Siết chặt quy định bổ nhiệm đấu giá viên

Một phiên đấu giá quyền sử dụng đất
Một phiên đấu giá quyền sử dụng đất
(PLO) - Nhiều ý kiến cho rằng, với những quy định về bổ nhiệm đấu giá viên theo Nghị định 17/CP hiện nay là quá dễ dãi, dẫn đến tình trạng một bộ phận đấu giá viên yếu kém về năng lực, trình độ. Vì thế, xây dựng Luật đấu giá tài sản phải siết chặt hơn các quy định về bổ nhiệm để đảm bảo chất lượng “đầu vào”.
Đấu giá chưa được coi là một nghề
Theo thống kê, đến nay cả nước có gần 1.200 đấu giá viên; 63 trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 190 doanh nghiệp bán đấu giá tài sản. Với số lượng gia tăng đáng kể như vậy nhưng theo Bộ Tư pháp: “Chất lượng của đội ngũ đấu giá viên tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên nghiệp hóa hoạt động bán đấu giá tài sản và dịch vụ bán đấu giá trong bối cảnh kinh tế thị trường. Gần một nửa số đấu giá viên được cấp Chứng chỉ hiện nay chưa qua đào tạo nghề; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhiều đấu giá viên còn hạn chế; việc chủ động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức pháp luật liên quan đến bán đấu giá tài sản một cách thường xuyên chưa được nhiều đấu giá viên coi trọng”.
Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do đội ngũ đấu giá viên tuy đã được đào tạo về nghề đấu giá nhưng ít có cơ hội cọ xát trong thực tế; các quy định hiện hành về điều kiện để trở thành đấu giá viên còn đơn giản, dễ dàng; thời gian đào tạo nghề đấu giá (3 tháng) còn ít so với các chức danh bổ trợ tư pháp khác (so với luật sư và công chứng viên là 12 tháng); chưa có quy định về thực hành nghề nghiệp của đấu giá viên, quy định về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng năm cho đấu giá viên. Đấu giá chưa được coi là một nghề, không thường xuyên làm việc tại tổ chức đấu giá mà còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác. 
Bắt buộc phải qua tập sự
Để khắc phục tình trạng nói trên, Dự thảo Luật đấu giá tài sản quy định 2 phương án đào tạo và tập sự hành nghề đấu giá. Phương án 1: Giữ nguyên thời gian đào tạo nghề là 03 tháng, tuy nhiên, bổ sung quy định sau khi tốt nghiệp đào tạo nghề thì bắt buộc phải đăng ký tập sự tại một tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp và thời gian tập sự tối thiểu là 06 tháng. Phương án 2: Không quy định thời gian tập sự hành nghề đấu giá. Tuy nhiên, tăng thời gian đào tạo nghề đấu giá từ 03 tháng lên 6 tháng và bắt buộc trong chương trình đào tạo phải có thời gian tập sự tối thiểu là 03 tháng.
Dự thảo Luật cũng quy định theo hướng nghĩa vụ bắt buộc tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bán đấu giá tài sản của đấu giá viên. Chế độ bồi dưỡng bắt buộc 01 năm/1 lần.
Luật sư Quản Văn Minh, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, với quy định 3 tháng đào tạo nghề như hiện nay là quá bất cập vì từ học đến việc tổ chức thành công một phiên đấu giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. ‘’Có người đi học về, ra trường vài năm chưa chắc đã đủ năng lực để thành đấu giá viên nếu không cọ xát với thực tiễn’’. Do đó, Luật sư Minh đề xuất nên có quy định về tập sự hành nghề trước khi bổ nhiệm đấu giá viên và sau khi tập sự phải qua một lớp kiểm tra trình độ.
Giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Hải Dương Nguyễn Đại Dân đồng tình tăng thời gian đào tạo nghề đấu giá từ 03 tháng lên 6 tháng, tuy nhiên ông Dân đề nghị bỏ hẳn quy định về miễn giảm thời gian đào tạo đấu giá viên quy định tại điều 7 Nghị định 17. ‘’Hoạt động đấu giá là lĩnh vực đặc thù, không phải cứ học xong bổ nhiệm được ngay. Ta cần quy định phải hoạt động trong tổ chức đấu giá chuyên nghiệp 2 năm mới được cử đi học. Và không nên quy định miễn giảm cho bất cứ trường hợp nào, kể cả giáo sư, tiến sỹ’’ - ông Dân nói.
Còn theo ông Trương Khánh Hoàn, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính lại có quan điểm khác: ‘’Đào tạo 3 hay 6 tháng không thành vấn đề mà quan trọng là chất lượng đào tạo. Nên có chương trình đào tạo phù hợp, chủ yếu là kỹ năng, nghiệp vụ và pháp luật về đấu giá để học viên nâng cao trình độ’’.
Quá trình lấy ý kiến Dự thảo Luật đấu giá tài sản, nhiều ý kiến đồng tình cần siết chặt quy định bổ nhiệm đấu giá viên để tăng cường hơn nữa tính chuyên nghiệp của đội ngũ này, đáp ứng yêu cầu về phát triển dịch vụ bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp. 
Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản quy định người đủ điều kiện để trở thành đấu giá viên là đã tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc ngành kinh tế, đã qua đào tạo nghề đấu giá 03 tháng (trừ trường hợp được miễn đào tạo). Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua cho thấy chất lượng đội ngũ đấu giá viên còn nhiều hạn chế, yếu kém về chuyên môn, kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề, vẫn còn biểu hiện tiêu cực trong bán đấu giá. So với yêu cầu của pháp luật ở một số nước trên thế giới thì điều kiện để trở thành đấu giá viên ở nước ta còn đơn giản, dễ dãi.
(Trích Báo cáo của Tổ Biên tập xây dựng Luật đấu giá tài sản)

Đọc thêm

Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi “tâm thư” cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam

Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi “tâm thư” cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Sáng 4/10/2024, Báo PLVN nhận được “tâm thư” của Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi đến để cảm ơn Tiến sĩ Vũ Hoài Nam và Đoàn Công tác của Báo PLVN cùng các mạnh thường quân đã quan tâm, dành tình cảm giúp đỡ, hỗ trợ “chia sẻ” đối với cán bộ , công chức, viên chức của Sở chịu ảnh hưởng, thiệt hại của Cơn bão số 3 (Bão Yagi).

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Công an Bạc Liêu đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nhất là Luật do ngành Công an chủ trì soạn thảo đến mọi tầng lớp Nhân dân, nhằm bảo đảm quyền làm chủ của người dân trong xây dựng pháp luật theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Luật Tương trợ tư pháp về dân sự đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho công tác giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Ảnh: Minh họa
(PLVN) - Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 được Quốc hội khóa XII thông qua năm 2007, có hiệu lực ngày 01/8/2008, là cơ sở pháp lý để các cơ quan tư pháp của Việt Nam hợp tác với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài giải quyết các vụ việc dân sự, hình sự xuyên biên giới, đồng thời cũng là sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế thông qua việc điều chỉnh hoạt động dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác Việt Nam - Ai-len trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác Việt Nam - Ai-len trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp
(PLVN) - Tiếp tục hoạt động tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ai-len từ ngày 2-3/10/2024 theo lời mời của Tổng thống Ai-len Michael Higgins, vào chiều ngày 3/10/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có buổi làm việc song phương với Bộ trưởng Tư pháp Ai-len Helen McEntee tại trụ sở Bộ Tư pháp Bạn. Tham dự buổi làm việc còn có đại diện Đại sứ quán Ai-len tại Việt Nam.

Bí quyết trong cuốn nhật ký của nữ hoà giải viên 10 năm chưa từng thất bại

Bà Đồng Thị Thanh Hòa, Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) -Hơn 10 năm trên cương vị Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, bà Đồng Thị Thanh Hòa (SN 1955) đã tiếp nhận và thực hiện hòa giải thành công 100% vụ việc, không phải hòa giải lại. Bà Hòa vinh dự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở.

Thi hành án dân sự - lan tỏa yêu thương trong bão lũ

Thi hành án dân sự - lan tỏa yêu thương trong bão lũ
(PLVN) - Công chức, người lao động của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp chung tay góp sức, ủng hộ, động viên về tinh thần và vật chất, thiết thực giúp đỡ cho những công chức, người lao động của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng do bão lũ gây ra.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại buổi làm việc
(PLVN) -  Ngày 03/10/2024, Đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự buổi kiểm tra có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) Nguyễn Thị Kim Chi.

Talkshow: "Phụ nữ- Quyền lợi và khát vọng"

Talkshow: "Phụ nữ- Quyền lợi và khát vọng"
(PLVN) -  Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (năm 1995) là một trong những văn kiện mang tính lịch sử về quyền của phụ nữ trên toàn thế giới. Hướng đến kỷ niệm 30 năm thực hiện các văn kiện này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có Tọa đàm cùng Ts.Trần Thị Hồng Hạnh, Giảng viên chính Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ts. Vũ Hồng Thúy, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam. 

TS Nguyễn Thế Dương: Miệt mài giữ sợi dây gắn bó kiều bào trẻ với nguồn cội

TS Nguyễn Thế Dương: Miệt mài giữ sợi dây gắn bó kiều bào trẻ với nguồn cội
(PLVN) -Với quan niệm giữ tiếng Việt chính là giữ được sợi dây gắn kết các kiều bào, nhất là trẻ em là con em người Việt Nam ở nước ngoài với cội nguồn, dân tộc, trong hơn 10 năm qua, TS Nguyễn Thế Dương, hiện đang sinh sống và làm việc tại Australia đã có nhiều hoạt động khác nhau nhằm duy trì, quảng bá tiếng Việt không chỉ trong cộng đồng kiều bào mà còn tới cả những người nước ngoài trên khắp thế giới.

Ngày đầu thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc: Tiếp tục đánh giá an toàn thông tin để kết nối chính thức

Việc thí điểm cấp Phiếu LLTP trên VNeID tại Hà Nội trước đó nhận được sự đón nhận tích cực từ người dân.
(PLVN) - Từ 1/10/2024, việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VneID được thí điểm triển khai nhân rộng trên toàn quốc. Đây được đánh giá là bước đi đem lại hiệu quả rất lớn trong giải quyết thủ tục hành chính, mang lại nhiều thuận tiện cho người dân.

Phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hiệu quả, đúng mục tiêu

Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Nguyễn Thanh Tú chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 01/10, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030. Cuộc họp do Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Nguyễn Thanh Tú chủ trì.