Lắng xuống mọi xôn xao, để nghe Tâm mình trọn vẹn

Lắng xuống mọi xôn xao, để nghe Tâm mình trọn vẹn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tôi tin rằng, khi lòng người có thảnh thơi, có an lành, thì những cỏ cây và từng ngọn gió cũng được thấm từng lời kinh thiết tha và tâm tình tràn đầy lòng thương yêu...

Những ngày về Am để ở bên cạnh Mạ cũng là những ngày tôi được dành nhiều thời gian cho chính mình. Có những điều nho nhỏ nhắc tôi nhớ về yêu thương và bao dung vẫn còn ở đó, tha thiết đợi mình, dẫu lâu rồi mình không vun tưới, không chăm sóc.

1. Am quê, uy nghi mà hiền từ. Am xưa từng cứu hàng trăm, hàng ngàn người trong những trận bom, những mật lệnh tàn sát. Nay Am lại thanh bình vang lên từng tiếng Đại Hồng mỗi sớm chiều. Nhìn cảnh Bụt nằm an nhiên và những hàng cau tít tắp, tôi thấy lòng mình yên ả, những loang lổ, những bụi bặm như được thổi bay hết thảy.

Mỗi bận trở về là mỗi bận được thấy tươi mới lại, như 1 sự trỗi sinh “Vào thiền đường Thấy chân tâm/Một ngồi xuống Dứt trầm luân”. Thi kệ nhật dụng nơi thiền môn ngày nào chợt hiện về như một người bạn, một tri kỷ. Tôi dành thời gian để dọn chùa mà như dọn lại từng ngổn ngang phiền muộn và những rối ren vị kỷ còn ẩn tàng đâu đó trong tâm thức mình.

Tôi cũng chăm lại từng cái cây, sắp xếp lại từng không gian thờ tự. Có những khi tôi đã nghĩ rằng độ này mình tinh tấn quá, mình nhớ được tất thảy mọi lời hay ý đẹp của thánh nhân, mình đi đứng nằm ngồi và tụng kinh rất say sưa...

Vậy mà, sâu trong lòng vẫn như lòng sông còn cuộn từng lớp sóng. Tôi vẫn lo lắng, lo sợ một ngày ba và mạ tôi đau bệnh, một ngày khi trong chuyến đi xa nào đó rồi trở về, am sẽ vắng bóng mạ tôi, rồi vắng bóng ba tôi lụi cụi. Ba tôi có biệt tài lạ, tôi cứ trồng xuống cây nào thì ba lại không vừa ý. Ông lại đánh lên sắp lại theo ý mình. Có khi trưa nắng gắt, ông thương cây khô đất cằn liền đội nón đi tưới cây, thế là có đợt, sau những buổi trưa ấy, cây thì chết queo còn ba tôi thì bị ốm.

Ba là vậy, nhắc mãi giờ ông mới bỏ được thói quen tưới cây giữa khi trời nắng. Thiền sư Mãn Giác có 1 câu thơ: “chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước 1 nhành mai”, đại ý rằng có những lúc mình không để ý, mình có thể đi qua vô tình bằng sự ráo riết theo hư danh, theo công việc, theo đam mê... nhưng những tươi đẹp, nhưng bao dung độ lượng của cuộc đời vẫn còn ở đâu đó để chờ đợi, để chở che và đón mình quay về nhận diện.

2. Trở về Am và ở lại nhiều ngày tháng, có thời gian để tâm mà không bận, không mải lo đến những sự kiện, những buổi điền dã rong ruổi, trở về nhìn Mạ nhọc nhằn với từng hơi thở vào ra mới thấy lòng chùng lại. Tôi nhớ có một câu nói, rằng nếu người ta đặt một quả chuối và một xấp tiền trước mặt con khỉ, nó sẽ chọn quả chuối rồi chạy đi mà không biết rằng tiền có thể mua rất nhiều chuối. Cũng như con người, họ thường chọn tiền bạc, danh lợi, chọn hạnh phúc mà không nghĩ rằng chỉ cần có sức khỏe, họ có thể có tất cả những thứ đó. Nhìn Mạ giờ héo hắt sau bao tháng ngày Mạ đi về, từ lúc Mạ dắt tôi về thăm ngoại những ngày xưa...

Tôi nhớ từng ngày được trở về từ Sắc Tứ, được Mạ phần bắp ngô củ khoai, những ngày dáng Mạ bận bịu lo toan cho Am, mà giờ Mạ nằm đó, lặng lẽ, gầy mòn và yếu ớt. Khoảnh khắc nhìn Mạ, tôi đã cầu nguyện với tất cả hồn thiêng sông núi, với Tam Bảo, với tổ tiên rằng chỉ cần bình an, chỉ cần có cơ hội Mạ khỏe lại và cả một đời này về sau, tôi sẽ chọn yên vui, chọn yêu thương.

Có một câu chuyện gần đây mà tôi đọc được kể về một cây cầu, người ta gọi nó là cầu mặt trời mọc ở Choluteca, Honduras. Nó không có đường đến, cũng không có đường đi, nó nằm ở kế bên con sông mà mình cần bắc qua. “Không hề có một lỗi kĩ thuật nào của kỹ sư cả, tất cả đều hoàn hảo. Nó từng là cây cầu hiện đại nhất, lớn nhất, tự hào nhất, được người Nhật xây dựng ở Mỹ La-tinh năm 1996.

Nhưng, chỉ vài tháng sau khi cây cầu được khánh thành năm 1998, thì cơn bão Mitch lịch sử ập đến. Mưa liên tiếp, dồn dập trong 4 ngày đêm, lượng nước mưa lên đến 1905mm, giông bão gió giật cấp, cướp đi sinh mạng của 7000 người, cuốn trôi nhà cửa, của cải, làng mạc, đường đi. Một thứ duy nhất còn nguyên vẹn: cây cầu.

Nhưng vấn đề cũng nằm ở đó. Khi đường xá đều bị phá hủy, thì lấy gì để đi đến cây cầu đây? Chưa dừng lại ở đó, cơn bão còn làm thay đổi cả dòng chảy của con sông, làm nó chảy chệch sang một hướng khác, kế bên cây cầu. Từ đó cây cầu bị cô lập, không có đường đến, cũng không có đường đi, không bắc qua được con sông cần bắc, cây cầu không đi đến đâu cả. Và nó được người ta gọi là cây cầu vô dụng nhất thế giới.

Câu chuyện đơn giản vậy để thấy ra được mọi sự đều là vô thường. Con người trước thiên nhiên thật vô cùng nhỏ bé.

Có những lúc, người ta mải miết học tập, mải miết tạo ra những trí tuệ nhân tạo, những sáng chế, những thứ để chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Nhưng đứng trước sự vô thường vốn là bất biến của tạo hóa, thì người ta lại thật bé mọn, ngốc nghếch. Như việc tạo ra cây cầu kia, mọi sự nỗ lực và thành tựu vốn có vẻ thật hoàn hảo, thật đáng tự hào nhưng cuối cùng lại trở nên vô ích. Sức khỏe cũng vậy. Người ta mải miết đầu tư sức lực cho học tập để thành công trong đời, một mặt lại mải miết đầu tư cho những mối quan hệ, cho ngợi khen, cho hư vinh...

Càng mê mải đầu tư, người ta lại càng không nhận ra mình đang nạp vào những ích kỷ, đua tranh, những sự tham lam vào háo thắng. Mỗi một biến cố xảy đến với mình hoặc với người thân như một lời nhắc nhở của tự nhiên, của tạo hóa. Những lời nhắc nhở ấy thật tiếc là chỉ có lắng lại, chỉ có bằng một biến động, người ta mới có dịp trở về, tĩnh lặng, đủ lắng xuống để “nghe” được. “Lắng nghe”, nghĩa là chỉ có lắng xuống mọi xôn xao nơi tâm mình thì mới có thể “nghe” được trọn vẹn.

3. Thầm chắp tay trước trời đất, nguyện cầu mong Mạ sớm ổn định và dần khỏe lại, để tôi có diễm phúc được thấy Mạ có mặt đó trong đời, để tôi còn được thời gian cạnh Mạ mà làm một người con dù đã quá nửa cuộc đời vẫn được Mạ mắng mỏ, thương lo. Nắng chiều xiên nghiêng qua những tán lá và những cơn gió khẽ xao xác.

Tôi mang mấy cây nhỏ mà chính mình cũng không biết rõ là cây gì từ nơi chậu cảnh ra trồng ở vườn. Cây tôi mang về từ chuyến đi Indonesia trong mùa Phật Đản cùng thiền sư Lê Mạnh Thát, một người thầy mà tôi kính trọng vô cùng. Môi cái cây như là một kỷ niệm, một sinh mệnh, cũng là một niềm thương.

Tôi tin rằng, khi lòng tôi có thảnh thơi, có an lành, khi những cỏ cây và từng ngọn gió nơi am cũng được thấm từng lời kinh thiết tha và tâm tình tràn đầy lòng thương yêu, thì Mạ tôi dù bệnh đau còn đó, cũng sẽ thấy khỏe nhẹ, bình an hơn. Vừa trồng cây, tôi lại vừa nghe đâu đó trong tâm mình giọng của một chú điệu tri kỷ ngày nào đọc lời kệ:

“Tôi gửi tôi cho đất

Đất gửi đất cho tôi

Tôi gửi tôi nơi Bụt

Bụt gửi Bụt nơi tôi”

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Mùa tựu trường, bình về những điểm 10 môn Văn

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Dù vẫn còn hãn hữu, có thể nói là đếm trên đầu ngón tay nhưng các kỳ thi Tốt nghiệp THPT vừa qua đã xuất hiện những điểm 10 môn Ngữ Văn. Điều này liệu có bình thường? PLVN ghi nhận một số ý kiến bình giải về câu chuyện này.

Tư pháp Hà Tĩnh: Tiên phong trong công tác đỡ đầu xây dựng Nông thôn mới

Ông Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh làm việc với xã Hương Bình huyện Hương Khê về công tác đỡ đầu xã xây dựng nông thôn mới.
(PLVN) - Tính từ năm 2010 đến nay, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã thực hiện đỡ đầu, góp phần cùng với chính quyền và nhân dân nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đạt chuẩn về dịch nông thôn mới. Sở Tư pháp được tỉnh Hà Tĩnh đánh giá là đơn vị tiêu biểu trong việc giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Chung niềm tin chiến thắng dịch bệnh

Các ca sĩ biểu diễn phục vụ hơn 10 ngàn bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3 và số 6 TP HCM.
(PLVN) - Gần hai năm qua, các văn nghệ sĩ từ Bắc chí Nam không chỉ “cháy” hết mình trong mỗi sáng tạo nghệ thuật, góp sức trong cuộc chiến chống Covid-19 mà còn không quản ngại khó khăn, điều kiện dịch bệnh, sẵn sàng góp công, góp của tham gia các hoạt động tình nguyện hỗ trợ người dân vùng dịch.

Cần quy hoạch, phát triển Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng thuận thiên

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng Nghị quyết 120/NQ-CP thực sự mang tính đột phá, đánh dấu sự thay đổi từ cách tiếp cận mang tính phòng vệ thụ động đối với biến đổi khí hậu chuyển sang hướng tới mô hình “chủ động thích ứng với thiên nhiên”.

Nhiều doanh nghiệp muốn tự chủ chống dịch, tự chủ sản xuất

Một khu nhà xưởng mới được doanh nghiệp cải tạo để sản xuất 3 tại chỗ.
(PLVN) - Thay vì đối tượng bị kiểm soát dịch bệnh, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được cùng nhà nước tham gia chống dịch ngay chính tại doanh nghiệp của mình, được tự chủ sản xuất, chủ động đăng ký và chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa của mình…

Khi nông dân lên sàn… thương mại điện tử

Người nông dân live stream bán vải tại vườn.
(PLVN) - Mùa dịch, các phương thức mua bán truyền thống không còn phát huy tác dụng. Thương mại điện tử lên ngôi khiến cho kế hoạch đưa nông dân lên sàn thương mại điện tử hiện thực hơn bao giờ hết…

Quảng Ninh: Hiệu quả từ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh tại Hội nghị quán triệt, triển khai chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra năm 2020.
(PLVN) -  Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh, kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng đồng bộ, sáng tạo, triển khai diện rộng nhưng không chồng chéo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

“Bí quyết” giữ vững địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng

Quảng Ninh quyết giữ địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.
(PLVN) - Mặc dù là địa bàn có nguy cơ lây nhiễm rất cao với cửa khẩu, sân bay, thành phố du lịch..., nhưng với những giải pháp được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ được địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.

Biết ơn những điều bình thường bé nhỏ

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, trước khi bay cao, bay xa, hãy nhớ nằm lòng bài học để làm một người tử tế. Hãy biết ơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống từ những điều bình thường, nhỏ bé...

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 4): Hội tụ “Thế và Lực” hướng tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế

 Như một Việt Nam thu nhỏ, Quảng Ninh hội tủ nhiều kỳ quan thiên nhiên hiếm có. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Tầm nhìn dài hạn, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tiên phong đổi mới trong nhiều lĩnh vực cùng những lợi thế so sánh mà thiên nhiên ban tặng là “thế và lực” để Quảng Ninh tự tin trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước xứng tầm đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 2): Tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về cải cách hành chính

Ông Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định vị trí dẫn đầu về chỉ số cải cách thủ tục hành chính trong nhiều năm, hướng tới một nền hành chính phục vụ, đây là lĩnh vực quan trọng góp phần khẳng định thương hiệu Quảng Ninh thân thiện và năng động trong mắt bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 1): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Thành phố Hạ Long khang trang, hiện đại hôm nay (ảnh: Báo Quảng Ninh).
(PLVN) - Thời gian vừa qua, Quảng Ninh đã thể hiện vai trò ở tầm cao hơn trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của cả nước, phát triển theo hướng bền vững và hội nhập. Đây là một trong những bước đi bài bàn trong chiến lược dài hạn để Quảng Ninh sớm khẳng định thương hiệu phát triển bền vững trong nước và quốc tế.

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?
(PLVN) - Tại gói thầu Thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) làm chủ đầu tư, 2 nhà sản xuất tua-bin khí nổi tiếng thế giới là Mitsubishi Power và Siemens Energy còn không nộp hồ sơ do họ tự thấy rằng không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu. Vậy thực lực về công nghệ, kỹ thuật và năng lực của 2 nhà thầu này đến đâu mà lại như vậy?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?
(PLVN) - Ngày 6/8/2021 vừa qua, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) tổ chức lễ mở thầu Gói thầu thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 với trị giá lên tới hơn 1 tỷ USD. Gói thầu này được rất nhiều nhà thầu lớn trong và ngoài nước quan tâm, đã có đến 16 nhà thầu mua hồ sơ về nghiên cứu, chuẩn bị. Tuy nhiên đa số các nhà thầu đã không thể tham dự vì không đủ điều kiện, hoặc nếu có tham gia thì có thể bị loại ngay từ đầu...

Dấu mốc ra đời danh xưng “tỉnh Hải Dương”

Một góc thành phố Hải Dương địa linh nhân kiệt, sơn thủy hữu tình.
(PLVN) - Trên dải đất hình chữ S, Hải Dương là vùng đất địa linh nhân kiệt, có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của dân tộc. Đó là miền đất gợi nhớ về quá khứ hào hùng từ buổi bình minh dựng nước đến quá trình đấu tranh giữ nước...