Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cần đổi mới rõ nét hơn

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - "Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã làm được nhiều việc trong 10 năm qua, song cần phải đóng góp nhiều hơn nữa, đã nhập cuộc nhưng phải nhập cuộc nhiều hơn nữa, cần xuất hiện trong dòng đổi mới này rõ nét hơn nữa".

Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 15/5. Vấn đề trọng tâm được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao đổi trong cuộc làm việc với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội liên quan đến vai trò, vị trí và những việc cần làm của trường trong đổi mới, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Theo Bộ trưởng, đặt trong toàn bộ hệ thống, xu thế vận hành của ngành, đất nước, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đang có nhiều lợi thế, thuận lợi cho sự phát triển. Với trị trí là trường sư phạm trọng điểm của cả nước, là đơn vị then chốt, quan trọng trong hệ thống giáo dục và đào tạo, trong khi đó, chính sách của Đảng, Chính phủ đều đặt giáo dục và đào tạo ở vị trí rất quan trọng.

Từ góc độ lợi thế đến từ công cuộc đổi mới giáo dục đang diễn ra, Bộ trưởng phân tích: Ngành Giáo dục đang đổi mới, chuyển đổi và muốn làm được phải đổi mới, phát triển lực lượng giáo viên. Phát triển, đổi mới lực lượng nhà giáo chính là nền tảng, đột phá, yếu tố quan trọng để đổi mới giáo dục và đào tạo. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có vai trò hàng đầu trong phát triển đội ngũ này.

“Nhu cầu học tập ngày càng lớn và đa dạng của người học cũng là cơ hội cho nhà trường. Cùng với đó là sự quan tâm của Nhà nước đối với hệ thống đào tạo giáo viên. Trong bối cảnh tự chủ, trường sư phạm vẫn được Nhà nước hỗ trợ thông qua người học và cơ chế đặt hàng”, nói về lợi thế này, Bộ trưởng đồng thời nhấn mạnh việc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò của nhà trường, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Khẳng định Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã làm được nhiều việc trong 10 năm qua, song Bộ trường cũng nhìn nhận: Trường đã đóng góp nhiều nhưng cần phải đóng góp nhiều hơn nữa, đã nhập cuộc nhưng phải nhập cuộc nhiều hơn nữa; cần xuất hiện trong dòng đổi mới này rõ nét hơn nữa.

Nhấn mạnh đến yêu cầu đổi mới mô hình đào tạo giáo viên, Bộ trưởng cho rằng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cần thực sự bao quát toàn bộ hoạt động khoa học giáo dục, lĩnh vực giáo dục.

Chia sẻ về mô hình đào tạo giáo viên phổ biến hiện nay trên thế giới là từ các ngành cử nhân cộng với nghiệp vụ sư phạm được huấn luyện đầy đủ, trước khi hành nghề có sát hạch chứng chỉ hành nghề và so sánh với mô hình đào tạo theo hướng truyền thống chuyên sâu sư phạm, Bộ trưởng gợi mở việc cần xem xét rất thực tế mô hình đào tạo năng động, giàu sức sống, phù hợp với thời kỳ thiết kế mô đun hoá hiện nay.

“Nếu đổi mới mô hình đào tạo giáo viên, chúng ta sẽ đào tạo được hệ thống rất nhiều ngành nghề, cộng với nghiệp vụ sư phạm. Theo mô hình này, toàn bộ hệ thống của trường sẽ năng động, giàu sức sống, phù hợp với cách tổ chức đào tạo mới, với mô hình các trường đại học trong thời kỳ hiện đại”, chia sẻ điều này, Bộ trưởng cho biết, Luật Nhà giáo cũng đang được xây dựng theo hướng đội ngũ nhà giáo được hình thành bằng nhiều cách, qua nhiều con đường, từ đó giúp cho việc điều chỉnh đội ngũ có thể nhanh chóng và giúp toàn ngành năng động hơn.

Trong việc đổi mới mô hình đào tạo, Bộ trưởng lưu ý, cần quan tâm đến khoa học cơ bản để làm nền tảng đào tạo giáo viên. Bên cạnh đó, có thể mở rộng thêm một số lĩnh vực đào tạo khác theo hướng đa ngành. Khi đào tạo như vậy, việc tuyển sinh sẽ rộng mở hơn, có nguồn lực lớn hơn để phát triển nhà trường, việc xây dựng đội ngũ cũng sẽ khác, tư duy trong nghiên cứu, đào tạo của các thầy cô cũng sẽ có điều chỉnh. “Từ khóa với chúng ta là 2 chữ “năng động”, phải năng động hơn nữa”, Bộ trưởng nói.

Chia sẻ thêm về mô hình một số trường sư phạm của Trung Quốc khi chuyển động theo hướng trở thành các tập đoàn giáo dục, qua đó đáp ứng nhu cầu giáo dục đa dạng, phong phú của xã hội, Bộ trưởng nhắn gửi “với tất cả sự kỳ vọng, phó thác, với nhiệm kỳ mới, việc lớn nhất của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ là điều chỉnh đường hướng, đường đi nước bước”.

Lưu ý một số vấn đề cụ thể, trước mắt, Bộ trưởng đề nghị Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cần rà soát lại chiến lược của nhà trường, kiện toàn đội ngũ; sắp xếp lại cơ cấu ngành nghề đào tạo, chương trình đào tạo; tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách cho Bộ GD&ĐT, quan tâm hướng nghiên cứu có tính đánh giá thực tiễn, nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cơ bản…

Bộ trưởng đồng thời trao đổi cụ thể về một số kiến nghị của nhà trường liên quan đến thành lập tổ chức kiểm định riêng cho khối sư phạm, đào tạo bằng tiếng Anh, đào tạo THPT chuyên, cơ sở vật chất… Trong đó, Bộ trưởng nhấn mạnh đến nhu cầu cấp bách trong đào tạo bằng tiếng Anh và nâng cao năng lực tiếng Anh cho giáo sinh và nêu 3 nhóm đào tạo giáo viên cần tăng cường là nhóm giáo viên dạy tiếng dân tộc, giáo viên dạy các môn học mới, giáo viên dạy tiếng Việt.

Tại cuộc làm việc, PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã báo cáo về tình hình hoạt động của nhà trường thời gian qua và khái lược chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2025-2030. Một số khó khăn, thách thức đặt ra và kiến nghị cũng đã được Hiệu trưởng Nguyễn Đức Sơn chia sẻ với mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ Bộ GD&ĐT.

Tin cùng chuyên mục

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Đọc thêm

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.

Hi hữu: Một thí sinh từ trượt thành đỗ thủ khoa do "nhầm lẫn" khi hồi phách

Trường THPT Lê Hồng Phong (Bỉm Sơn, Thanh Hóa), nơi có thí sinh bị nhầm lẫn trong điểm thi vào lớp 10 năm 2024-2025.
(PLVN) - Do nhầm lẫn khi hồi phách của những người làm công tác chấm thi, một thí sinh ở Thanh Hóa đã được nhầm điểm và trở thành thủ khoa vào lớp 10 của Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông năm học 2024 - 2025, dù cho điểm thi thực tế của thí sinh này là: trượt!

Nghị lực nữ sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Quảng Bình

Các thầy cô trong trường thăm và tặng quà gia đình Hà dịp Tết Giáp Thìn. (Ảnh: Q.Bình)
(PLVN) - Cô học trò ở Quảng Bình mồ côi cả cha lẫn mẹ, suýt phải bỏ học vì nghèo, nhưng vượt lên hoàn cảnh, em đã học rất giỏi, thực hiện ước mơ vào giảng đường đại học. Đó là tân sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Hà, ngành ngôn ngữ Hàn Quốc của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.