[Truyện ngắn] Rừng tái sinh

[Truyện ngắn] Rừng tái sinh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ông đưa bàn tay run run đặt vào bờ vai đầy đặn, nham nhở những mụn vá của người đàn bà, định an ủi một câu gì đó. Hình như chỉ chờ có thế,....

Ông làm trạm trưởng kiểm lâm đã trên hai mươi năm. Tròn sáu mươi tuổi. Mấy hôm nữa ông cầm sổ hưu.

Về hưu, điều làm ông vui nhất không phải là hàng chục tấm bằng khen, giấy khen được ông cất kỹ trong cái hòm gỗ kê ở đầu giường, mà chính bởi hơn hai mươi năm trên cương vị trạm trưởng ông đã thu về cho Nhà nước hàng vạn khối gỗ, ngăn chặn nạn phá rừng một cách đáng kể.

Đồng nghiệp khâm phục ông. Cấp trên tin tưởng ông. Suốt bao năm ông là tiêu điểm của ống kính các nhà báo. Nhưng với người dân phố huyện này thì sự kiện khó quên nhất lại chính là cái lần “đụng độ’’ giữa ông và một chức sắc tầm cỡ hàng đầu huyện vốn khét tiếng quyền uy.

Hôm ấy, chiếc ô tô tải đỗ xịch ngay cửa trạm. Vị chức sắc tụt từ trên xe xuống, vừa bước vào trạm vừa cười nói hỉ hả:

- Các đồng chí vui vẻ, khỏe mạnh cả chứ?

Thấy lãnh đạo đến trạm, ai nấy rất cảm động.

Ai ngờ lát sau, lãnh đạo quay sang trạm trưởng:

- Chẳng giấu gì ông, trên xe kia có chục hộp gỗ lát của bệnh viện huyện. Tháng trước, vào nằm bệnh viện thấy trang bị văn phòng bệnh viện úi xùi quá nên tớ đã đồng ý cho họ chuyển số gỗ này để đóng bàn ghế. Hoàn toàn là việc chung chứ không có chuyện riêng tư. Không tin ông cứ kiểm tra cụ thể. Ông thông cảm mở ba-ri-e cho họ đi.

Sau một hồi gõ gõ tay xuống mặt bàn, trưởng trạm dứt khoát:

- Báo cáo với đồng chí, không thể được. Gỗ lát thuộc nhóm cấm khai thác.

Lãnh đạo sửng sốt. Sửng sốt là vì từ ngày lên ngồi một trong những ghế đầu huyện đến giờ ông chưa gặp một trường hợp nào dám trái ý như thế này. Ông xẵng giọng:

- Nhưng tôi đã bảo rồi! Gỗ này không sử dụng vào việc riêng!

- Xin đồng chí thông cảm. Dù thế nào thì cũng mong đồng chí hiểu cho đây là pháp lệnh. Đã là gỗ cấm thì buộc phải thu hồi và báo cáo lên Chi cục. Việc đóng bàn ghế cho bệnh viện là cần thiết. Để khi nào có điều kiện chúng tôi sẽ thanh lý cho các đồng chí một lượng gỗ nhóm thấp hơn.

Lãnh đạo mặt đỏ găng:

- Ông nên nhớ, trách nhiệm xã hội của tôi còn lớn hơn ông nhiều!

- Đúng vậy ạ. Nhưng thưa đồng chí, không ai có thể lớn hơn pháp luật!

Sau vụ ấy, có người bảo ông trứng chọi đá thế là dại. Ngược lại, nhiều người hoan nghênh ông, cho rằng ông làm như vậy nhân dân sẽ tin tưởng vào sự nghiêm minh của pháp luật, chứ không phải như người ta vẫn nghĩ: Luật pháp chỉ để áp dụng cho dân. Chẳng biết khôn dại thế nào nhưng từ đó, lượng gỗ phi pháp trong huyện bớt hẳn đi. Tiếng đồn ông trạm trưởng dám cho “quan” huyện “đo ván” lan nhanh làm bọn “lâm tặc” càng kiềng mặt.

Hành động của ông vào thời điểm ấy, lại ở cái huyện miền núi biệt lập như một vương quốc nhỏ này thì có thể xếp vào một hành động anh hùng.

A-sin cũng có chỗ yếu là cái gót chân thì lẽ nào một trạm trưởng, dù là một trạm trưởng anh hùng lại không có sai lầm? Đúng thế! Xét trên góc độ nào đó ông đã từng mắc lỗi.

Hôm ấy vào một buổi chiều. Cậu Bách, một chiến sĩ kiểm lâm của trạm dẫn đến bàn làm việc của ông một người đàn bà với gánh măng lặc lè trên vai. Thấy ông, người đàn bà kêu như tế sao:

- Xin bác thương cho, chứ nhà em túng bấn lắm. Chồng em mất sớm, lại phải nuôi mẹ già. Đói khát quanh năm bác ơi. Bác thương thì em được nhờ. Bác bắt thì em trắng tay, lấy gì nuôi mẹ già.

Người đàn bà khóc lóc thảm thiết đến nỗi nước mắt thấm ướt chiếc vai áo vá chằng vá đụp.

Ông đang định quát phủ đầu để “lập nghiêm” thì lời kêu than của người đàn bà làm ông mủi lòng. Ông đã từng nghe quá quen tai những lời bẻm mép kêu xin của những kẻ vi phạm. Nhưng không hiểu sao, ông thấy tin ngay người đàn bà tội nghiệp này. Ông làm găng lấy lệ:

- Đưa gánh măng vào kho kia! Giải quyết sau!

Người đàn bà tần ngần:

- Em xin chấp hành ngay ạ. Nhưng bác ơi, xin bác cho em ngủ nhờ ở trạm đêm nay. Nhà em cách đây hơn năm chục cây số. Trời lại sắp tối mất rồi.

- Cũng được, sang nhà bếp bảo cấp dưỡng làm thêm suất cơm. Cứ bảo lệnh của tôi. Tối, bảo cậu Bách xếp cho một chỗ nghỉ.

- Em đội ơn bác, bác nhân đức quá! Đã khuya lắm. Ông vẫn hí hoáy bên bàn làm việc. Cậu Bách ở phòng bên đã ngáy pho pho. Có tiếng bước chân lẹt xẹt. Rồi người đàn bà bán măng bước vào.

- Ô...

- Dạ! Bác thứ lỗi. Bức quá, em không ngủ được.

Người đàn bà kéo ghế ngồi sát bên ông.

Nhìn đôi vai tròn lẳn được phủ tấm áo nâu mỏng chen chúc mấy mụn vá, lòng ông bỗng nao nao.

Giọng người đàn bà rầu rĩ:

- Thấy bác tốt mà em đâm ra hối hận quá. Em biết việc lấy măng phá rừng là sai. Kể từ nay em không dám làm nữa.

- Cô biết nghĩ thế là tốt - Bác ơi, cái kiếp em nó khổ lắm. Không chồng, không con. Nhà cửa thì xơ xác.

Người đàn bà bật khóc tức tưởi.

Ông đưa bàn tay run run đặt vào bờ vai đầy đặn, nham nhở những mụn vá của người đàn bà, định an ủi một câu gì đó. Hình như chỉ chờ có thế, người đàn bà như ngả hẳn người vào ngực ông. Giọng chị lẩy bẩy đứt quãng:

- Bác... ơi... bác rắn rỏi... và... cao cả như cây thông trước cửa nhà em ấy. Em thích... anh lắm! Hơn chục năm, kể từ ngày vợ mất, ông không có một sự đụng chạm với một người đàn bà nào khác. Lúc này, khuôn ngực căng hôi hổi của người đàn bà kề sát bên vai làm người ông hoàn toàn bủn rủn. Hình như gió làm ngọn đèn phụt tắt. Ngoài trời sấm chớp rền rĩ...

Sáng hôm sau, người đàn bà khép nép bước đến bàn của trạm trưởng.

Giọng chị nửa ngượng nghịu, nửa rầu rầu: - Thưa anh... Em xin phép anh em về...

Cố gắng lắm ông mới giữ được vẻ mặt bình thường:

- Thôi được! Xét hoàn cảnh, cô cứ mang gánh măng này về bán để nuôi mẹ già. Đây, cô cầm lấy số tiền này ra nộp phạt cho cậu Bách. Tội thì vẫn là tội chứ không thể khác được.

Người đàn bà quẩy gánh măng lên vai, chào mọi người rồi ra khỏi cổng trạm, vừa đi vừa khóc. Không hiểu sao lúc ấy ông cứ đứng ngẩn mặt nhìn theo mãi những bước đi xiêu vẹo của người đàn bà trong một nỗi ngùi ngùi thương cảm. Người đời thường nói “một ngày nên ngãi” chẳng hiểu có đúng không?

Ông quay lại, gặp cái nháy mắt của cậu Bách: - Con xin phục bố! Gớm bà chị trông thế mà còn ngon như gái mười tám ấy.

Ông quát: Ngày mai tao xin nghỉ trạm trưởng. Tao hủ hóa! Tao biến chất! Hiểu chưa! Bách vốn là tay bẻm mép thế mà nghe ông nói, cứ ríu lưỡi lại:

- Ấy, ấy, sao bố lại lẩm cẩm thế. Về chuyện này chúng con hoàn toàn ủng hộ bố. Đừng bao giờ bố nên coi đó là hủ hóa. Theo con, đó là chiến công oanh liệt của một mối tình luống tuổi. Bố không có lỗi. Lỗi là tại hoàn cảnh. Và chúng con xin thề là không bao giờ lợi dụng chuyện này để xí xớn, làm mất sự nghiêm minh trong nghề nghiệp.

Chuyện ấy, dù sao cũng làm ông nghĩ ngợi, mất ăn, mất ngủ mấy tháng trời. Đúng vào ngày cuối cùng ở cái trạm kiểm lâm mà đối với ông đã mấy chục năm gắn bó này, ông chợt buông ra một lời than thở rất “gan ruột” với Bách: - Về hưu, tao chẳng có gì phải ân hận nhưng nghĩ cho cùng thì tao có một nỗi đau. Đau lắm. Bây giờ về nghĩ hóa ra không vợ, không con.

- Bố ạ! Buồn nhiều làm gì. Ở đời được mặt nọ, hỏng mặt kia là thường. Bố là anh hùng trên mặt trận quản lý, bảo vệ rừng nhưng bố lại bị “bắn rụng” trên mặt trận đời tư. Con thông cảm với bố lắm chứ. Thôi, về kiếm lấy một bà nạ dòng vui tuổi già bố ạ.

- Cái thằng... giá như tao có một đứa con nối dõi. Rừng còn biết tái sinh nữa là...

***

Hình như trong cuộc đời có những phút linh ứng. Lúc ấy, một thanh niên chừng mười bẩy, mười tám tuổi thập thò ngoài cổng trạm. Khi cậu bước hẳn vào trong thì cả ông và cậu Bách đều có cảm giác như đã gặp cậu ở đâu rồi. Dáng cao. Da đen giòn. Lông mày lưỡi mác. Lạ nhỉ?

- Dạ, cho cháu hỏi bác trạm trưởng ạ - Tôi đây! - Ông lập cập đứng dậy, người lảo đảo. Một cử chỉ hiếm thấy ở ông. Cậu thanh niên nhìn ông bằng con mắt khác thường, rồi móc túi đưa ra một phong bì thư.

- Thưa... bác. Mẹ cháu... gửi lá thư. Ông run run, giở ra đọc. Thưa anh trạm trưởng kính yêu!

Quả là đến tận bây giờ em vẫn chưa biết tên anh. Vậy cứ cho em gọi anh là anh trạm trưởng như thế. Anh có biết không, ai ngờ cái đêm sấm chớp ấy anh đã để lại cho em một giọt máu. Chẳng nói thì anh cũng hiểu là em phải chịu đựng tai tiếng như thế nào để nuôi con khôn lớn. Em định báo với anh từ lâu rồi nhưng em còn e ngại. Đến bây giờ con nó đang chuẩn bị đi học Đại học Lâm nghiệp. Đúng là bố nào con nấy. Em cho con đến chào anh và để bố con nhận mặt nhau. Có thế nào cũng mong được anh thứ lỗi.

Và em muốn bàn với anh một chuyện. Nếu anh đã lấy vợ thì mong được cả anh chị đại xá để bố con được biết mặt nhau, chứ em cũng không dám làm khó cuộc sống đang yên bề của anh chị. Nếu anh vẫn ở vậy, mà anh không chê thì mời anh về với em. Quê em nghèo nhưng thoáng mát, quanh năm thông reo ràn rạt. Thế anh nhé. Em không khéo nói, chỉ biết thật bụng vậy thôi. Mong được anh thông cảm.

Anh thấy con trai có giống anh không? Kính thư.

Em

Ông đứng sững giữa nhà, đọc đi đọc lại lá thư, người như muốn tan ra trong hạnh phúc bất ngờ. Ông siết chặt lấy bàn tay to, cứng cỏi của cậu con trai “từ trên trời rơi xuống”, giọng ngạt đi:

- Con ơi! Quê mẹ có nhiều thông lắm hả?

- Vâng! Kỳ này mẹ con nhận năm héc ta để trồng thông.

- Bố sẽ về! Bảo với mẹ, bố sẽ về để hướng dẫn mẹ cách gieo trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng thông - Ông nhìn vào mắt con, cười to - Cũng là để chuộc lại cái tội mẹ con đã lấy một gánh măng của rừng từ cái thời con chưa ra đời ấy.

Cậu Bách túm được lá thư trên tay ông, đọc lấy đọc để. Bách há hốc mồm kinh ngạc. Thảo nào cứ bảo trông quen quen. Hóa ra là cái khuôn ông Thiết. Hay thật! Nếu như cái đêm ấy ông Thiết không dám “phạm lỗi” thì đâu có ngày hôm nay. Rồi chẳng biết phởn chí điều gì, Bách chạy ào ra cửa hét toáng lên. Tiếng hét của cậu ta tưởng như vọng đến chân trời:

- Anh em ơi! Rừng tái sinh! Rừng tái sinh rồi!

Tin cùng chuyên mục

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Đọc thêm

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Trong tâm hồn bạn có một đứa trẻ bị tổn thương, lạc lối?

Trong tâm hồn bạn có một đứa trẻ bị tổn thương, lạc lối?
(PLVN) - Nỗi đau đó liên tục bộc lộ ra trong cuộc đời bạn, dưới dạng những phản ứng bốc đồng và những kiểu phản hồi cảm xúc thái quá. Đó chính là phần nội tâm thông tuệ, cũng là phần khổ đau đang khao khát được thừa nhận và chữa lành. Vậy đừng để đứa trẻ tổn thương kia trở thành người lớn đau khổ.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.

Tàn lửa

Tàn lửa
(PLVN) - Truyện tranh Việt Nam của họa sĩ Lilywiu mang tên “Tàn lửa” do Wings Books (Nhà xuất bản Kim Đồng) phát hành, kể lại một câu chuyện đầy sức nặng về tình cảm gia đình, lòng tham hư vinh và thử thách niềm tin trong mỗi con người.

“Mẹ yêu con”

”Trên lưng mẹ” - bức ảnh của tác giả Lê Bích chụp năm 2005. (Nguồn ảnh: BTC)
(PLVN) - Tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận, được nhiều nghệ sĩ thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức. Trong đó, nhiếp ảnh cũng là một ngôn ngữ đặc biệt.

Dưỡng thần

Dưỡng thần
(PLVN) - Không gian ấy bình lặng mà tươi thắm, hoa đua nhau nở. Hoa vẫy mời chim chóc về ríu rít. Hoa gọi nhành nắng xuân. Tất cả do bàn tay ông Đức làm ra. Khi ông đang chăm sóc chậu mai chiếu thủy thì tiêng ông Hiệp vọng vào. Cổng chỉ khép. Ông Hiệp khoái trí cười với sắc hoa đón chào.

Điều đẹp đẽ chỉ ngắn ngủi vậy thôi

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Ngày Tết chúng ta nói chuyện vui, đoàn viên, hội ngộ, nhưng ngày Tết cũng có những khoảng lặng ngầm ngùi, sâu lặng, để thao thức về ngày đã qua và tương lai. Nghe radio những ngày này thấy toàn mở nhạc xuân vui tươi, hoan ca… đơn giản vì người Việt hay nói: Vui như Tết! Nhưng thực sự ngày Tết có phải là ngày vui vẻ hay là ngày tiễn đưa của thời gian và lòng người nặng trĩu suy tư?

Ra mắt tác phẩm “Đế chế ký hiệu” của Roland Barthes

Ra mắt tác phẩm “Đế chế ký hiệu” của Roland Barthes
(PLVN) - Roland Barthes là một nhân vật lớn trong lịch sử văn học và triết học của thế kỉ XX. Là một trong những người đặt nền móng cho chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học Pháp, các tư tưởng của Roland Barthes đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều trường phái lý thuyết, bao gồm cấu trúc luận, ký hiệu học, lý thuyết xã hội và hậu cấu trúc luận,...

Ánh lửa trên đồi quyên thảo

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Đã bao năm chị vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa. Sáng nay cũng vậy, khi lũ chim trên đồi quyên thảo thức giấc, chị lại trở dậy ngồi bên bếp lửa.

“Phụ nữ Việt Nam có một thời như thế”

Ra mắt sách “Phụ nữ Việt Nam có một thời như thế”. (Ảnh: BTPNVN)
(PLVN) - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hiện lưu giữ hàng nghìn lá thư thời chiến của những người phụ nữ, thể hiện tâm tư của những đôi lứa yêu nhau phải tạm chia xa, của những người vợ đợi chồng, những người con nhớ mẹ, những người chị ngóng tin em... Sự ngăn cách giữa hậu phương và tiền tuyến khiến họ đành gửi gắm yêu thương, vui buồn cuộc sống và động viên nhau qua những lá thư.

“Biết tuốt về triết” của Yves Michaud

“Biết tuốt về triết” của Yves Michaud
(PLVN) - Nhằm giúp công chúng tiếp cận với những vấn đề triết học căn bản, triết gia Yves Michaud đã có những buổi thảo luận triết học với một nhóm thanh, thiếu niên và ghi chép, tổng hợp lại trong cuốn sách “Biết tuốt về triết”.

Chuyện của bà

Ảnh minh họa truyện. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Phải nói chưa có một gia đình nào phức tạp như gia đình tôi, phức tạp từ những mối quan hệ trong gia đình, phức tạp từ bản tính của từng con người với mỗi tính cách khác nhau nhưng đều khó hiểu, cho đến phức tạp hoàn cảnh gia đình. Nhưng có lẽ phức tạp nhất đó là mối quan hệ giữa ông bà tôi, một mối quan hệ mà từ lúc bé tôi chẳng hiểu rõ đó là yêu thương hay tất cả đều đã phai nhạt qua thời gian và năm tháng.

Một đứa trẻ

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác nóng bỏng tay khi bế trên tay hình hài bé nhỏ ấy, cứ tựa như một cảm giác vô cùng hạnh phúc nhưng cũng chớm đầy những âu lo.

Cuối năm, ngẫm về tật xấu của người Việt

Cuối năm, ngẫm về tật xấu của người Việt
(PLVN) - Những ngày cuối năm chộn rộn, trên tầng cao khu phố cổ Hà Nội, nhà văn Di Li cho ra mắt “Tật xấu người Việt”, như một sự tự trào. Bởi cuốn sách dành cho những người đã trưởng thành, phàm đã là người Việt, dường như ai cũng thấy có mình trong đó…

Bên mẹ mùa xuân

Ảnh minh họa của Văn Lang
(PLVN) - Nhìn dáng bố mẹ lụi cụi, xăm xăm lấy cho con cái này, đưa cho cháu cái kia với vẻ rạng rỡ, mừng vui… dường như anh chị đều hiểu: “Với bố mẹ, dù các con đã ngoài năm mươi tuổi thì vẫn luôn là những đứa trẻ thơ”. Bên mâm cơm chiều Ba mươi Tết, chén rượu ấm nồng khiến những người con xa quê thêm cay khóe mắt.