Tôn vinh nét đẹp, giá trị văn hóa trang phục truyền thống các dân tộc Lào Cai 2024

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 15/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc năm 2024”, nhằm tôn vinh và lan tỏa vẻ đẹp, giá trị văn hóa trang phục các dân tộc ở địa phương.

Phát biểu tại buổi Lễ phát động, bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai nhấn mạnh: "Tỉnh Lào Cai chỉ đạo cấp ủy, các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội các cấp tăng cường tuyên truyền, triển khai hưởng ứng mặc trang phục dân tộc nhân dịp diễn ra các hoạt động sự kiện, lễ hội, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, địa phương; trong các hoạt động chào cờ đầu tuần, ngoại khóa của trường học…".

Bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai phát biểu tại buổi lễ.

Bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai phát biểu tại buổi lễ.

Theo bà Dung: Đây là năm đầu tiên tỉnh Lào Cai tổ chức phát động "Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc", thể hiện quyết tâm khơi dậy niềm tự hào của nhân dân đối với trang phục truyền thống dân tộc, từ đó chung tay hành động bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc; quảng bá, giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lào Cai tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Lào Cai có 25 nhóm ngành dân tộc, với một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú, giàu bản sắc. Bên cạnh các lễ hội dân gian và phong tục tập quán, trang phục truyền thống của 25 nhóm ngành dân tộc tạo thành bức tranh văn hóa đa sắc màu, độc đáo và vô cùng hấp dẫn.

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tích cực, chủ động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc. Đến nay, toàn tỉnh có 41 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 2 di sản đại diện của nhân loại, trong đó có di sản trang phục dân tộc truyền thống và nghề làm trang phục như: Tri thức dân gian nghệ thuật làm trang phục của người Mông đen ở thị xã Sa Pa; nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Nùng Dín huyện Mường Khương; nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông hoa huyện Bắc Hà; nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Pa Dí huyện Mường Khương; nghề dệt của người Dao họ huyện Bảo Thắng…

Một số hình ảnh về trang phục của đồng bào đang sinh sống tại Lào Cai:

Trang phục nữ dân tộc Dao.

Trang phục nữ dân tộc Dao.

Trang phục nữ dân tộc Nùng Dín.

Trang phục nữ dân tộc Nùng Dín.

Trang phục nữ dân tộc Giáy.

Trang phục nữ dân tộc Giáy.

Trang phục nữ dân tộc Pa Dí.

Trang phục nữ dân tộc Pa Dí.

Trang phục nữ dân tộc Mông.

Trang phục nữ dân tộc Mông.

Trang phục dân tộc Mông.

Trang phục dân tộc Mông.

Trang phục nữ và nam dân tộc Xa Phó.

Trang phục nữ và nam dân tộc Xa Phó.

Lào Cai có 25 dân tộc chung sống nên trang phục dân tộc rất phong phú, đặc sắc.

Lào Cai có 25 dân tộc chung sống nên trang phục dân tộc rất phong phú, đặc sắc.

Trang phục nữ dân tộc Hà Nhì.

Trang phục nữ dân tộc Hà Nhì.

Từ năm 2021-2023, tỉnh Lào Cai đã tổ chức hơn 30 lớp trao truyền kỹ năng, kỹ thuật cách thức tạo ra y phục, hoa văn truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh bằng phương pháp trao truyền, bảo tồn sống trong cộng đồng, lấy nghệ nhân của cộng đồng truyền dạy lại cho người dân tại địa phương; xây dựng được 6 mô hình bảo tồn mẫu hoa văn, trang sức, trang phục dân tộc.

Đó là kết quả của nỗ lực, quyết tâm bảo tồn và phát huy nét đẹp và giá trị văn hóa của trang phục truyền thống các dân tộc bản địa, trong bối cảnh tác động của kinh tế thị trường, đô thị hóa nhanh và hội nhập quốc tế mạnh mẽ.

Tin cùng chuyên mục

Không chỉ người dân, du khách, nhiều học sinh hào hứng tham quan, tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long - di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. (Nguồn: Bảo Châu)

Bảo tồn, phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long: Thấy gì từ việc UNESCO thông qua đề xuất của Việt Nam?

(PLVN) - Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Đọc thêm

Về Mường Thải xem điệu đang Mường

Về Mường Thải xem điệu đang Mường
(PLVN) - Nhắc đến đang Mường là nói đến những làn điệu dân ca chứa chan tình người, khát vọng, tình yêu quê hương, đất nước... Những làn điệu này không thể thiếu trong các ngày lễ hội, ngày vui của bản làng, gia đình đồng bào dân tộc Mường, ở xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Dùng văn hóa để nâng tầm thương hiệu cây sen Việt

 Sen Việt Nam nói chung và sen Bách Diệp ở Tây Hồ nói riêng đều có tiềm năng lan tỏa hương sắc, vươn tầm quốc tế.
(PLVN) - Chẳng biết từ bao giờ cây sen đã sinh trưởng ở Việt Nam. Mang vẻ đẹp thanh khiết, cao quý - sen trở thành một biểu tượng văn hóa tâm linh của người Việt. Bên cạnh ý nghĩa về tinh thần, hoa sen cũng đem lại những giá trị thực tiễn, như những đóa sen Bách Diệp ở Tây Hồ không chỉ đẹp mà còn cho ra món trà sen tuyệt hảo làm say đắm bao thực khách.

Đào Nhật Tân - nồng nàn theo năm tháng

Hiện giờ cây đào đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Hà Nội mỗi dịp Tết đến, xuân về. (Nguồn: Du lịch - Reatimes)
(PLVN) - Nhật Tân là tên một phường ở quận Tây Hồ, đồng thời gắn liền với làng Nhật Tân có nghề truyền thống trồng đào nức tiếng Hà thành suốt nhiều thế kỷ. Cứ Tết đến, xuân về, người Hà Nội lại nô nức kéo đến vườn đào khoe sắc thắm chọn cho được một cây đào bích, đào phai ưng ý.

Dẻo thơm xôi làng Phú Thượng

Mẻ xôi thơm ngon của làng Phú Thượng trở thành món ăn yêu thích của người dân Hà thành. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Nép mình gần triền đê sông Hồng, làng Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) bao năm nay vẫn thổi lửa truyền đời món xôi thơm ngon, dẻo mịn. Từ những con ngõ nhỏ, xôi làng Phú Thượng mang “tiếng thơm” đi khắp mọi nơi ở Hà Thành, trở thành một thức quà được nhiều người sành ăn yêu mến.

longformNghệ nhân 101 tuổi và “thiên cổ đệ nhất trà”

Nghệ nhân trà sen Nguyễn Thị Dần, 101 tuổi vẫn nhớ những lần đài Truyền hình Nhật Bản tới làm phim về nghề ướp trà sen Tây Hồ. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trước thềm lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - nghề ướp trà sen Tây Hồ, chúng tôi có dịp tới ngôi nhà thấm đẫm hương “Trà sen bà Dần” qua hai thế kỷ. Cụ Dần đã 101 tuổi, có điều kỳ lạ, cứ đến mùa sen nở rộ tháng 6, cụ lại cùng con cháu ngồi lấy gạo sen trong những sớm mai tinh khiết, để làm nên thứ trà sen “ đệ nhất” Hà thành…

Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích Đình Thổ Tang

Di tích Đình Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới ký Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 24/6/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang (tỉnh Vĩnh Phúc).

Mùa sen tháng 6 “đánh thức” giác quan

Gánh hoa sen đẹp ngỡ ngàng trên phố Hà Nội. (Ảnh: Tú Phạm)
(PLVN) - Dưới cái nắng nhiệt đới của tháng 6 khiến bao loài hoa e ngại, hoa sen lại càng tươi tắn, có lẽ vì là loài hoa tri kỷ của mùa hè, giống như hoa cúc của mùa thu hay hoa đào của mùa xuân. Nhiều người mong đến mùa hè để ngắm sen, không chỉ đơn thuần là chiêm ngưỡng hương sắc mà còn để nâng niu, thỏa mãn khứu giác, thậm chí là vị giác với những sản vật từ sen.

Hệ giá trị gia đình - Hạt nhân của hệ giá trị quốc gia

Từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam. Ảnh tham gia cuộc thi Gia đình do Hội Nhiếp ảnh TP HCM tổ chức.
(PLVN) -  Nhà yêu nước Phan Bội Châu đã từng có câu: “Nước là cái nhà to” và “Nhà chính là nước nhỏ”. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của mỗi một con người, mỗi một xã hội, mỗi một quốc gia, dân tộc. Gia đình là nơi khởi nguồn sinh ra mỗi con người, không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Vì thế, hệ giá trị gia đình chính là phần hồn cốt của gia đình, cũng chính là phần lõi của hệ giá trị quốc gia, dân tộc.

Nhà Nguyễn và những cuộc binh biến trong cung cấm

Cung điện nhà Nguyễn tại Huế. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Những cuộc khởi nghĩa nông dân chống Pháp và chống cả nhà Nguyễn nổi dậy khắp nước khiến nhà Nguyễn rất mỏi mệt và lo sợ. Trong cung cấm đã xảy ra ba cuộc binh biến lớn từ những vị trong dòng tộc nhà vua.

Nếp áo thanh xuân

Phụ nữ thành phố Tuyên Quang hưởng ứng Tuần lễ áo dài Việt Nam. (Ảnh: Báo Tuyên Quang)
(PLVN) - “Nếp áo thanh xuân” là sáng kiến trong chuỗi hoạt động của mạng lưới Di sản - Kết nối, được Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam khởi xướng nhằm gìn giữ, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới công chúng trong và ngoài nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ca trù, dòng chảy bền bỉ miền cửa biển

Các đào nương hát thờ tại cửa Đình An Biên- Lê Chân, TP Hải Phòng.
(PLVN) - “Hồng hồng tuyết tuyết! Mới ngày nào chửa biết cái chi chi. Mười lăm năm thấm thoát có xa gì...”. Vào những dịp lễ, tết hay các ngày kỷ niệm của đất nước và thành phố, người dân TP Cảng có nhiều cơ hội được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc ngay tại dải trung tâm thành phố hay vườn hoa Nhà kèn hoặc cửa đình An Biên hàng tháng…

Trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Một góc trưng bày trong khuôn khổ chương trình trải nghiệm. (Ảnh: T.T)
(PLVN) - Kỷ niệm 8 năm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2016 - 2024), chương trình trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm - Đẹp - Vui được giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vào tối thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần từ tháng 6/2024.

Lễ Đông Sửa của người Thái ở Yên Châu

Lễ Đông Sửa của người Thái ở xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Lễ Đông Sửa (hay còn gọi là cúng rừng thiêng) của dân tộc Thái ở bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) là nét văn hóa tâm linh như một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây...