[Truyện ngắn] Bảo tàng thất bại

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quảng không bị quản kiểu gò bó nhưng tâm không an và có lúc thấy không yêu nổi vợ. Cũng chẳng phải nàng nhàm chán trong chuyện giường chiếu, chì chiết chồng hay là hô hố vô duyên trong ăn nói ứng xử. Nàng đàng hoàng xứng đáng vợ đảm. Tâm không an lại không biết nguyên do từ đâu, nên những bực dọc đôi khi cứ trườn ra từ một kẽ nứt vô hình nào đó trong những giờ khắc quần tụ gia đình, bùng thành đám cháy.

Thói đời khi ghét bản thân người ta muốn nhốt mình ở một chốn thật cô đơn là căn phòng, đi tìm rượu hoặc gái giải khuây. Có kẻ đi tìm đám bạn nhậu đú đởn rửng mỡ thích chém gió. Quảng thuộc dạng thích đóng cửa im ỉm nhốt mình. Căn hộ ba phòng ngủ, có phòng chung vợ chồng nhưng Quảng khéo léo để riêng một phòng làm việc và đọc sách tối. Ở đó gã cũng đặt, treo những món đồ kỷ niệm. Gã thích ngắm những món đồ đó và hồi tưởng thời quá vãng hỗn độn. Nhiều người lưu giữ ký ức rất giỏi và họ thường nhớ điều đẹp đẽ. Còn Quảng, gã hay sờ lên những vết thương quá khứ và có khi day đi day lại cho đến khi đau điếng.

Ngay góc phòng bên trái là bức ảnh cũ được đóng khung ngay ngắn, có ba người thời học lớp 12. Gã, Lan và Dũng. Quảng và Dũng đều đặt tay lên vai cô bạn gái. Lớp chuyên văn ngày đó ai chả biết Quảng và Dũng là kỳ phùng địch thủ ngay cả chuyện học lẫn chinh phục Lan - cô gái xinh nổi tiếng trường X. khi đó. Sau này Lan thi đỗ và học sư phạm, Dũng học tổng hợp, ôm ý đồ tìm mọi cách để thuê trọ gần trường Lan. Sau này dù tìm đủ mẹo mực Quảng chẳng cách nào kéo Lan về bên mình, dù rõ mười mươi ngày còn học trường quê, Lan đỏng đảnh thích Quảng hơn Dũng. Quảng hằng tin mình sẽ chiến thắng và rốt cục đã thua trắng bụng trước đòn trơ lỳ và bẻm mép của Dũng. Nhìn kỹ bức ảnh sẽ thấy nó từng bị xé làm đôi và được dán lại. Quảng làm điều đó trong một lần hay tin Dũng và Lan có đứa con thứ hai. Nhìn rất nhức mắt. Gã ủ mưu, xé tách Dũng ra khỏi, bức ảnh chỉ còn hai người nhỏn nhẻn cũng hay chứ sao. Nhưng ngẫm lại cũng chả để làm gì. Chỉ tổ nó lệch và kệch cỡm xấu. Gã cau có thấy chính bản thân vừa xé ngang khuôn mặt mình. Gã thận trọng dán lại để và giữ đến giờ. Tất nhiên vợ sẽ không bao giờ hỏi cặn kẽ về bất cứ thứ gì trong căn phòng này. Kể cả một bức ảnh hơi cũ, là cô bạn gái hồi học đại học mà gã đã để mất một cách đáng tiếc. Trước đây gã ngắm nhiều hơn và suốt những năm sau này, dù trườn ánh mắt qua đó một lát, gã cũng sẽ chùng lòng xuống ôm nỗi buồn lênh loang. Thí dụ cuộc sống của nàng ra sao, có mấy con, nhìn mặt như thế nào? Gã sẽ sờ tay bưng ngực để nó bớt thổn thức. Mối tình non nớt tuổi học trò và cuộc tình hồ hởi thời sinh viên đều hằn rãnh sâu hụt hẫng. Cả hai lần gã bị nẫng mất do thiếu quyết đoán. Chán phèo!

Vợ Quảng làm nhân viên văn phòng của một tổng cục nọ. Nàng chắc chắn đoan chính và chắc chắn yêu Quảng hơn là Quảng yêu nàng. Một lần gã hàng xóm ngồi trà đá dưới chân chung cư thổ lộ. Cách đây gần chục năm, tay trưởng phòng có chút ân nghĩa giúp vợ Quảng về cơ quan đó giở trò sàm sỡ nàng. Ngày ấy vợ Quảng còn non tơ nhưng đã pha một chút cáo già tìm cách lấy chứng cứ để sau này có gì tố cáo. Nàng cầm chứng cứ về đưa cho chồng như một hình thức báo cáo. Gã bóp nát quả cam và định thẳng tay trừng trị nhưng cô vợ ngăn lại. “Kìa anh, thật ra người ta cũng đã biết dừng lại đúng lúc. Chuyện cũng không đi quá xa. Không có ai check camera quay lại cái khoảnh khắc anh ý sờ đùi em đâu, ngoài em…”. Máu nóng trong Quảng vẫn sôi sục. Đàn ông thích động chạm vợ người nhưng kẻ nào động đến vợ mình thì luôn điên máu. “Anh phải chém tên đó”. “Thôi em xin anh. Chuyện ấy qua rồi. Em cũng đã tát vào mặt anh ta! Em hứa sẽ không trở thành con cừu ngây thơ”.

Chuyện lắng xuống. Đoạn video ghi lại cảnh sàm sỡ mà vợ Quảng ghi lại vào USB, mấy mẩu thư tay, mấy tin nhắn điện thoại in ra giấy… được đựng vào cái hộp cứng đỏ, đặt ở góc tủ sách. Chỗ đó cũng để hai cuốn sổ chép tay hai cuốn tiểu thuyết dở dang mà Quảng sáng tác. Nghề văn không chọn Quảng. Tiểu thuyết cũng chẳng đoái hoài Quảng. Những con chữ đậm nhạt, có chỗ nhòe mực, chỗ ố vàng. Gã vẫn chỉ là gã của hiện tại và không thành nhà văn.

Lúc nằm ngả lưng để nghe một bản nhạc không lời thì tay Quảng va vào cây ghita. Cây đàn lúc chiều gã hàng xóm sang mượn sách tí toáy lấy xuống gảy lừng phừng ba cái rồi vứt đó. Cây đàn hơi cũ nhưng chắc chắn còn tốt, dắt Quảng xuôi về một vùng ký ức đầy ao ước. Mối tình sinh viên thất bại, gã quyết đi mua ghita tập đàn để học trở thành một tài tử. Sau cùng cũng chẳng chuyên tâm tập tành, thiếu thầy và quyết tâm nên gã chỉ dạo được vài bài vô hồn. Bản nhạc không lời bần thần buồn đang ru gã vào giấc ngủ thì đứa con xô cửa vào, gọi: “Bố ơi mẹ mua mít ở vỉa hè. Mời bố ra ăn”.

* * *

Chuyện cơ quan cứ ám ảnh, bám riết gã. Ba năm trước gã cũng trong diện quy hoạch lên phó phòng và ngấp ghé được đề bạt. Lừng chừng cấp trên lưỡng lự thế là thành “xôi hỏng bỏng không”. Mấy ông bạn và kể cả xì xào câu bắn tin của người này, người kia trong cơ quan, rằng gã cứ ném ra ít tiền là xong. Tức là dấn thêm một bước. Mạnh vì gạo, bạo vì tiền. Đến thánh thần… Mà thôi. Gã không dám vu vơ động chạm. Phải tội. Năm đó người ta hỏi gã, có tiếc không? Tiếc, mà cũng chẳng. Tiếc là vì nếu được đề bạt thì đường tiến thân rộng mở hơn. Gia đình, vợ con nở mày nở mặt. Còn chẳng tiếc, là vì đó cũng giống cái danh hão, khi ở chức tước người ta phải gồng mình lên, trong khi tiền trách nhiệm chẳng được thêm bao nhiêu. Nhiều gã kiêu bạc đã chẳng thẳng thừng không dám bén mảng đến chuyện quy hoạch đấy thôi.

Lần này lại nhễ nhại dấy lên chuyện quy hoạch, đề bạt, bình bầu các chức vụ trong cơ quan. Các phòng ban xôn xao. Chuyện đưa tin cửa trước, mách nhau cửa sau bày đặt tính kế lấn át công việc chuyên môn. Sau ba năm người ta đã khôn ra nhiều rồi. Cơ bản là ai cũng nghĩ thế và tin bắn đến tai Quảng cũng rõ ràng như thế. Rồi thư nặc danh hèn hạ thêm nếm bôi đen cũng như bướm bay. Cơ quan nào cũng có thời đoạn như vậy. Thành ra Quảng lại lừng chừng. Buồn. Dấn thêm một bước là phải cạnh tranh với hai gã khác. Phải đôn đáo thi thố. Năng lực không thành vấn đề. Ở cơ quan ai cũng biết và cái đó chẳng được đánh giá cao. Người ta đánh giá là anh làm hài lòng cấp trên thế nào. Sau khi được bổ nhiệm thì vẽ vời đường hướng chung tay phát triển cấp phòng và cơ quan ra sao. Mà đường đi không phải lãng mạn dùng hoa hồng trải, mà dùng tiền. Gã đến cơ quan. Đầu óc tông tênh, trống rỗng. Ông bạn thân trưởng phòng kế hoạch sang vỗ vai. Cà phê đi? Anh ta rủ. Quảng gật đầu, rồi lại lắc. Hay là để trưa, anh em mình đi làm vài chén.

Có thời điểm bia rượu rất hữu ích. Nó có thể khiến ai đó bớt buồn hoặc trong cơn bí bách nghĩ ra được điều thật hay ho.

Cũng không phải đợi lâu thì bữa trưa đến. Quán chẳng đông cũng không vắng. Trưởng phòng kế hoạch là Khẩn. Để lên được vị trí này anh cũng phải te tua và cấp trên nói gì cũng phải gật đầu như bổ củi.

- Anh bảo em phải làm gì? - Quảng hỏi.

- Thì anh cứ đi thẳng vấn đề, phân tích thế này cho chú lựa chọn nhé. Dấn thì mất tiền, liên tục mất tiền đầu tư và chắc chắn thu lại là rất chậm…

Ác thay, tất cả những điều Khẩn vừa thổ lộ cũng là trăn trở đè nặng trong tâm trí Quảng. Nếu gã liều mình, ích kỷ, đắp điếm cho bản thân thì sẽ phải hy sinh những đồng tiền tích cóp được của vợ. Gã cũng phải làm theo sự sai khiến của chức tước, tiền bạc, bị dắt mũi bởi các thế lực. Đôi khi phải lơ đi trước những sai trái của người này, đồng lõa với chi tiền sai mục đích của kế toán, phó giám đốc, thậm chí phải thông đồng để có khoản tiền dư dả đi tiếp khách cùng lãnh đạo. Tâm hồn gã sẽ ứ đầy lỗi lầm.

- Chú đang dùng dằng. Hây dà! Anh chỉ phân tích cặn kẽ vấn đề. Quyền quyết là của chú. Nhưng đúng là anh em ta không làm lớn được, vì thiếu quyết đoán, làm cái gì cũng cân nhắc quá kỹ, khi tỉnh ra thì bổng lộc đã rơi vào tay kẻ khác. Hai năm trước, có ông rủ anh sang cơ quan X., bảo sang rồi cơ lên phó giám đốc lớn lắm, chi phí hai đồng. Ý là hai tỷ. Anh chả thèm. Gớm, khôn như ông ý, quê anh đầy!

Uống rượu xong chạy về cơ quan, cái tông tênh trên mây vẫn chưa tan biến. Quảng xin về sớm. Phố xá nghèn nghẹt đông. Bao nhiêu kẻ mưu sinh nghĩ ngợi đến bần thần như mình? Bao nhiêu số phận con người, đang tồn tại, sống theo cách của mình đã nghĩ hết nhẽ, chạm đến những vòng bánh xe vẫn lăn trên phố? Chẳng phải vòng bánh xe nhanh hay chậm, chần chừ hay dứt khoát đều phụ thuộc vào chủ nhân và hoàn cảnh sao!

* * *

Qua trường đón thằng Cò. Thằng cu ngồi sau hỏi: “Bố có biết hôm nay cô giáo nói gì với con không?”. “Bố không đoán ra. Cô nói gì?”. “Bố kém đoán thế. Cô bảo bố không đẹp trai bằng độ nọ”.

Về nhà nó lại hỏi, bốn trăm cộng bốn trăm năm mươi, cộng một nghìn, cộng hai nghìn rưởi bằng bao nhiêu? Lê thê, dài dòng. Ai mà trả lời được câu hỏi của nó. Thằng bé lém lỉnh lại hỏi, những số đó cộng với buổi chiều bằng bao nhiêu hả bố? Quảng lắc đầu. Nó vẫn không tha, nói: Bố toàn thua con thôi. Dễ thế mà bố không đoán ra. Quảng phì cười. Gã hỏi lại, thế con cộng với bố cộng với buổi chiều bằng bao nhiêu? Nó trả lời, bằng những buổi chiều đẹp.

Gớm! Bố thằng ông mãnh!

Nằm lật sách rồi ngủ lúc nào không biết. Vợ Quảng về, thằng Cò vào ngoáy mũi bố, thông báo, bố ơi mẹ về rồi.

Cũng như mọi ngày, đi làm rồi về, chả có gì khác biệt, sao phải thông báo. Mà không, đó là nếp sinh hoạt, công việc hằng ngày. Nó có mục đích, ý nghĩa hẳn hoi. Nó còn là thiên chức của một người vợ, về để nấu bữa tối, chăm sóc gia đình. Đâu có chông chênh như những câu thơ viết dở, bài văn viết dở, cuộc đời dở dang của gã. Nàng nấu cơm xong, mời chồng ra ăn. Gã ăn vội hai bát rồi lại vào phòng riêng ngồi. Ở đó toàn những ký ức được găm lại, treo lên, dễ nhìn. Ừ mà toàn những điều thất bại. Căn phòng này, như tâm hồn gã, gã nghĩ, toàn lưu lại những cái hình bóng của thất bại, từ thời thanh niên non nớt đến giờ. Đúng là đời người như những căn chung cư, đủ chỗ chứa rất nhiều căn hộ, lớn nhỏ, vui buồn, có hoa thơm hoặc không. Nhưng mỗi con người đều phải tìm cách hướng lên phía trước. Gã ôm đàn. Chơi vài bài quen thuộc của mình. Chẳng mấy chốc thì vợ vào, nàng hỏi:

- Em thấy anh đầy mệt mỏi và có nhiều tâm sự. Có gì anh chia sẻ với em đi.

Đột nhiên gã muốn ứa nước mắt. Chỉ một chút nữa thôi, gã sẽ ôm vợ mà nức nở.

Nàng ôm gã, thì thào:

- Có gì anh phải chia sẻ với em. Mình là vợ chồng mà. Em không muốn anh cứ ôm muộn phiền, để sống dật dờ như cái bóng suốt hai tháng qua. Chuyện cơ quan đúng không anh?

Gã khóc thật. Nức nở. Trong khi khóc gã thấy thân mình vợ mềm, ấm và đáng yêu khôn tả.

Nàng mơn trớn lên má gã. Tay gã chạm vào ngực nàng từ lúc nào. Mạnh thêm chút nữa. Tay gã vô tình đánh thức cơn bốc đồng của nàng. Cơn bốc đồng của nàng cũng làm của gã trỗi dậy. Xoắn quyện. Trần trụi. Rối rít. Hổn hển. Một sự gắn bó, hòa quyện như chưa từng xảy ra.

Bải hoải, rệu rã, nhưng đã. Gã vẫn ôm nhẹ nàng, thấy nàng thật đáng yêu. Gã nói khẽ:

- Cuộc vừa rồi làm anh tỉnh ra.

- Tỉnh ra cái gì?

- Chuyện cơ quan, lẽ ra anh không nên nghĩ nhiều đến thế. Anh thất bại nhiều rồi. Giờ anh muốn được tự do, tự do với thành công của mình…

Truyện ngắn của Nguyễn Văn Học

Đọc thêm

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.