Thừa Thiên Huế: Tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội từ chuyển đổi số

Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu phấn đấu trong năm 2021 đạt 100% cán bộ, công chức, viên chức thanh toán không dùng tiền mặt các dịch vụ phổ biến trên nền tảng Hue-S. (Ảnh minh hoạ)
Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu phấn đấu trong năm 2021 đạt 100% cán bộ, công chức, viên chức thanh toán không dùng tiền mặt các dịch vụ phổ biến trên nền tảng Hue-S. (Ảnh minh hoạ)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thừa Thiên Huế đã và đang xây dựng những nền tảng cơ bản để thực hiện chuyển đổi số nhằm tạo ra thay đổi trong hoạt động cải cách thủ tục hành chính, hướng đến chính quyền phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Chiến lược chuyển đổi số “4 không 1 có”

Những năm vừa qua, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng bước ban hành các chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Năm 2014, Thừa Thiên Huế triển khai 5 phần mềm dùng chung theo định hướng hạ tầng dùng chung và cơ sở dữ liệu tập trung.

Năm 2016, Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Thừa Thiên Huế được khai trương. Năm 2019, Quyết định số 1779/QĐ-UBND phê duyệt đề án phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

Tháng 7/2020, Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định số 1957/QĐ-UBND phê duyệt chương trình chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế với phương châm “4 không 1 có” bao gồm: Làm việc không giấy tờ, hội họp không tập trung nhiều, dịch vụ công không gặp mặt, thanh toán không dùng tiền mặt và luôn luôn có câu hỏi thông tin, dữ liệu được tiếp cận đã được số hoá chưa.

Toàn cảnh thành phố Huế.

Toàn cảnh thành phố Huế.

Trao đổi với PV vào trung tuần tháng 6/2021, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước góp phần quan trọng trong thực hiện cải cách hành chính, hiện thực hóa lộ trình giảm giấy tờ, giảm thời gian, giảm chi phí trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Chuyển đổi số trong hệ thống cải cách hành chính, Nhà nước cần phải đi đầu, là điều kiện quan trọng thúc đẩy và phát huy hiệu quả sự đồng bộ chuyển đổi số các lĩnh vực kinh tế.

Từ năm 2020 đến nay, nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế, chính quyền địa phương Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh hoạt động làm việc, hội họp trực tuyến từ cấp tỉnh đến xã.

Những lúc cao điểm, mỗi cuộc họp có khi lên đến hơn cả 100 điểm cầu. Mục tiêu Thừa Thiên Huế đặt ra trong chương trình chuyển đổi số, đến 2030, tỉnh hoàn thiện mô hình chính quyền số, xã hội số; Đô thị thông minh trở thành mô hình phổ biến trong điều hành, vận hành hệ thống quản lý nhà nước và xã hội; Kinh tế số trở thành phương thức cốt lõi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Giám sát nhiều vấn đề trong đô thị TP Huế thông qua hệ thống camera cảm biến chuyển hình ảnh về Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC).

Giám sát nhiều vấn đề trong đô thị TP Huế thông qua hệ thống camera cảm biến chuyển hình ảnh về Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC).

Theo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến nay 100% các thủ tục hành chính của tỉnh được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trở lên.

Tất cả hồ sơ của người dân, doanh nghiệp nộp được nhập vào hệ thống một cửa điện tử, do vậy người dân, doanh nghiệp có thể tra cứu trạng thái giải quyết hồ sơ trực tuyến qua mạng Internet, SMS, Zalo… Khi người dân nộp hồ sơ liên quan đất đai có cung cấp số di động sử dụng Zalo, trạng thái hồ sơ được thông báo cho người dân.

Điều này giảm giấy tờ, thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận cao trong giải quyết thủ tục hành chính.

Ngoài xây dựng, phát triển hạ tầng mạng, hiện tỉnh Thừa Thiên Huế đang thí điểm Đề án chính quyền số với nhiều nội dung hướng đến mục tiêu lấy người dân làm trung tâm như: cung cấp tốt hơn các dịch vụ số sử dụng các công nghệ và công cụ hiện đại; nâng cao chất lượng các dịch vụ di động cho người dân, doanh nghiệp; đánh giá hiệu năng, chất lượng của dịch vụ và sự hài lòng của người dân để cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất…

Ưu tiên chuyển đổi số ngành du lịch

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tich UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết,rong năm 2021, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung chuyển đổi số đối với 4 ngành, trong đó ưu tiên ngành du lịch. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều mô hình, sản phẩm du lịch thông minh như: mô hình thực tế ảo, thuyết minh tự động tại các điểm di tích, số hóa các di sản văn hóa, thẻ du lịch thông minh…

“Tỉnh xác định phát triển du lịch theo hướng thông minh, bền vững nên ưu tiên tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành này. Chính vì thế, thời gian tới cần tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng như: đầu tư đảm bảo hệ thống hạ tầng, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành du lịch, phát triển các ứng dụng kết nối liên thông hệ thống thông tin quản lý từ Trung ương đến cơ sở; phát triển các ứng dụng thông minh phục vụ khách du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; tập huấn đội ngũ nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ số”, ông Nguyễn Thanh Bình cho biết thêm.

Chuyển đổi số giúp xây dựng hình ảnh cố đô Huế hiện đại, văn minh và thân thiện với người dân, doanh nghiệp và du khách.

Chuyển đổi số giúp xây dựng hình ảnh cố đô Huế hiện đại, văn minh và thân thiện với người dân, doanh nghiệp và du khách.

Để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số ngành du lịch, trước hết, tỉnh Thừa Thiên-Huế cần từng bước số hóa tài nguyên du lịch, từ các điểm di tích, di sản, các cảnh quan, các hệ thống bảo tàng và tiến tới số hóa các dịch vụ du lịch; số hóa các yếu tố liên quan đến hoạt động du lịch của các ngành liên quan. Phát triển hệ thống công cụ, nền tảng số các ứng dụng thông minh để khai thác các dữ liệu số chung của tỉnh; kết nối hệ thống du lịch số của Thừa Thiên Huế vào hệ thống chung của quốc gia.

Tại Tuần lễ chuyển đổi số của tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức cuối tháng 4/2021, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế phải trở thành điểm đến của những sự kiện công nghệ lớn của quốc gia và thế giới hướng tới mục tiêu kép: Vừa phát triển du lịch, vừa phát triển công nghệ và trở thành mô hình mẫu thực hiện chuyển đổi số. Chuyển đổi số là một hành trình chứ không phải đích đến. Trên hành trình đó có vô vàn khó khăn, thử thách. Ở cấp độ địa phương, Thừa Thiên Huế hãy coi mình như một quốc gia thu nhỏ để vận dụng chiến lược phù hợp, đặt ra mục tiêu phù hợp và cách làm phù hợp.

Đọc thêm

Bình minh nơi ven trời Tây Bắc

Đường phố Lai Châu rợp cờ hoa chào đón ngày lễ lớn.
(PLVN) - Ở nơi ấy… cuối trời Tây Bắc, có một tỉnh trẻ, một thành phố trẻ đang lặng lẽ vượt lên những khó khăn, những cách trở xa xôi, của đá tai mèo, thiên tai, mưa lũ, nghèo đói và lạc hậu… để xây dựng lên một thành phố nên thơ, một tương lai rộng mở. Ấy là Lai Châu, là “trái tim Tây Bắc” như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã khắc họa trong bài thơ “Gửi Lai Châu”.

Mùa tựu trường, bình về những điểm 10 môn Văn

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Dù vẫn còn hãn hữu, có thể nói là đếm trên đầu ngón tay nhưng các kỳ thi Tốt nghiệp THPT vừa qua đã xuất hiện những điểm 10 môn Ngữ Văn. Điều này liệu có bình thường? PLVN ghi nhận một số ý kiến bình giải về câu chuyện này.

Tư pháp Hà Tĩnh: Tiên phong trong công tác đỡ đầu xây dựng Nông thôn mới

Ông Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh làm việc với xã Hương Bình huyện Hương Khê về công tác đỡ đầu xã xây dựng nông thôn mới.
(PLVN) - Tính từ năm 2010 đến nay, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã thực hiện đỡ đầu, góp phần cùng với chính quyền và nhân dân nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đạt chuẩn về dịch nông thôn mới. Sở Tư pháp được tỉnh Hà Tĩnh đánh giá là đơn vị tiêu biểu trong việc giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Chung niềm tin chiến thắng dịch bệnh

Các ca sĩ biểu diễn phục vụ hơn 10 ngàn bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3 và số 6 TP HCM.
(PLVN) - Gần hai năm qua, các văn nghệ sĩ từ Bắc chí Nam không chỉ “cháy” hết mình trong mỗi sáng tạo nghệ thuật, góp sức trong cuộc chiến chống Covid-19 mà còn không quản ngại khó khăn, điều kiện dịch bệnh, sẵn sàng góp công, góp của tham gia các hoạt động tình nguyện hỗ trợ người dân vùng dịch.

Cần quy hoạch, phát triển Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng thuận thiên

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng Nghị quyết 120/NQ-CP thực sự mang tính đột phá, đánh dấu sự thay đổi từ cách tiếp cận mang tính phòng vệ thụ động đối với biến đổi khí hậu chuyển sang hướng tới mô hình “chủ động thích ứng với thiên nhiên”.

Nhiều doanh nghiệp muốn tự chủ chống dịch, tự chủ sản xuất

Một khu nhà xưởng mới được doanh nghiệp cải tạo để sản xuất 3 tại chỗ.
(PLVN) - Thay vì đối tượng bị kiểm soát dịch bệnh, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được cùng nhà nước tham gia chống dịch ngay chính tại doanh nghiệp của mình, được tự chủ sản xuất, chủ động đăng ký và chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa của mình…

Khi nông dân lên sàn… thương mại điện tử

Người nông dân live stream bán vải tại vườn.
(PLVN) - Mùa dịch, các phương thức mua bán truyền thống không còn phát huy tác dụng. Thương mại điện tử lên ngôi khiến cho kế hoạch đưa nông dân lên sàn thương mại điện tử hiện thực hơn bao giờ hết…

Quảng Ninh: Hiệu quả từ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh tại Hội nghị quán triệt, triển khai chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra năm 2020.
(PLVN) -  Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh, kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng đồng bộ, sáng tạo, triển khai diện rộng nhưng không chồng chéo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

“Bí quyết” giữ vững địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng

Quảng Ninh quyết giữ địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.
(PLVN) - Mặc dù là địa bàn có nguy cơ lây nhiễm rất cao với cửa khẩu, sân bay, thành phố du lịch..., nhưng với những giải pháp được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ được địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.

Biết ơn những điều bình thường bé nhỏ

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, trước khi bay cao, bay xa, hãy nhớ nằm lòng bài học để làm một người tử tế. Hãy biết ơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống từ những điều bình thường, nhỏ bé...

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 4): Hội tụ “Thế và Lực” hướng tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế

 Như một Việt Nam thu nhỏ, Quảng Ninh hội tủ nhiều kỳ quan thiên nhiên hiếm có. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Tầm nhìn dài hạn, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tiên phong đổi mới trong nhiều lĩnh vực cùng những lợi thế so sánh mà thiên nhiên ban tặng là “thế và lực” để Quảng Ninh tự tin trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước xứng tầm đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 2): Tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về cải cách hành chính

Ông Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định vị trí dẫn đầu về chỉ số cải cách thủ tục hành chính trong nhiều năm, hướng tới một nền hành chính phục vụ, đây là lĩnh vực quan trọng góp phần khẳng định thương hiệu Quảng Ninh thân thiện và năng động trong mắt bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 1): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Thành phố Hạ Long khang trang, hiện đại hôm nay (ảnh: Báo Quảng Ninh).
(PLVN) - Thời gian vừa qua, Quảng Ninh đã thể hiện vai trò ở tầm cao hơn trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của cả nước, phát triển theo hướng bền vững và hội nhập. Đây là một trong những bước đi bài bàn trong chiến lược dài hạn để Quảng Ninh sớm khẳng định thương hiệu phát triển bền vững trong nước và quốc tế.

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?
(PLVN) - Tại gói thầu Thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) làm chủ đầu tư, 2 nhà sản xuất tua-bin khí nổi tiếng thế giới là Mitsubishi Power và Siemens Energy còn không nộp hồ sơ do họ tự thấy rằng không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu. Vậy thực lực về công nghệ, kỹ thuật và năng lực của 2 nhà thầu này đến đâu mà lại như vậy?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?
(PLVN) - Ngày 6/8/2021 vừa qua, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) tổ chức lễ mở thầu Gói thầu thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 với trị giá lên tới hơn 1 tỷ USD. Gói thầu này được rất nhiều nhà thầu lớn trong và ngoài nước quan tâm, đã có đến 16 nhà thầu mua hồ sơ về nghiên cứu, chuẩn bị. Tuy nhiên đa số các nhà thầu đã không thể tham dự vì không đủ điều kiện, hoặc nếu có tham gia thì có thể bị loại ngay từ đầu...