Mua đấu giá tiền tỷ nhận về “quả đắng“

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Nhiều người mua được tài sản đấu giá đã rơi vào cảnh khốn cùng vì “tiền đã trao mà cháo chẳng được múc”. Trong khi pháp luật thì lại chưa có cơ chế bảo vệ người mua hợp pháp một cách sòng phẳng và rõ ràng.
Một vụ án rất “nổi tiếng” ở Hưng Yên kéo dài nhiều năm đến nay vẫn chưa được thi hành dứt điểm là vụ Công ty TNHH Hà Văn. Theo án tuyên, Công ty này  phải trả tiếp cho Công ty cho thuê tài chính KEXIM Việt Nam 477.619,02USD. Thi hành bản án trên, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án (THA), kê biên, định giá tài sản kê biên và uỷ quyền cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản - Sở Tư pháp tỉnh Hưng Yên tổ chức bán đấu giá toàn bộ tài sản kê biên của Công ty TNHH Hà Văn để đảm bảo THA.
Năm 2010, ông Ngô Quang Vinh là người trúng đấu giá đã nộp toàn bộ số tiền mua tài sản vào tài khoản của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh. Do Công ty TNHH Hà Văn không tự nguyện giao tài sản cho người trúng đấu giá nên Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế. Tuy nhiên, trước khi cưỡng chế, Cục THADS tỉnh Hưng Yên nhận được văn bản của Uỷ ban kiểm tra Trung ương. Và đến nay sau nhiều năm với nhiều chỉ đạo, họp bàn, tài sản vẫn chưa được giao cho người trúng đấu giá.
“Xin” lại cũng khó
Theo phản ánh của nhiều cơ quan THA, tình trạng không giao được tài sản cho người trúng đấu giá không còn là hy hữu. Nhiều khách hàng cho biết tiền mua tài sản là tiền họ phải vay mượn với lãi suất cao, việc mua rồi nhưng thực tế không nhận được tài sản khiến họ thiệt hại lớn về kinh tế. 
Thực tế, nhiều khách hàng không đủ kiên nhẫn chờ các cơ quan chức năng “xem xét lại vụ việc” nên liên tục đến cơ quan tư pháp, THA “xin” lại tiền mua tài sản, chấp nhận chịu thiệt thòi do đồng tiền trượt giá. Tuy nhiên, khi tiền này đã được cơ quan THA đem trả cho người được THA thì việc đòi lại là… không tưởng.
Người dân khốn khổ vì tiền mất tật mang, lại phải theo đuổi kiện tụng để đòi quyền lợi thì cơ quan THA cũng mệt mỏi không kém. Tại TP.HCM, những năm qua “rộ” lên các vụ THA bị kiện liên quan đến chuyện bán đấu giá rồi nhưng không giao được tài sản. Cơ quan THA là “người ở giữa”, tự nhiên ra tòa thành bị đơn, bản thân các chấp hành viên cũng bất an và chùn tay khi xử lý các vụ việc tương tự.
Mạnh tay với trường hợp chây ỳ, chống đối
Theo quy định của Nghị định 17/CP về thủ tục bán đấu giá tài sản thì người mua được tài sản bán đấu giá được pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá. Việc giao tài sản được áp dụng ngay cả khi bản án, quyết định đã bị hủy, kháng nghị và xét xử theo trình tự giám đốc thẩm. Quy định là vậy, song thực tế việc giao tài sản rất khó khăn, nhất là đối với các vụ án mà vòng quay tố tụng kéo dài.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng nói trên là do tài sản THA dù đã được kê biên, định giá nhưng vẫn giao cho chủ sở hữu (là người phải THA) quản lý, sử dụng nên khi đấu giá xong thì người phải THA kiên quyết không giao, còn chống đối, kiện tụng. Trong khi đó, ở nơi này, nơi khác, vì nể nang, ngại động chạm mà cơ quan THA cũng chần chừ, không kiên quyết trong việc cưỡng chế. Chưa kể, nhiều vụ việc không đồng thuận ngay trong chính Ban Chỉ đạo THA hoặc những vụ việc phải chờ đợi để kháng nghị, giám đốc thẩm.
Sửa đổi Luật THADS, nhiều ý kiến cho rằng cần phải quy định rõ ràng và cụ thể hơn để bảo vệ quyền lợi cho người mua được tài sản đấu giá. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề xuất để tránh việc người có tài sản cố tình chiếm hữu bất hợp pháp thì cơ quan THA chỉ nên tổ chức đấu giá tài sản khi đã trực tiếp quản lý tài sản và trên tài sản phải có “mặt bằng sạch”. Kiên quyết hơn đối với những trường hợp chây ỳ, chống đối, thậm chí phải xử lý hình sự cũng là giải pháp được đưa ra để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người trúng đấu giá, giúp pháp luật được thực thi nghiêm minh. 

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.