Tồn 50.000 m3 sản phẩm gỗ trắc, Làng nghề Đồng Kỵ kêu cứu

Lượng sản phẩm làm từ  gỗ trắc tồn kho không xuất được lên tới 50.000 m3. Ảnh minh họa
Lượng sản phẩm làm từ gỗ trắc tồn kho không xuất được lên tới 50.000 m3. Ảnh minh họa
(PLO) - “Làng nghề chúng tôi đang rất gay go khi hàng loạt sản phẩm gỗ trắc làm ra 4 năm năm nay không xuất khẩu được. Lượng sản phẩm này quy ra khoảng 50.000 m3 gỗ và giá trị rất lớn. Làm sao chúng tôi xuất được số hàng này bây giờ? Các cơ quan chức năng hãy giúp chúng tôi!”, ông Vũ Quốc Vương - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) cho biết. 

“Cấm có nghĩa là cấm kêu”

Ông Vương cho biết, đây là số gỗ trước đây nhập khẩu từ Lào, Campuchia, khi đó theo Văn bản số 4719/VPCP –NN ngày 22/8/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc giải quyết ách tắc trong việc xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp thì đối với hàng gỗ thủ công mỹ nghệ, hàng gỗ cao cấp, từ nhóm gỗ 1A trở lên, đã được chế biến hoàn chỉnh, khi xuất khẩu chỉ cần kê khai với Hải quan đầy đủ số lượng, chủng loại, không phải xuất trình nguồn gốc gỗ. Việc kiểm tra nguồn gốc gỗ phải được thực hiện tại cơ sở sản xuất (đầu nguyên liệu vào xưởng).

Thông tin này khiến không ít người bất ngờ. Ông Võ Đình Tuyên - Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ ngạc nhiên: “Chứng tỏ làng nghề không cập nhật thông tin. Cites đã có quy định về nguồn gốc gỗ xuất khẩu từ cách đây mấy năm, đây là gỗ đã nhập khẩu từ trước, nhưng làng nghề phải báo cáo lên chứ! Bây giờ mới nói là quá muộn!”.

“Cách đây 3 năm, Cites Quốc tế đã  đưa ra lệnh cấm với gỗ trắc. Cấm có nghĩa là cấm kêu, không bàn cãi gì, một số loại gỗ trắc khác phải xin phép. Khi Cites Quốc tế đưa ra lệnh này, Cites Việt Nam cũng đã công bố rồi. Làng nghề phải thường xuyên cập nhật thông tin. Bây giờ phải thống kê lại xem có những loại trắc gì, chủng loại ra sao…” - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt nam (VIFORES), ông Nguyễn Tôn Quyền đề nghị.

Trao đổi với Báo PLVN,  Chủ tịch Hiệp hội Gỗ Đồng Kỵ Vũ Quốc Vương  cho biết, nếu quy ra giá trị thì giá trị thành phẩm của 50.000 m3 gỗ trắc đó là khoảng 10.000 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp tồn nhiều lên tới 500 tỷ đồng, doanh nghiệp tồn ít cũng ngót nghét 5 tỷ đồng. Được biết, không chỉ tồn đọng vốn, số hàng thành phẩm này đã “đắp chiếu” hàng năm nay,  ảnh hưởng đến công ăn việc làm của khoảng 8.000 lao động và phương hướng phát triển của làng nghề.

“Thực ra cũng có khách hàng muốn mua nhưng doanh nghiệp không thể xuất qua biên giới được. Còn bán trong nước thì không khách hàng nào kham nổi bởi gỗ trắc nguyên liệu khi mua vào đã 250 triệu đồng/m3, có thời điểm lên tới 1 tỷ đồng/m3…” - Ông Vương cho biết. 

Theo Chủ tịch Hiệp hội Gỗ Đồng Kỵ, do lượng hàng  hoá tồn đọng tại làng nghề Đồng Kỵ còn nhiều nên cần phải tiếp tục xuất khẩu số hàng tồn để thay thế nhóm gỗ mới trong 3 năm tới …

Coi chừng một số thị trường “dừng là chết”!

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, câu chuyên làng nghề Đồng Kỵ cũng là bài học chung cho các làng nghề và doanh nghiệp. “Các loại gỗ quý hiếm như gỗ hương, gỗ trắc, gỗ gụ… sẽ ngày càng hiếm đi, vì vậy doanh nghiệp cần tính đến các lọai gỗ thay thế. Như một số làng nghề ở miền Nam đã chuyển sang dùng gỗ xà cừ…” - ông Quyền cho nói. Đặc biệt, ông Quyền lưu ý, nhiều làng nghề, doanh nghiệp hiện nay quá phụ thuộc vào thị trường Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc nên các thị trường này “dừng là chết”.

Nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends cũng cho thấy, trong những năm qua, cầu đối với các loài gỗ quý, đặc biệt là cầu tại thị trường Trung Quốc giảm rất lớn đã làm chững lại các hoạt động thương mại các loài gỗ quý giữa Việt Nam và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công. Cầu tại Trung Quốc giảm cũng làm tê liệt các hoạt động tại nhiều làng nghề gỗ của Việt Nam.

“Hiện chưa có tín hiệu rõ ràng rằng cầu tại Trung Quốc về các sản phẩm gỗ quý sẽ không tăng trở lại trong tương lai…” - Ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends nhận định.

“Các doanh nghiệp cần phải liên kết với nhau thành doanh nghiệp lớn, liên kết với vùng nguyên liệu để tự chủ nguồn nguyên liệu. Cần đổi mới mô hình hoạt động, có thể thành lập mô hình hợp tác xã kiểu mới, đứng ra làm “bà đỡ” cho nông dân. Đặc biệt, Chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào vùng di dân tái thủy điện, các doanh nghiệp cần tiếp cận theo hướng này…” - ông Võ Đình Tuyên - Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ đưa ra lời khuyên.

Cũng theo đại diện Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm và chỉ đạo sát sao để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bởi sự phát triển của doanh nghiệp cũng chính là góp phần vào tăng trưởng GDP…

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc

Toàn cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc”.

Chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ: Hải quan chủ động giải pháp đấu tranh, ngăn chặn

Ông Vũ Hoài Linh trao đổi về giải pháp ngăn chặn hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thời gian qua tiềm ẩn diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trong 9 tháng năm 2024, các lực lượng đã phát hiện, bắt giữ và xử lý trên 39.000 vụ vi phạm, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2023.