Thưa ông, việc VN tham gia TPP và AEC đã mang đến rất nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tài chính, vậy ông có thể chia sẻ kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nhà nước VN nói riêng và các ngân hàng thương mại của VN nói chung?
- Khi VN gia nhập TPP, có rất nhiều bài học được rút ra từ các thỏa thuận đa phương trước đây như APAC và nhiều hiệp định đa phương khác đã được thực hiện trong 30 năm qua.
Điều quan trọng nhất của việc đưa ra thỏa thuận này và cho phép thỏa thuận tiếp cận đến các tổ chức tài chính nước ngoài là khi vốn nước ngoài chảy vào một quốc gia, quốc gia đó cần phải có khả năng chứa và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Nói cách khác, nó không chỉ là tự do với các tổ chức nước ngoài, cho phép tiếp cận đến đất nước của bạn, mà còn các tổ chức trong nước của bạn cũng đã sẵn sàng tận dụng lợi thế của sự phát triển này. GDP/vốn rất quan trọng, đó là các nguồn tài nguyên cá nhân và năng lực sản xuất của cá nhân, cơ cấu thể chế như thị trường, hệ thống ngân hàng, khả năng để tạo ra tín dụng và quản lý được tất cả các cơ sở hạ tầng rất quan trọng để được hưởng lợi từ một cái gì đó giống như TPP.
Tại hội thảo lần này có rất nhiều chủ đề, vậy chủ đề nào ông quan tâm nhất? Ông chia sẻ kinh nghiệm gì đối với các ngân hàng của VN?
- Hội nghị quốc tế này bao gồm một số khía cạnh khác nhau của các cơ sở hạ tầng ngân hàng. Một trong những khía cạnh đầu tiên và quan trọng nhất là dòng chảy thương mại, dòng vốn và cần phải được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng thanh toán. Đặc biệt là đồng VN trở nên ổn định và dòng chảy thương mại trở nên quan trọng hơn và vai trò của VN, dù trong điều kiện là đất nước tiêu thụ hay đất nước sản xuất vẫn tiếp tục phát triển dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng mới.
Một mặt, bạn có thể nói hệ thống ngân hàng tại VN không có cơ sở hạ tầng tốt, nhưng mặt khác, ngân hàng VN lại có những thứ như công nghệ tài chính, công nghệ di động và công nghệ 5G. Tất cả tạo cơ hội cho các ngân hàng VN tiếp cận và xây dựng khả năng tiếp cận đến các khách hàng cuối cùng của nền kinh tế, theo cách mà quá khứ không thể làm được. Mặt khác, hệ thống bán buôn có thể kết nối và trở thành một phần của môi trường quốc tế.
Điều này rất quan trọng bởi vì VN có rất nhiều áp lực để mở cửa nền kinh tế và trở thành một phần của nền kinh tế khu vực. Vì hiện tượng khu vực hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ. Nhiều ngân hàng ở các nước khác quan tâm đến VN vì quy mô của nền kinh tế và quy mô dân số. Nhưng hiện nay, công nghệ các ngân hàng VN có thể chịu được sự cạnh tranh, đồng thời cung cấp các dịch vụ tương tự cho người dân VN mà trước đây chỉ có thể được cung cấp bởi các ngân hàng có vốn ban đầu tốt hơn hoặc cơ sở hạ tầng tốt hơn.
Xin cám ơn ông!