Thi hành án dân sự không ngừng lớn mạnh

Tổng cục trưởng Hoàng Sỹ Thành
Tổng cục trưởng Hoàng Sỹ Thành
(PLO) - 71 năm xây dựng và trưởng thành, mặc dù còn nhiều khó khăn, thử thách song nhìn lại chặng đường đã qua, các thế hệ những người làm công tác thi hành án dân sự (THADS) tự hào vì những thành tựu vẻ vang đã đạt được. Kỷ niệm ngày truyền thống cũng là dịp cùng ôn lại truyền thống vẻ vang THADS để tiếp tục nỗ lực, cống hiến, đưa hệ thống thi hành án ngày càng phát triển, xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Nhiều giải pháp đột phá 

Bằng nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, công tác THADS ngày càng có bước chuyển biến quan trọng, kết quả THADS ngày càng cao, năm sau cao hơn năm trước và có xu hướng bền vững, cơ bản đều đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Giai đoạn 2011-2015, toàn hệ thống đã thi hành xong 2 triệu 333 ngàn 329 việc, tương ứng về giá trị là 131 ngàn 326 tỷ đồng, đạt tỷ lệ trung bình là 88% về việc và 76% về tiền; riêng năm 2015 đã tổ chức thi hành xong 533.985 việc, đạt tỷ lệ 89,09% và đã giải quyết xong trên 42.819 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 76% về tiền. 

Đặc biệt, năm 2016 là năm đầu tiên hệ thống THADS đạt được 4 chỉ tiêu quan trọng Quốc hội giao; so với chỉ tiêu, nhiệm vụ Bộ Tư pháp giao năm 2016, Hệ thống THADS đã vượt chỉ tiêu cả về việc (8,53%) và về tiền (3,74%) với tổng số việc thi hành xong là 530.428 việc; số tiền là hơn 29.097 tỷ 865 triệu đồng. Số án chuyển kỳ sau được kéo giảm đáng kể so với năm 2015 (giảm 14,66% về việc và 19,05% về tiền).

Công tác phân loại án có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành; tỷ lệ án có điều kiện thi hành trên tổng số phải thi hành năm 2016 ngày càng chính xác hơn và đạt khá cao (82,25% về việc và 64,55% về tiền), cao hơn so với các năm trước. 06 tháng đầu năm 2017 kết quả THADS đạt cao hơn so với cùng kỳ năm 2016 cả về việc và về tiền (tăng 2,2% về việc và 9,86% về tiền), các mặt công tác đã được triển khai tương đối toàn diện, đồng bộ, hiệu quả. 

Một trong những giải pháp đột phá được ngành Tư pháp thực hiện là đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành. Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp đã quan tâm sâu sắc, chỉ đạo quyết liệt đối với toàn hệ thống, lãnh đạo Tổng cục THADS cũng tăng cường các chuyến đi về cơ sở, kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn cho địa phương; đồng thời chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật và củng cố, kiện toàn về công tác cán bộ, tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với những địa bàn có nhiều án hoặc còn nhiều hạn chế, kết quả thi hành án đạt thấp. Toàn ngành đã tập trung chỉ đạo sâu sát, quyết liệt đối với những vụ án lớn, những vụ việc liên quan đến thu hồi tài sản cho Nhà nước trong các vụ án tham nhũng. Đặc biệt, sự phối hợp với các bộ, ngành liên quan, với cấp ủy, chính quyền địa phương được tăng cường. 

Bản thân các cơ quan THADS cũng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để công tác THADS đạt kết quả cao nhất. Đặc biệt ở các địa phương lớn, lượng án nhiều, phức tạp đã mạnh dạn áp dụng những giải pháp sáng tạo, đột phá để nâng cao tỷ lệ THADS về việc, về tiền, đảm bảo các chỉ tiêu khác được giao. 

Thể chế về THADS tiếp tục được hoàn thiện 

Công tác xây dựng thể chế được quan tâm, năm 2017, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai Luật THADS (sửa đổi, bổ sung năm 2014) về cơ bản đã được hoàn thiện. Bộ Tư pháp đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 về tăng cường công tác THADS. Chỉ thị nêu rõ Hệ thống THADS cần quyết liệt đổi mới, trong đó, đặc biệt quan tâm đến những đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém. Thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chấp hành viên đảm bảo phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp. 

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự. Thực hiện tốt phương châm “hướng về cơ sở”; kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, đặc biệt là các vụ việc trọng điểm, giá trị lớn, phức tạp; các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng và các vụ án về tham nhũng; chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế giao tài sản cho người mua trúng đấu giá. 

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra theo thẩm quyền, kịp thời phát hiện, khắc phục và hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm, nhất là vi phạm trong kê biên, xử lý tài sản để thi hành án. Xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật. 

Thực hiện Chỉ thị nêu trên, Bộ Tư pháp đã có Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện. Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác THADS, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Tổng cục THADS đã có văn bản yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trưởng Cục THADS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các công việc liên quan. Trên cơ sở này, nhiều địa phương đã ban hành chỉ thị tăng cường công tác THADS, góp phần đưa công tác THADS ngày càng nền nếp, hiệu quả. 

Kiện toàn tổ chức, bộ máy 

Hệ thống THADS trưởng thành, vững mạnh không thể không nói đến việc kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy. Số liệu 6 tháng đầu năm cho thấy, toàn Hệ thống đã thực hiện 9.463/9.657 biên chế (Tổng cục 142/170 biên chế, các cơ quan THADS địa phương 9.321/9.477 biên chế). 

Về đội ngũ công chức lãnh đạo, tại Tổng cục có Tổng cục trưởng, 04 Phó Tổng cục trưởng và 31 lãnh đạo cấp Vụ; tại địa phương, có 61/63 Cục trưởng, 02 Quyền Cục trưởng và 140 Phó Cục trưởng; 685 Chi cục trưởng, 25 đơn vị chưa có Chi cục trưởng. 

Đội ngũ công chức giữ chức danh tư pháp gồm 3.924 chấp hành viên; 691 thẩm tra viên; 1.814 thư ký. Công tác đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh tiếp tục được chú trọng. Công tác luân chuyển, quy hoạch được thực hiện tốt; kỷ luật, kỷ cương công vụ được tăng cường; quan hệ phối hợp với các bộ, ban, ngành và các cấp ủy, chính quyền địa phương ngày càng chặt chẽ và đi vào thực chất; cơ sở vật chất, nhất là trụ sở, kho vật chứng được quan tâm đầu tư, xây dựng. 

Để tạo thuận lợi cho người dân, năm 2016, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Tổng cục THADS tiến hành rà soát và công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực THADS, thực hiện thí điểm cơ chế một cửa đối với một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực THADS; triển khai thực hiện thí điểm hỗ trợ trực tuyến yêu cầu thi hành án mức độ 2 tại các cơ quan THADS địa phương nhằm tạo sự công khai, minh bạch, nêu cao tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đến nay việc hỗ trợ trực tuyến yêu cầu thi hành án đã được triển khai trên phạm vi cả nước. 

Với những kết quả đạt được, hệ thống THADS đã và đang góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và kinh tế - xã hội của từng địa phương nói riêng, đồng thời khẳng định tính đúng đắn trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với công tác THADS thời gian qua. 

Ghi nhận và tin tưởng những thành tựu đạt được của hệ thống THADS, Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc hệ thống THADS. Tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống, hệ thống THADS vinh dự và tự hào đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và nhân dân trao tặng cho hệ thống THADS. 

Nhìn lại chặng đường vẻ vang, những người làm công tác THADS có thêm động lực để phấn đấu, nỗ lực hơn vì sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống.

Tin cùng chuyên mục

PGS. TS Đinh Dũng Sỹ: "Làm luật không nên quá xúc động. Làm luật cũng không nên quá nóng vội"

longformTư duy lập pháp ở Việt Nam - thực tiễn và yêu cầu đổi mới

(PLVN) - Về đổi mới tư duy lập pháp, trong mấy năm gần đây chúng tôi đã có một số bài viết liên quan đến chủ đề này.Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin tiếp tục hệ thống và phát triển một bước những nhận thức và quan điểm của cá nhân về đổi mới tư duy lập pháp trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Đọc thêm

Quyết tâm đổi mới tư duy trong xây dựng luật

Quyết tâm đổi mới tư duy trong xây dựng luật
(PLVN) - Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu, là nguyện vọng và sự lựa chọn của Nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố then chốt để bảo đảm tính Đảng, tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng và vận hành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
(PLVN) -Thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và Đề án về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 năm 2024, chiều ngày 04/11/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26/4/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất tại Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đồng chí Phùng Huy Thọ - Đấu giá viên, phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc điều hành cuộc bán đấu giá
(PLVN) - Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TNMT ngày 18/9/2024 của Phòng Tài nguyên và Môi Trường về việc phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện đấu giá QSD đất đối với 05 thửa đất thuộc dự án: Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên; Hợp đồng dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất số 24/2024/HĐ-DVĐGQSDĐ ngày 23/9/2024 ký giữa Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc với Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Vĩnh Yên. Vừa qua, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức bán đấu giá thành công 5/5 ô đất với tổng giá khởi điểm là 17.316.000.000 đồng.

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai
(PLVN) -  Ngày 4/11/2024, tại Trường THCS Bắc Cường, Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai đã tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Phiên tòa có sự tham dự của cán bộ, giáo viên và hơn 400 học sinh trường THCS Bắc Cường, thành phố Lào Cai.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.