Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Tại buổi họp mặt, các nhà giáo đi B, nội đô đã có dịp ôn lại những trang sử hào hùng cũng như một thời xông pha lên đường chiến đấu anh dũng để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Văn nghệ chào mừng các nhà giáo nội đô, nhà giáo đi B

Văn nghệ chào mừng các nhà giáo nội đô, nhà giáo đi B

Nhà giáo Trịnh Hồng Sơn kể, đoàn đi B phải vượt nhiều khó khăn, gian khổ, hiểm nguy rình rập (đang đi bị trận càn, bị bom ném) nhưng tất cả chỉ có một mục tiêu là nhanh vào miền Nam, để cùng đồng bào miền Nam chiến đấu chống Mỹ cứu nước, giải phóng và thống nhất đất nước.

Trong giai đoạn này, nhiều người đã anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần thân thể trên chiến trường miền Nam, thậm chí có thầy cô đã ngã xuống ngay trước thời khắc ngày 30/4/1975 lịch sử.

“Cuộc chiến đấu trong lòng thành phố có những màu sắc rất đặc biệt, cái sống và cái chết chỉ trong gang tấc.” - nhà giáo Ngô Ngọc Dung chia sẻ.

Trong khi nhà giáo Nguyễn Thị Yến Thu - Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức TP HCM mong muốn thông qua những buổi họp mặt như thế này, để thế hệ trẻ biết thế nào là nhà giáo nội đô, nhà giáo đi B, nhà giáo trong kháng chiến để các em hiểu và nối tiếp truyền thống.

Nhà giáo Nguyễn Thị Yến Thu - Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức TP HCM.

Nhà giáo Nguyễn Thị Yến Thu - Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức TP HCM.

Tại họp mặt, ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM thay mặt các thế hệ nhà giáo trưởng thành sau ngày miền Nam giải phóng 30/4/1975 và đại diện ngành giáo dục thành phố tri ân các thầy cô đã vượt Trường Sơn để đến với miền Nam và các nhà giáo nội đô yêu nước, hoạt động trong lòng địch.

“Không chỉ xây dựng phong trào giáo dục, cầm súng chiến đấu bảo vệ trường lớp học, thầy cô đã góp sức mình cùng viết nên trang sử oanh liệt trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, thống nhất non sông. Hiện nay, vẫn còn nhiều thầy cô tiếp tục tham gia các hoạt động gắn với công tác giáo dục, tham gia Hội Cựu giáo chức, Hội Khuyến học...

Tinh thần, ý chí, phẩm chất và sức cống hiến bền bỉ của thầy cô đã truyền cảm hứng cho thế hệ nhà giáo trẻ hôm nay có thêm được sức mạnh, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn trong công tác, làm tròn sứ mệnh “trồng người” mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao phó cho ngành Giáo dục và Đào tạo” - ông Hiếu phát biểu.

Ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM biết ơn các nhà giáo - chiến sĩ vẫn luôn tâm huyết, cống hiến xây dựng thành phố và đất nước, phát triển giáo dục, vun đắp tài năng cho các thế hệ học sinh.

Ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM biết ơn các nhà giáo - chiến sĩ vẫn luôn tâm huyết, cống hiến xây dựng thành phố và đất nước, phát triển giáo dục, vun đắp tài năng cho các thế hệ học sinh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hồ Hải - Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP HCM bày tỏ sự vinh dự và xúc động lần đầu tiên được dự buổi họp mặt các nhà giáo đi B và nhà giáo nội đô đang sinh sống tại TP HCM.

“Hôm nay ngồi đây, lớp cao tuổi nhất là quý thầy cô đã bước qua tuổi 90, phần lớn là trên dưới 80, chỉ có một số ít thầy cô trên dưới 70 tuổi - cũng là lớp người “xưa nay hiếm”. Tất cả đều có chung tình yêu Tổ quốc, khát vọng hòa bình, thống nhất non sông và sự cống hiến tận tụy đối với sự nghiệp trồng người cao quý, thực sự là những tấm gương sáng về phẩm chất nhà giáo cách mạng, góp phần làm nên trang sử vẻ vang cho nền giáo dục nước nhà.

Ông Nguyễn Hồ Hải - Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP HCM.

Ông Nguyễn Hồ Hải - Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP HCM.

Cuộc họp mặt truyền thống các nhà giáo đi B và nhà giáo nội đô hôm nay càng có ý nghĩa hơn khi chỉ còn hơn 5 tháng nữa là cả dân tộc kỷ niệm một sự kiện lịch sử trọng đại: 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong gần nửa thế kỷ qua, đất nước nói chung, TP HCM nói riêng đã trải qua nhiều biến đổi to lớn, thay da đổi thịt từng ngày, nhân dân đã được hưởng nhiều thành quả tốt đẹp mà độc lập tự do mang lại. Để có những điều đó, những đóng góp công sức, máu xương của thế hệ đi trước không bao giờ bị quên lãng.

Chúng tôi, thế hệ sau, luôn biết ơn và trân trọng những gì các thầy cô đã làm cho đất nước. Những bài học quý giá về ý chí, nghị lực, sự tận tụy và lòng nhiệt huyết của các thầy cô đã và đang là động lực giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống và công tác”.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM tặng quà tri ân các nhà giáo.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM tặng quà tri ân các nhà giáo.

Tin cùng chuyên mục

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đọc thêm

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp cao hơn nhà giáo khác?

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia ý kiến.

(PLVN) - Cho rằng giáo viên lớp 1 là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau, Đại biểu tỉnh Vĩnh Long đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.

Khát vọng đưa giáo dục ngang tầm với các nước phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: MOET).
(PLVN) - Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính và ý kiến trao đổi của các thành viên Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 91 đề trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, dự kiến trước ngày 20/11/2024.

Cơ quan chủ quản yêu cầu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại giải trình về thu, chi tài chính

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại có địa chỉ tại 126 P. Xốm, Phú Lâm, Hà Đông, TP Hà Nội.
(PLVN) - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại Nguyễn Trung Sơn khẳng định, khoảng 10 năm nay, nhà trường không có tiền để chi trả phụ cấp ưu đãi nghề (phụ cấp đứng lớp) và phụ cấp thâm niên nhà giáo cho cán bộ giao viên, kể cả bản thân ông. Vấn đề này đã được nhà trường báo cáo tài chính, kiến nghị với Bộ Công Thương hàng năm, nhưng chưa bao giờ nhận lại được phản hồi.  

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

Quang cảnh buổi Hội thảo
(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.