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: tế thần, rước kiệu, hát ả đào, ca trù, hát chèo, vật cù lộ, là nơi tổ chức hội họp của của các tổ chức đoàn thể...

Hiện nay, đình Sừng nằm giữa một vùng đất rộng bằng phẳng, bốn bề là những cánh đồng rộng lớn, tuy hơi xa nhưng cảnh quan nơi đây vẫn thoáng đãng, mát mẻ. Nằm cách đình một quãng về phía Đông là sông Dinh, 1 đoạn trong hệ thống tưới tiêu Vách Bắc, phía Tây là làng mạc, chợ búa sầm uất nằm xen giữa những vườn đồi và rừng cổ thụ bạt ngàn. 

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.