Trung tâm đấu giá tài sản nên chuyển hết sang mô hình doanh nghiệp

Một phiên bán đấu giá tài sản
Một phiên bán đấu giá tài sản
(PLO) - Nhiều ý kiến cho rằng, đến nay không cần thiết phải duy trì Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản  tại tất cả các tỉnh, thành mà nên chuyển sang mô hình doanh nghiệp…
Ngại chuyển đổi vì còn mong bao cấp
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện cả nước có 63 Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản (BĐGTS) và 190 doanh nghiệp BĐGTS. Tuy nhiên, trong số 63 Trung tâm này chỉ có 11/63 đơn vị tự chủ 100% về tài chính; 5/63 Trung tâm được bao cấp hoàn toàn; 47/63 Trung tâm được Nhà nước bao cấp một phần; một số Trung tâm hoạt động kém hiệu quả. 
Còn nhớ, trước đây khi hoạt động BĐGTS chưa được xã hội hóa và còn “sơ khai“ thì mục đích ban đầu của việc thành lập Trung tâm dịch vụ BĐGTS là để thực hiện một số nhiệm vụ chính trị trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như BĐGTS thi hành án, tài sản là phương tiện vi phạm hành chính. 
Tuy nhiên, thực hiện xã hội hóa hoạt động BĐGTS, Nghị định 17/NĐ-CP về BĐGTS đã giao việc BĐGTS thi hành án cho cả Trung tâm và doanh nghiệp BĐGTS. Đồng thời, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2013 tiếp tục giao việc BĐGTS vi phạm hành chính đồng thời cho cả Trung tâm và doanh nghiệp BĐGTS. Như vậy, thời điểm này nhiệm vụ chính trị giao cho Trung tâm đã không còn nữa. 
  • Thực tế, theo Bộ Tư pháp, hiện nay việc duy trì Trung tâm tại tất cả các tỉnh, thành phố là không cần thiết mà còn gây áp lực cho ngân sách nhà nước, làm giảm tính chuyên nghiệp của hoạt động BĐGTS vốn vận hành theo cơ chế thị trường. 
Mặc dù Nghị định 17/NĐ-CP cũng đã có quy định về chuyển đổi mô hình Trung tâm sang doanh nghiệp, tuy nhiên sau 4 năm thực hiện, Bộ Tư pháp cho biết chưa có Trung tâm nào được chuyển đổi. Nguyên nhân là do Nghị định 17/NĐ-CP chưa quy định cụ thể tiêu chí, lộ trình cụ thể về việc chuyển đổi. Bên cạnh đó, vẫn còn tâm lý ngại ngần chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp để hưởng chế độ bao cấp của Nhà nước... 
Sự tồn tại các Trung tâm là không phù hợp với chủ trương xã hội hóa hoạt động BĐGTS và thông lệ quốc tế. Thực tiễn trên đặt ra yêu cầu cần phải có quy định về lộ trình, tiêu chí cụ thể cho việc chuyển đổi Trung tâm dịch vụ BĐGTS sang mô hình doanh nghiệp BĐGTS, tiến tới việc Trung tâm dịch vụ BĐGTS chỉ còn tồn tại ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, những nơi có nhu cầu về BĐGTS ít và vẫn cần Trung tâm dịch vụ BĐGTS để thực hiện nhiệm vụ chính trị. 
Cho 5 năm để chuyển sang doanh nghiệp
Để đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa hoạt động BĐGTS, nhiều ý kiến cho rằng việc chuyển đổi Trung tâm sang mô hình doanh nghiệp là cần thiết. Do đó, Dự thảo Luật BĐGTS đang được Bộ Tư pháp xây dựng dự kiến đưa ra quy định: trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực, đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có từ 02 doanh nghiệp BĐGTS và doanh thu hàng năm của Trung tâm dịch vụ BĐGTS đủ để đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của Trung tâm thì Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đề án chuyển đổi Trung tâm dịch vụ BĐGTS sang mô hình doanh nghiệp, trình UBND tỉnh, thành phố phê duyệt; tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê duyệt. 
Nhiều ý kiến đồng tình với việc chuyển đổi để phù hợp với chủ trương xã hội hóa hoạt động BĐGTS, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức hành nghề đấu giá, giảm áp lực về biên chế, ngân sách cho Nhà nước. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại việc chuyển đổi sẽ khó đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Mặt khác, nếu uy tín thương hiệu của các Trung tâm cũng được coi là một tài sản vô hình thì khi chuyển đổi, vấn đề này sẽ được bảo đảm ra sao? Ý kiến này cũng đề nghị cần phải cho các Trung tâm một lộ trình để thực hiện việc chuyển đổi.
Sở Tư pháp giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác BĐGTS tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: ...b) Xây dựng đề án về lộ trình chuyển đổi Trung tâm dịch vụ BĐGTS sang mô hình doanh nghiệp đối với tỉnh, thành phố có từ 02 doanh nghiệp BĐGTS trở lên, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt; tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê duyệt. (Khoản 2 điều 53 Nghị định 17/NĐ-CP về BĐGTS)

Đọc thêm

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.