Vui buồn quanh bức tượng vàng Oscar- (Kỳ 2): The King’s Speech gây tranh cãi khi đoạt giải “Phim hay nhất” năm 2011

Đạo diễn và diễn viên phim The King’s Speech nhận giải Oscar 2011.
Đạo diễn và diễn viên phim The King’s Speech nhận giải Oscar 2011.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thu về hơn 20 giải thưởng lớn nhỏ, nhưng bộ phim The King’s Speech vẫn làm khán giả, thậm chí nhiều nhà chuyên môn đặt dấu hỏi rằng giải thưởng Oscar dành cho Phim hay nhất tại Lễ trao giải Oscar năm 2011 có thực sự xứng đáng không?

* Kỳ 1: Vui buồn quanh bức tượng vàng Oscar: “Dở khóc dở cười” vì công bố nhầm giải Phim hay nhất

Giành được 4 giải Oscar danh giá 

Bộ phim The King’s Speech (tựa tiếng Việt: Diễn văn của nhà vua) nằm trong danh sách những bộ phim thắng giải Best Picture (Phim hay nhất) gây tranh cãi nhất mọi thời đại. The King’s Speech đã vướng phải chỉ trích khi vượt qua hàng loạt đối thủ nặng ký như Black Swan của đạo diễn Darren Aronofsky hay The Social Network của David Fincher để giành giải thưởng cao quý nhất tại Oscar lần thứ 83 năm 2011.

The King’s Speech là một bộ phim diễn sử do Anh sản xuất vào năm 2010, dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Tom Hooper, kịch bản bởi David Seidler, với sự tham gia diễn xuất của Colin Firth, Helena Bonham Carter, Geofrey Rush... Bộ phim là câu chuyện kể về Ngài Albert (do Colin Firth đóng), con trai của vua George V. Trong khi đọc diễn văn trước cuộc Triển lãm Đại Đế (Empire Exhibition) năm 1925 tại sân vận động Wembley, khán giả không thể nghe nổi một chữ nào của ông (lúc này là Hoàng tử Albert, Công tước York) bởi vì tật cà lăm và nhút nhát. 

Khuyết tật này khiến ngài Albert khổ sở vì bị hoàng gia chế nhạo, nhất là Vua cha. Hoàng đế George V (do Michael Gambon đóng) - vị quân vương đầu tiên của triều đình Anh quốc, gửi thông điệp chúc mừng lễ Giáng Sinh đến công chúng trên đài phát thanh năm 1925, cho rằng truyền thanh đòi hỏi các vị vua phải có tài như nghệ sĩ, ngụ ý ám chỉ ngài Albert cà lăm không bao giờ có thể làm Hoàng đế. Albert đã chữa tật nói lắp bằng cách hút thuốc để thông cổ, ngậm 7 viên bi đã khử trùng trong miệng, nhưng vẫn không có kết quả. 

Vợ của ông - nữ Công tước Elizabeth (Helena Bonham Carter), dưới tên giả là bà Johnson, đã đi tìm Lionel Logue (Geoffrey Rush), chuyên gia trị liệu thanh âm người Úc cư ngụ tại Luân Đôn, nhờ ông chữa bệnh cho chồng. Những bài học bất quy tắc, không theo đúng một quy luật nào và thái độ trịch thượng của Logue khiến ngài Albert tức giận. Logue gọi Albert là “Bertie”, tên một con vật nuôi của gia đình Albert, không cho ông hút thuốc, buộc ông độc thoại câu nói trong vở Hamlet “To be or not to be”, trong khi nghe nhạc kịch “Đám cưới Figaro” của Mozart, rồi ghi âm lại.

Sau đó, Hoàng tử Albert nghe lại bản thu âm của mình. Thật bất ngờ, trong bản thu, Hoàng tử nói rất trôi chảy kịch Shakespears. Ngài quyết định đến gặp bác sĩ Logue một lần nữa. Tại nhà mình, Logue đã giúp Albert tập thở và tập thư giãn cơ, song vẫn cố gắng tìm ra nguyên nhân chính xác của tật nói lắp.

Lúc đầu, Hoàng tử còn ngại ngần, nhưng sau đó tình bạn thân thiết giữa Albert và Logue nảy nở, giúp Hoàng tử thổ lộ những ký ức không mấy hạnh phúc của tuổi thơ gây ra tật cà lăm của ông, như sự lạnh lùng của người cha, bị ép chuyển từ thuận tay trái sang tay phải, bị đánh do chân không đứng thẳng, bị ép phải niềng răng khi mới 3 tuổi, bị vú em đánh đập và lấy bớt phần ăn mà không ai biết... 

Logue đã giúp Albert có tiếng nói của riêng ông như ông ao ước, khích lệ Albert tập đọc bằng giọng bình thường, tự tin. Logue khẳng định Albert có thể làm vua. Điều này khiến Albert nổi giận, cho rằng Logue chế nhạo ông, cắt đứt tình bạn với Logue. Cho đến khi Albert bất ngờ lên ngôi, trở thành vua George VI của Anh quốc, lúc anh trai ông là vua Edward VIII (Guy Pearce) thoái vị. Quốc vương George VI lúc này thật sự cần đến Logue, đã đích thân xin lỗi, mong được ông trợ giúp. Về sau, Logue luôn sát cánh bên vua George VI và họ là bạn thân cho đến hết cuộc đời.

Các thước phim cơ bản được quay ở Anh trong khoảng từ tháng 11/2009 đến tháng 1/2010. Công chiếu tại Anh vào ngày 7/1/2011, bộ phim là một thành công lớn cả về doanh thu lẫn phê bình. Từ 15 triệu USD kinh phí, nó thu về hơn 400 triệu USD doanh thu trên toàn thế giới. Bộ phim đã nhận được nhiều đề cử và giải thưởng, tiêu biểu có giải Quả cầu vàng cho Nam diễn viên điện ảnh xuất sắc nhất – kịch (Colin Firth) và 4 giải Oscar cho Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất (Hooper), Diễn viên chính xuất sắc nhất (Firth), Kịch bản gốc xuất sắc nhất (Seidler).

Đạt giải vì nặng tính chính trị?

Tại Oscar 2011, có lẽ không có bộ phim nào có sự “lên xuống thất thường” như The King’s Speech. Vốn tạo được dư luận tốt từ khi được công chiếu tại Anh, bộ phim nói về nhà vua King George VI này đã được coi là một ứng cử viên sáng giá tại Giải thưởng của Viện Hàn lâm Hoa Kỳ. Thế nhưng, sự nổi lên bất ngờ của The Social Network (tựa tiếng Việt: Mạng xã hội), bộ phim của đạo diễn kỳ tài David Fincher, đã khiến lu mờ cơ hội chiến thắng của The King’s Speech. Tuy thế, trong đêm trao giải Oscar lần thứ 83, bộ phim Anh lại thu hút mọi ánh sáng mà trước đây tưởng chừng là của The Social Network.

Bộ phim tái hiện tiểu sử của vua Geogre VI cùng lối kể chuyện đơn giản. Đó cũng là một trong những lý do chính khiến nhiều khán giả cho rằng chiến thắng của The King’s Speech trước The Social Network và Black Swan chưa thật sự thuyết phục.

Trong khi đó, đối thủ nặng ký nhất là The Social Network thì thu nhận được ý kiến tốt cả từ giới chuyên môn lẫn giới phê bình. Sự hoàn thiện và việc gặt hái quá nhiều giải thưởng “tiền Oscar” của The Social Network (bao gồm 4 giải Quả Cầu Vàng) là rào cản chính của tất cả những bộ phim khác.

Không những thế, bộ phim The Social Network còn đem tới nhiều lớp ý nghĩa ngầm ẩn sâu xa về mối quan hệ giữa người với người trong thời đại công nghệ thông tin, khi những quan hệ ảo làm nhiều người đánh mất những giá trị thật ở quanh mình. Nhiều khán giả băn khoăn, phải chăng câu chuyện về những mối quan hệ sa ngã của tuổi trẻ không thuyết phục bằng bài diễn thuyết giàu ý nghĩa nhưng nặng về ý nghĩa chính trị của The King’s Speech?

Tuy nhiên, phải nhìn thấy sự diễn tả đầy kích động, căm phẫn, sợ hãi của Colin Firth khi hóa thân là ngài Albert cà lăm, và khi là vua George VI tự tin, uy nghi nghiêm cẩn đọc diễn văn trước công chúng hay trên đài phát thanh; cũng như phải theo dõi Lionel Logue, một bác sĩ trầm tĩnh kiên định, thẳng thắn của ông khi uốn nắn người bệnh thuộc hàng con vua cháu chúa vào nền nếp, khán giả mới hiểu tại sao The King’s Speech lại được chọn là phim hay. 

Lý do chiến thắng của The King’s Speech nằm trong thông điệp của bộ phim: chỉ cần có ý chí, có tình thương của gia đình, có sự ủng hộ của tình bạn trung thực, người ta có thể thay đổi vận mệnh của mình và cả dân tộc. Nếu không có nghị lực phi thường, Albert cà lăm không thể trở thành vua George VI, vị vua phải lèo lái Anh Quốc trong hoàn cảnh lịch sử ngặt nghèo của thế chiến thứ hai.

Nếu không có Logue, lịch sử Anh Quốc cũng chưa chắc đã có tiếng nói của quốc vương George VI. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nếu không có sự yêu thương kính trọng chồng của nữ công tước Elizabeth, có lẽ cũng không có một vị vua George VI đầy tình cảm.

Vì vậy, ngoài phần nội dung sâu sắc trên, nhiều ý kiến cho rằng bộ phim này chiến thắng ở Oscar là do có phần phản chiến, chống lại Hitler. Từ đó, nhiều người cho rằng Oscar năm 2011 nặng tính chính trị và mang tính chất dàn xếp nhiều hơn. Đây cũng chính là lý do khiến đạo diễn trẻ tuổi Tom Hooper chiến thắng giải Đạo diễn xuất sắc nhất, vượt qua các “cây đa, cây đề” như David Fincher, Darren Aronofsky, anh em nhà Coen.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.