Vai trò của thi hành án dân sự qua lăng kính của các học giả quốc tế

Vai trò của thi hành án dân sự qua lăng kính của các học giả quốc tế
(PLO) - Hòa chung với dòng chảy thời gian của nhân loại tiến bộ, lĩnh vực thi hành án dân sự ở Việt Nam đã gắn bó với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc. Năm 2017 là năm thứ năm kỷ niệm ngày truyền thống Thi hành án dân sự sau chặng đường 71 năm chuyển mình và phát triển.

Mỗi lần đến ngày 19 tháng 7 hàng năm, Đảng, Nhà nước và nhân dân, đặc biệt là đội ngũ Chấp hành viên, Thẩm tra viên và công chức, người lao động trong lĩnh vực thi hành án dân sự, hành chính lại nô nức hướng tới ngày truyền thống. Để thấy rõ hơn ý nghĩa của công tác thi hành án dân sự trong nước, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số nhìn nhận, đánh giá của các học giả quốc tế về vai trò của thi hành án dân sự.

Bàn về vai trò của thi hành án dân sự trong một nhà nước pháp quyền, bà Francoise Andrieux, Tổng thư ký Hiệp hội Cán bộ Tư pháp Quốc tế, tại hội nghị: “Thi hành Quyết định của Tòa án trong thế giới Pháp ngữ” được tổ chức tại Paris, Pháp năm 2012 đã cho rằng, công lý chỉ có ý nghĩa khi và chỉ khi quyết định của Tòa án được thi hành.

Nguyên tắc bảo đảm an toàn của Luật pháp và bảo đảm hiệu lực điều chỉnh của nó trên thực tế trong một nhà nước thượng tôn pháp luật đã chỉ ra rằng cần có sự phân định giữa quyền lực của Thẩm phán với tư cách là người thực hiện việc xét xử với quyền lực của Cán bộ Thi hành án, với tư cách là người bảo đảm thực hiện Quyết định của Tòa án.

Nội hàm các khái niệm nguyên tắc Pháp luật và sự an toàn của Pháp lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho hệ thống pháp luật do mình ban hành, nhưng Cán bộ Thi hành án lại giữ vị trí trung tâm. 

Đề cập đến vai trò của thi hành án dân sự trong việc bảo vệ quyền con người và quyền cơ bản của công dân cũng như mối quan hệ giữa pháp luật thi hành án dân sự với Hiến pháp, và với Pháp luật Quốc tế, năm 1996 Giáo sư Luật học Konstantinos D. Kerameus khi đó là Chủ tịch Hiệp hội Hợp tác Khoa học của Bỉ trong cuốn sách:

“Bối cảnh quốc tế về công tác thi hành án dân sự”, Nhà xuất bản Martinus Nijhoff phát hành năm 1997, đã vui mừng chỉ ra rằng các nhà nghiên cứu pháp luật thi hành án dân sự trên thế giới đã nhận thức được vai trò ngày càng quan trọng của công tác thi hành án dân sự cũng như mối quan hệ và đóng góp của nó đối với sự phát triển của pháp luật quốc tế và nền kinh tế quốc tế.

Sự tương tác qua lại giữa công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế với pháp luật về thi hành án dân sự ngày càng chặt chẽ và cùng hướng tới nhiều mục đích điều chỉnh chung, đặc biệt là những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc bảo vệ quyền con người và những quyền cơ bản của công dân.

Yêu cầu của pháp luật quốc tế và pháp luật khu vực Châu âu ngày càng cao hơn trong việc khuyến khích các quốc gia thông qua hệ thống pháp luật thi hành án dân sự hiệu quả để bảo vệ quyền con người và những quyền cơ bản của công dân.

Ví dụ, Hội đồng Bộ trưởng các quốc gia thành viên của Hội đồng Châu âu đã nhấn mạnh rằng việc thi hành bản án của Tòa án cũng là một phần quan trọng và cần thiết của quyền cơ bản của con người, đó là quyền được xét xử công bằng trong một thời gian hợp lý phù hợp với Điều 6 của Công ước Châu âu về quyền con người.

Theo nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sỹ Burkhard Hess, Trường đại học Heidelberg, Cộng hòa liên bang Đức thì kể từ năm 1997, Tòa án nhân quyền Châu âu đã áp dụng Điều 6 không chỉ trong quá trình xét xử mà còn với cả quy trình, thủ tục thi hành án dân sự.

Yêu cầu của Điều 6 có ngụ ý rằng người được thi hành án (người khởi kiện) không những có quyền yêu cầu Tòa án xét xử công bằng trong một thời gian hợp lý mà còn có quyền yêu cầu khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua việc thi hành án hiệu quả trong một thời gian hợp lý nhằm thỏa mãn yêu cầu của người được thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án.

Tất cả các quốc gia thành viên Châu âu, theo quy định bắt buộc của Công ước Châu âu về nhân quyền phải quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia của mình một hệ thống tổ chức thi hành án và thủ tục thi hành án dân sự hiệu quả và công bằng.

Nói về vai trò của thi hành án dân sự trong bối cảnh cải cách tư pháp đối với yêu cầu phát triển kinh tế ở Châu âu, bà Viviane Reding - Phó Chủ tịch Ủy ban Châu âu cho rằng:

“Một hệ thống tư pháp hiệu quả và độc lập là một yếu tố then chốt để một quốc gia có thể thu hút đầu tư và kinh doanh. Đó là lý do vì sao một quyết định tư pháp được thi hành kịp thời, hiệu quả lại trở nên quan trọng và cũng là lý do mà yêu cầu cải cách nền tư pháp ở mỗi quốc gia thành viên Châu âu được coi là một trong những yêu cầu quan trọng bắt buộc trong chiến lược phát triển kinh tế của Châu âu”. 

Quan điểm này cũng là một trong những gợi mở nhằm tiếp tục hoàn thiện chủ trương, đường lối phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới. Nhận thức về mối quan hệ giữa hiệu quả công tác thi hành án dân sự với việc xây dựng thành công nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, ngày 03 tháng 06 năm 2017, Ban Chấp hành Trung ương đã có Nghị quyết số 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó đã khẳng định phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, tăng cường tính độc lập của hệ thống tư pháp các cấp trong xét xử, thi hành án dân sự, kinh tế.

Hy vọng những chia sẻ về vai trò và ý nghĩa của thi hành án dân sự qua góc nhìn của các học giả quốc tế sẽ cho chúng ta thêm động lực và niềm tin để không ngừng nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, qua đó đưa lĩnh vực thi hành án dân sự Việt Nam xích lại gần hơn với thông lệ thi hành án dân sự trên thế giới./. 

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?