Thêm nhiều đại học không 'mặn mà' với xét tuyển học bạ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong khi Bộ GD&ĐT dự kiến siết chặt phương thức tuyển sinh bằng kết quả THPT (học bạ), thì nhiều trường đại học lớn thông báo bỏ phương thức này từ năm 2025. 

Mới đây nhất, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết, năm 2025, nhà trường dự kiến tuyển 7.990 chỉ tiêu cho 62 ngành/chương trình đào tạo đại học chính quy theo 5 phương thức tuyển sinh (trong đó có 10 chương trình đào tạo bằng Tiếng Anh).

Các phương thức tuyển sinh gồm:

- Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT (không giới hạn chỉ tiêu);

- Xét tuyển theo điểm chứng chỉ quốc tế/giải học sinh giỏi kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,11,12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển (chỉ tiêu dự kiến 10%);

- Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (chỉ tiêu dự kiến 80%);

- Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực năm 2025 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,11,12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển (chỉ tiêu dự kiến 5%);

- Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy năm 2025 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,11,12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển (chỉ tiêu dự kiến 5%).

Như vậy, so với năm 2024, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội dự kiến bỏ phương thức xét tuyển chỉ thuần bằng học bạ THPT. Dự kiến từ năm 2025, thí sinh xét học bạ vào trường phải kết hợp điểm thi đánh giá năng lực hoặc đánh giá tư duy, chứng chỉ quốc tế, giải học sinh giỏi.

Cũng từ năm 2025, nhà trường dự kiến xét tuyển các tổ hợp mới như A0C (toán, vật lý, công nghệ), A0T (toán, vật lý, tin học), B0C (toán, hóa học, công nghệ), D0C (toán, tiếng Anh, công nghệ), D0G (toán, tiếng Anh, giáo dục kinh tế và pháp luật).

Từ năm 2025 Đại học Quốc gia TP HCM cũng xác định giảm còn 3 phương thức tuyển sinh đại học, gồm: xét tuyển thẳng, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức, xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT.

Với quyết định này, các trường thuộc Đại học Quốc gia TP HCM tiến tới bỏ phương thức ưu tiên xét tuyển học bạ của học sinh tại hơn 100 trường THPT trên toàn quốc (theo danh sách cập nhật hàng năm) nhằm đảm bảo công bằng cho thí sinh.

Theo phương án tuyển sinh dự kiến năm 2025 của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch không có xét tuyển bằng học bạ, chỉ gồm 6 phương thức gồm: Kết quả thi tốt nghiệp THPT; Tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh; Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển; Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; Sử dụng phương thức khác.

Năm tới, nhà trường dự kiến sẽ tăng chỉ tiêu với 3 ngành so với năm 2024 là ngành Dược học (tăng 30%), Y học cổ truyền (tăng 20%) và Điều dưỡng (tăng 10%). Các ngành còn lại vẫn giữ nguyên chỉ tiêu như năm 2024.

Trước đó, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Công Thương TP HCM, Trường Đại học Sư phạm TP HCM, Trường Đại học Kinh tế - Luật cũng dự kiến hạn chế hoặc không sử dụng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT.

Bộ GD&ĐT vừa qua ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, Bộ yêu cầu nếu sử dụng kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển thì phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh. Ngoài ra Thông tư cũng quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

"Bùng nổ" với English Festival của học sinh mái trường mang tên Bác

Sôi động dạ hội tiếng Anh của trường Nguyễn Tất Thành.
(PLVN) - Tối 28/3, một chương trình thường niên rất được chờ đón đã diễn ra tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) - “Dạ hội Tiếng Anh - English Festival". English Festival 2025 có chủ với chủ đề Dylastia - Miền Đất Hy Vọng đã "bùng nổ" với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc do chính các học sinh thể hiện.

Xây dựng năng lực về trí tuệ nhân tạo (AI) cho học sinh phổ thông

Nhấn nút khởi động cuộc thi. Ảnh MSD
(PLVN) - Việc xây dựng năng lực về trí tuệ nhân tạo (AI), làm chủ công nghệ và ứng dụng công nghệ vào giải quyết các vấn đề của nhân loại là yêu cầu cấp thiết đối với học sinh phổ thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ.

Quảng Trị khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025

Quảng Trị khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025
(PLVN) - Ngày 27/3, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025, đánh dấu 10 năm tỉnh hưởng ứng sự kiện này. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm khuyến khích văn hóa đọc, lan tỏa tri thức đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên và người dân vùng sâu, vùng xa.

Tại sao cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ vào nhà trường?

Tại sao cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ vào nhà trường?
(PLVN) -  Trong bối cảnh của Nghị quyết 57, theo các chuyên gia, cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ lồng ghép trong các môn học trong nhà trường để khơi dậy khả năng sáng tạo của trẻ ngay từ nhỏ, cũng như hình thành văn hóa về sở hữu trí tuệ... Phần lớn học sinh chưa được tiếp cận với Sở hữu trí tuệ

28.000 thí sinh kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2025

28.000 thí sinh kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2025. (Ảnh: BTC)
(PLVN) -  Kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2025 là kỳ thi Toán tư duy quốc tế dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Năm nay, kỳ thi có khoảng 28.000 thí sinh đến từ 58 tỉnh/thành phố trên cả nước. Kỳ thi được tổ chức với 44 điểm thi tại 18 tỉnh/thành phố.

Đào tạo kỹ sư AI: Mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn

 Công nghệ AI đang thay đổi cấu trúc thị trường việc làm của người trẻ tại Việt Nam và toàn cầu. (Ảnh minh họa: MobileReview)
(PLVN) - Hàng loạt cam kết đào tạo kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI) từ Chính phủ đến doanh nghiệp lớn đang cho thấy một làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào nguồn nhân lực công nghệ cao, mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn cho người học và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà giáo dục.

Chuyện dài áp lực trên vai trẻ...

Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Lê Anh Vinh. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Theo các chuyên gia, học tiểu học không nặng về kiến thức, về thành tích, điểm số mà là bậc học để rèn luyện phẩm chất, tính cách, thái độ để các con vững vàng bước trên cuộc đời. Thế nhưng, đã từng có học sinh tiểu học quay cuồng với lịch học dày đặc nhằm đạt thành tích cao trong học tập như mong muốn của phụ huynh khiến em rơi vào trầm cảm...

Bình đẳng giới trong “Trường học hạnh phúc”: Để những ước mơ không bị giới hạn bởi khuôn mẫu

Bình đẳng giới trong “Trường học hạnh phúc”: Để những ước mơ không bị giới hạn bởi khuôn mẫu
(PLVN) -  Sân trường Tiểu học Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) rộn ràng hơn mọi ngày. Hơn 230 học sinh say sưa nhập vai miêu tả hành động bằng cơ thể, chăm chú theo dõi nghệ sĩ kịch câm biểu diễn, những cánh tay hào hứng giơ lên để trả lời câu hỏi của người hướng dẫn. Nhưng đây không phải một buổi học kịch nghệ. Các em đang được tìm hiểu về bình đẳng giới.