Dự án Luật Nhà giáo: Xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). (Nguồn ảnh: quochoi.vn).
Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). (Nguồn ảnh: quochoi.vn).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cuối tuần qua, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Việc làm (sửa đổi); nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo, đồng thời thảo luận tại tổ về 2 dự án Luật này.

Chính sách thu hút nhà giáo là cần thiết

Góp ý vào dự án Luật Nhà giáo, về cơ bản, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, chính sách thu hút nhà giáo là cần thiết. Tuy nhiên, ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn Lạng Sơn) chỉ rõ, nội dung tại Điều 29 còn chung chung, chưa có đột phá để tạo sức hấp dẫn, chưa đủ sức thuyết phục để thu hút người có trình độ cao, người có tài và người về công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn khi chỉ được hưởng ưu tiên về tuyển dụng và chế độ phụ cấp, trợ cấp thu hút mà chưa rõ phụ cấp, trợ cấp thu hút ở mức độ nào hay chế độ lương, đãi ngộ được hưởng như thế nào?

“Nếu không có chính sách cụ thể, rõ ràng thì việc thu hút nhà giáo như mục tiêu, mong muốn của dự thảo Luật khi đề ra quy định này sẽ rất khó thực hiện”, ĐB Phạm Trọng Nghĩa nói.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng chưa làm rõ như thế nào gọi là người có trình độ cao, người có tài năng, người có năng khiếu đặc biệt. Do đó, ĐB đề nghị quy định rõ về các đối tượng này để tạo thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế.

Về các quy định cấm trong dự thảo Luật, ĐBQH Lê Hữu Trí (Đoàn Khánh Hòa) bày tỏ tán thành vì cho rằng, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, cần phải nghiêm túc trong quá trình triển khai thực hiện nội dung này; đối với những giáo viên đã vượt ra khỏi ranh giới của đạo đức, của quy tắc ứng xử thì cần được xử lý thấu đáo và triệt để.

Cần làm rõ đối tượng ưu tiên vay vốn

Thảo luận về Luật Việc làm (sửa đổi), ĐBQH Bố Thị Xuân Linh (Đoàn Bình Thuận) cho biết, tại điểm a khoản 2 Điều 8 quy định: “… doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động…”. Theo quy định này thì hộ kinh doanh sử dụng bao nhiêu lao động sẽ được xem là nhiều lao động? Để tạo thuận lợi trong thực tiễn áp dụng, ĐB đề nghị lượng hóa quy định này.

Về chính sách cho vay hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Điều 11, Điều 12 dự thảo), ĐB Bố Thị Xuân Linh rất đồng tình ủng hộ và đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo đã bổ sung quy định mới này vào dự thảo Luật. Tuy nhiên, qua tiếp xúc cử tri cũng như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, ĐB thấy rằng, thực tế có một số trường hợp người lao động vay vốn tại các tổ chức tín dụng để đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Nhưng vì một số lý do khách quan, bất khả kháng như dịch bệnh, chiến tranh, người lao động buộc phải chấm dứt hợp đồng và về nước trước thời hạn, dẫn đến khi về nước không có việc làm, không có thu nhập để trả nợ cho khoản vay trước đó.

Để giải quyết thực trạng trên, ĐB đề nghị bổ sung điều khoản quy định theo hướng: đối với trường hợp lao động buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động và về nước trước thời hạn thì cần có chính sách hỗ trợ như giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất… cho các khoản vay trước đó để đi lao động ở nước ngoài; hỗ trợ tìm kiếm việc làm trong nước để có nguồn thu trả nợ.

Quan tâm tới đối tượng vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Điều 8 dự thảo Luật, ĐBQH Nguyễn Trần Phượng Trân (Đoàn TP HCM) nêu vấn đề, cụm từ “các đối tượng ưu tiên vay vốn” được lặp lại nhiều lần nhưng lại chưa được làm rõ trong dự thảo Luật, chưa có quy định cụ thể đối tượng nào được ưu tiên. Do đó, cần xác định rõ các đối tượng ưu tiên vay vốn, có danh mục cụ thể nhằm thực hiện thống nhất.

Tại điểm b và điểm d khoản 1 Điều 64 dự thảo Luật quy định về trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp là người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức.

ĐB Nguyễn Trần Phượng Trân nhận thấy, quy định này chưa phù hợp với chế độ bảo hiểm thất nghiệp hiện nay. Quy định này cũng giới hạn, thu hẹp đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp hơn so với Luật hiện hành. Do đó, ĐB đề nghị, cần tách biệt giữa trường hợp người lao động chịu hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức với việc người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Cũng vào cuối tuần qua, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định, QH thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của QH về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, tố tụng và xét xử một số vụ án hình sự. Đa số các ĐBQH tán thành việc ban hành Nghị quyết thí điểm một số biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình tố tụng hình sự nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm về kinh tế, tham nhũng, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan, cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư, kinh doanh.

Tin cùng chuyên mục

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đọc thêm

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp cao hơn nhà giáo khác?

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia ý kiến.

(PLVN) - Cho rằng giáo viên lớp 1 là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau, Đại biểu tỉnh Vĩnh Long đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.

Khát vọng đưa giáo dục ngang tầm với các nước phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: MOET).
(PLVN) - Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính và ý kiến trao đổi của các thành viên Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 91 đề trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, dự kiến trước ngày 20/11/2024.

Cơ quan chủ quản yêu cầu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại giải trình về thu, chi tài chính

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại có địa chỉ tại 126 P. Xốm, Phú Lâm, Hà Đông, TP Hà Nội.
(PLVN) - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại Nguyễn Trung Sơn khẳng định, khoảng 10 năm nay, nhà trường không có tiền để chi trả phụ cấp ưu đãi nghề (phụ cấp đứng lớp) và phụ cấp thâm niên nhà giáo cho cán bộ giao viên, kể cả bản thân ông. Vấn đề này đã được nhà trường báo cáo tài chính, kiến nghị với Bộ Công Thương hàng năm, nhưng chưa bao giờ nhận lại được phản hồi.  

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

Quang cảnh buổi Hội thảo
(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.