Tìm “lối đi” cho Làng nghề Việt

(PLO) - Việt Nam được mệnh danh là đất nước của làng nghề, đặc biệt có hàng nghìn làng nghề thủ công truyền thống, hội tụ tinh hoa văn hóa dân gian được bồi đắp theo bề dày lịch sử, sản sinh và lưu giữ những giá trị có hàm lượng văn hóa, tinh thần đặc sắc của dân tộc. Tuy nhiên, việc phát triển, lưu giữ các làng nghề hiện nay còn khá nhiều bất cập.
Hôm qua 20/4, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯMTTQ) Việt Nam, Bộ Công Thương, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Làng nghề Việt Nam: truyền thống, thực trạng và giải pháp phát triển trong thời kỳ hội nhập”. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa 
Phát triển chưa bền vững
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tính đến 31/12/2014, số làng nghề và làng có nghề nước ta là 5.096; số làng nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748, thu hút khoảng 10 triệu lao động. 
Có nhiều làng tồn tại từ 500 đến 1.000 năm lại đây, trở thành những làng nghề tiêu biểu, được cả nước và thế giới biết đến như lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ, gốm sứ Bát Tràng, gốm Chu Đậu, gốm Bầu Trúc, gỗ Sơn Đồng, đúc đồng Ý Yên, mây tre Phú Vinh,  bạc mỹ nghệ Đồng Xâm, đồng Đại Bái, gỗ Đồng Kỵ, Vân Hà, đá Non Nước, đóng tàu thuyền Trung Kiên, thêu Quất Động, thổ cẩm Mai Châu, khảm trai Chuôn Ngọ, sơn mài Hạ Thái,… 
Số lao động được thu hút nhiều nhất là trong giai đoạn 2004 - 2005, với khoảng 13 triệu lao động; trong đó, có 35% là lao động thường xuyên, còn lại là lao động thời vụ và nông nhàn; thu nhập bình quân của lao động làng nghề thường cao hơn lao động nông nghiệp từ 2 đến 3 lần.
Tuy nhiên, theo ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện tại các Làng nghề đang đối mặt nhiều khó khăn, yếu kém như chất lượng, mẫu mã sản phẩm còn thấp; tiếp cận vay vốn; ứng dụng khoa học, công nghệ; nâng cao tay nghề; lại chịu nhiều thủ tục hành chính rườm rà; thị trường hạn hẹp; đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề chưa được quan tâm bồi dưỡng, phát huy đúng mức; đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề chưa được quan tâm bồi dưỡng, phát huy đúng mức; tình trạng ô nhiễm tại làng nghề nghiêm trọng, nhiều làng nghề vẫn phải sống chung với ô nhiễm, chịu nhiều bệnh tật, tuổi thọ giảm sút. 
Đến cuối năm 2015, khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành và nhiều hiệp định thương mại ký kết giữa nước ta với nhiều nước được thi hành, nhiều dòng thuế sẽ chỉ còn 0 - 5%,  hàng hóa nhiều nước tràn vào thì làng nghề sẽ chịu thêm sự cạnh tranh rất gay gắt nhiều hơn nữa. 
Cần sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ
Tại buổi tọa đàm, hầu hết các đại biểu đều kiến nghị: Nhà nước phải có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghề và làng nghề truyền thống phát triển bền vững như: Tiếp cận vốn tín dụng, giảm thiểu các thủ tục, tăng cường cho vay tín chấp, giảm lãi suất; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ nhất là trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề; thường xuyên đầu tư hiện đại hóa công nghệ, cải tiến đổi mới phương pháp sản xuất, trau dồi tay nghề cho người lao động; tập trung xử lý trước hết những cơ sở ô nhiễm nặng, tại những vùng rộng, những dòng sông liên quan nhiều địa phương, đẩy mạnh du lịch làng nghề...
Theo ông Nguyễn Tiến Nên - Chủ tịch UBND xã Phù Lãng, huyện Quế Võ (Bắc Ninh), khó khăn lớn nhất đối với Phù Lãng hiện nay đó là cơ chế thị trường đã làm sản phẩm gốm khó cạnh tranh được vì đặc tính của gốm Phù Lãng là sành nên rất nặng, thô nên người dân ngại sử dụng. Cùng với đầu ra tiêu thụ sản phẩm bị động, nhỏ lẻ, các hộ gia đình phải tự sản xuất và buôn bán hàng hóa chứ chưa có sự hỗ trợ từ phía tổ chức hoặc cơ quan nhà nước nào. 
Chính vì thế, các cấp, các ngành tạo điều kiện để phát triển làng nghề như: có cơ chế và chính sách ưu đãi cho người dân sản xuất gốm; tạo điều kiện mở rộng mặt bằng sản xuất cho các hộ dân làng nghề; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm-điểm công nghiệp để tạo quỹ đất đủ điều kiện đáp ứng mặt bằng cho dự án đầu tư thuận lợi, sản xuất ổn định.
Còn nghệ nhân Dương Bá Dũng, làng nghề Đúc đồng Ý Yên, Nam Định cho biết, chỉ tính riêng năm 2014, doanh thu từ hoạt động của làng nghề khá cao, đạt trên 200 tỷ đồng, nhưng nếu muốn Vạn Điểm phát triển bền vũng thì còn rất nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Nhà nước, các cấp cần có chính sách ưu đãi về nguồn vốn vay lãi suất thấp, đơn giản về thủ tục hồ sơ, mức vốn vay để đáp ứng được nhu cầu về vốn; tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề được thuê mặt bằng dài hạn... 
Theo Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, nếu không có chính sách của Nhà nước và sự nỗ lực của chính các làng nghề thì làng nghề không thể phát triển được, chỉ tồn tại như hiện nay với rất nhiều khó khăn cố hữu. 
Các làng nghề gắn với chiều dài lịch sử, tạo ra nhiều sản phẩm, tạo nhiều công ăn việc làm. Nhưng giá trị làng nghề không chỉ ở việc tạo ra việc làm, những giá trị kinh tế mà cao hơn là sản phẩm làng nghề gắn với những giá trị của người Việt từ văn hóa như ăn, mặc, tâm linh, sản xuất, nhà ở, văn hóa nghệ thuật.
Việc gìn giữ giá trị của văn hóa làng nghề là giữ lại những giá trị văn hóa của cả dân tộc. Cần nhận thức lại về giá trị của các làng nghề, nếu chỉ đơn thuần là tạo công ăn việc làm thì chỉ cần địa phương lo, nhưng đây là cả giá trị văn hóa dân tộc thì các cấp, các ngành cần chung tay gìn giữ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Đề xuất giá xăng dầu sẽ do thị trường quyết định

(PLVN) - Đó là nội dung đáng chú ý của dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu lần thứ 6 của Bộ Công Thương. Ngoài ra, dự thảo cũng đã có sự thay đổi về quyền mua bán xăng dầu của thương nhân phân phối sau một thời gian dài lắng nghe ý kiến dư luận.

Đọc thêm

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa “giấc mơ” điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài cuối: Cần những cơ chế mở hơn nữa

Dự kiến nơi xây dựng vùng lõi Nhà máy điện hạt nhân 2 (thôn Thái An, xã vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận). (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) -  Các quyết sách ưu đãi đặc thù với điện hạt nhân (ĐHN) đã có nhưng để có được quy mô ĐHN như tiến độ Chính phủ giao được nhiều chuyên gia cho là sẽ có không ít khó khăn. Vậy cần làm gì để có thể đưa Dự án ĐHN vào hoạt động đúng thời hạn, đóng góp cho kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung?

Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán dịp lễ 30/4 và 1/5

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hai sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo lịch nghỉ giao dịch chứng khoán nhân dịp ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Kích cầu thị trường trong nước: 'Lá chắn' kinh tế trước sóng lớn toàn cầu

Toàn cảnh Toạ đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.
(PLVN) - Trước những biến động khó lường của kinh tế thế giới và sức ép từ chính sách thuế mới của Mỹ, thị trường trong nước đang được coi là “lá chắn” quan trọng giúp kinh tế Việt Nam vững vàng vượt sóng. Các chuyên gia cho rằng, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển hạ tầng thương mại và thúc đẩy chuyển đổi số là những giải pháp then chốt để tăng sức cạnh tranh và đảm bảo tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Ở Việt Nam, tâm lý “chuộng vàng” trong dân còn khá phổ biến. (Ảnh: ĐVCC)
(PLVN) - Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thành Kế hoạch Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước 10/5

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Để bảo đảm cung ứng điện trong các tháng cao điểm năm 2025 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thành, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước ngày 10/5, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Thời cơ để gỡ 'thẻ vàng IUU' năm 2025

Bộ NN&MT tổ chức Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp gỡ “thẻ vàng” IUU khu vực miền Bắc được triển khai từ Quảng Ninh đến Quảng Trị. (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Chỉ đạo tại Hội nghị triển khai các giải pháp chống khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU) các tỉnh, thành ven biển miền Bắc từ Quảng Ninh đến Quảng Trị được tổ chức tại Nghệ An, ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU Phùng Đức Tiến khẳng định đây là thời cơ vàng để gỡ “thẻ vàng” IUU vào quý IV năm 2025.

Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam - Bài cuối: Hình ảnh thu nhỏ về hành trình chuyển mình của một quốc gia

Phối cảnh sân bay Long Thành.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đánh dấu bước chuyển trong tư duy quy hoạch, từ tư duy địa phương sang tư duy vùng, từ quản lý hành chính sang điều phối tích hợp. Mô hình này nếu thành công sẽ mở ra khuôn khổ thể chế mới cho các dự án hạ tầng tầm quốc gia, giúp rút ngắn thời gian triển khai, giảm lãng phí và tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực.

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia
(PLVN) - Mới đây,  Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) - đơn vị đại diện của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tại Miền Tây, chính thức ghi dấu mốc lịch sử: Tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm, đánh dấu hành trình gần 20 năm vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả của hệ thống công trình khí PM3 - Cà Mau.

Việt Nam đang hội tụ những yếu tố "thuận lợi hiếm có” để hút dòng vốn đầu tư đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm phát biểu khai mạc Diễn đàn
(PLVN) -  Ngày 22/4/2025 Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), thuộc Bộ Tài chính đã tổ chức Diễn đàn Đầu tư Đổi mới Sáng tạo Việt Nam (VIPCS) 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 nhà đầu tư đến từ châu Á, khu vực Vùng Vịnh và châu Âu.

Tháp không lưu cao trăm mét ở Long Thành đang tiến gần vạch đích

Tháp không lưu Sân bay Long Thành vượt tiến độ khoảng 2 tháng.
(PLVN) - “Đến nay, đài kiểm soát không lưu đã thi công tới độ cao 107,93m/115m. Trước ngày 30/9/2025, chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ hạng mục này. Với đà trên, các công trình quản lý bay có thể hoàn thành để phục vụ chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên ở Long Thành vào cuối tháng 12/2025”, ông Hồ Tuấn Sỹ - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trao đổi với Pháp luật Việt Nam.

Thu hồi quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng thuế quan ưu đãi của VCCI

Từ ngày 21/4, các chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang Na Uy, Thụy Sĩ sẽ do Bộ Công Thương cấp
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ và tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Na Uy và Thụy Sỹ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).