Thiếu phụ lượm ve chai 30 năm chăm chồng bại liệt

30 năm nay ngày nào chị cũng chăm sóc chồng chu đáo.
30 năm nay ngày nào chị cũng chăm sóc chồng chu đáo.
(PLO) - Đi gần hết cuộc đời chị mới hiểu hạnh phúc không phải là nhà cao cửa rộng mà là tình đời, tình người lúc hoạn nạn, gian lao. Thế nên 30 năm nay, chị luôn cần mẫn chăm sóc người chồng bại liệt một cách chu đáo...

Chuyện tình cổ tích

Trong căn nhà cấp 4 ở nhờ người anh chồng cùng cha khác mẹ phía gần cuối hẻm 1172 đường 30/4 phường 11, TP.Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), chị Hoàng Thị Biển ngồi bóp chân cho người chồng bại liệt nửa dưới thân người. 30 năm qua, chị vẫn làm công việc này bằng tất cả tình yêu thương thủy chung của người vợ. Nước mắt lưng tròng, chị không kể về những ngày khó nhọc nâng đỡ vệ sinh, tắm rửa cho chồng mà lại nói về hạnh phúc nhỏ nhoi của mình.
Năm 1985, chị đem lòng yêu thương người lính Nguyễn Văn Uy bị bại liệt hai chân từ biên giới phía Bắc trở về. Mặc bố mẹ can ngăn, bạn bè cản trở, trái tim chị đã rung động trước đôi mắt cương nghị của người lính. Dẫu vẫn biết bao khó khăn ở phía trước, dẫu chị hiểu sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi, gian khổ nhưng trái tim mách bảo chị đã thuộc về anh. 
Ngày đám cưới, đông đủ bạn bè đến chúc mừng. Nhìn cô dâu hạnh phúc đẩy chồng ngồi trên xe lăn, nhiều người cảm động rơi nước mắt. Họ khâm phục tình yêu chị dành cho anh, nhưng không ít người nhìn chị với ánh mắt ái ngại, xót xa. Có người bạo miệng: “Con Biển đẹp đẽ mà lấy thằng què, nhìn chẳng khác gì đôi đũa lệch”. Ngày vui nhất của cuộc đời cũng là ngày chị Biển ngậm ngùi nước mắt. Không phải chị khóc vì bạn bè chê chị lấy chồng què mà khóc vì tình yêu sâu đậm anh dành cho chị. Chị tin rằng với tình yêu là phép nhiệm màu, tất cả khó khăn sẽ vượt qua.
Chồng chị, anh Nguyễn Văn Uy nguyên là thanh niên xung phong trong Chiến dịch Biên giới phía Bắc năm 1979 - 1981. Sau những năm tháng hoàn thành nhiệm vụ “giữ đất trồng rừng” ở Móng Cái, anh trở về địa phương rồi lên đường nhập ngũ vào Trung đoàn 234 thuộc Quân đoàn 3 đóng quân ở Thái Nguyên. Một lần, anh cùng 4 đồng đội dựng nhà cho bộ đội ở thì bị tai nạn. Toàn bộ khối gỗ, ngói trên mái đổ ập xuống đầu khiến anh ngất tại chỗ. Đồng đội đưa anh vào viện cấp cứu. Qua chẩn đoán ban đầu, anh bị chấn thương não, liệt hai chi dưới. Từ năm 1981-1985, anh Uy điều trị ở các bệnh viện quân đội. Cuối năm 1985, anh được xuất ngũ trở về địa phương với thương tật mất vĩnh viễn 61% sức khỏe.
Mang trên người thương tật suốt đời, có những lúc anh Uy thấy tuyệt vọng vì cả đời phải gắn với xe lăn? “Lúc đó, tôi cảm thấy mình tuyệt vọng lắm. Trước mắt là tương lai mù mịt. Nói thật với anh, tôi đã nghĩ đến cái chết. Khi gặp được nhà tôi bây giờ, tôi cũng không nghĩ bà ấy lại lấy tôi. Chính trái tim nhân hậu của bà ấy đã sưởi ấm trái tim tôi, thức tỉnh tôi cần phải sống để chiến đấu với bệnh tật, giành giật sự sống cho mình”, anh Uy chia sẻ.
Gia tài của người cựu thanh niên xung phong còn lại là tấm bằng danh dự với tám chữ vàng.
Gia tài của người cựu thanh niên xung phong còn lại là tấm bằng danh dự với tám chữ vàng. 
Xoa dịu cơn đau bằng câu chuyện đời
Sau ngày cưới, vợ chồng anh Uy mượn căn nhà cấp 4 ở giữa cánh đồng của người anh chồng cùng cha khác mẹ làm tổ ấm. Tuy không đứng được nhưng anh vẫn có thể ngồi trên xe lăn nhặt cho vợ bó rau, quét cái nhà, phơi quần áo. Còn chị là trụ cột chính của gia đình về kinh tế và chỗ dựa tinh thần vững chắc để anh Uy vượt qua bệnh tật. Rồi hai đứa con một trai, một gái lần lượt chào đời khiến hạnh phúc đong đầy trong căn nhà nhỏ. 
Theo chế độ thương tật của Nhà nước năm 1987, anh Uy được hưởng 38 ngàn đồng và 13kg gạo/tháng; khoản trợ cấp ấy ăn còn chưa đủ, lấy gì nuôi con. Không chịu cảnh con đói cơm, thất học, chị Biển lao vào công việc mưu sinh. Ban ngày để con ở nhà cho chồng giữ, còn mình đi gánh nước thuê, lượm ve chai kiếm tiền đong gạo. 
Năm 2004 anh Uy phát thêm bệnh lao não không ngồi xe lăn được phải nằm một chỗ. Gánh nặng chăm sóc chồng đè nặng lên đôi vai chị. Nếu trước đây chị bế chồng lên xe lăn rồi anh tự lăn xe, tự ăn, tự uống thì nay chị phải làm tất cả, từ cho anh ăn đến vệ sinh cá nhân. Nhìn chị tận tụy đến cam chịu, có người hỏi chị có ân hận vì lấy một người bại liệt? Chị Biển nhìn chồng, ứa hai hàng nước mắt tâm sự: “Tôi là con út, trước gia đình cũng khá giả. Em trai đi lái tàu Vốt-cô, anh trai là họa sĩ. Thời con gái cũng nhiều người dạm hỏi nhưng tôi chỉ thương yêu anh Uy. Thấy anh bại liệt, cả nhà không ai đồng ý, nhất là mẹ tôi. Nhưng tôi thương thì lấy, sướng khổ mình chịu. Lấy anh ấy thiệt thòi thì có nhưng ân hận thì không. Đâu phải nhà cao cửa rộng mới có hạnh phúc”.
Năm 2012 anh Uy được UBND tỉnh Vũng Tàu tạm giao căn nhà số D9 thuộc Khu nhà tạm cư khu phố 5, phường 5, TP.Vũng Tàu với quy định rõ: “Không được chuyển quyền sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào cho người khác hoặc cho thuê. Thời gian cư trú từ ngày 19/9/2012 đến hết ngày 31/12/2012. Khi Nhà nước thu hồi thì phải bàn giao ngay và không được đền bù, không được hưởng các hỗ trợ khác”. Như vậy căn nhà mà anh Uy được cấp chỉ là phường cho tạm trú tạm thời.
Do căn nhà ở cạnh cảng Bến Đá, mùi cá thối bốc lên, ô nhiễm, người bệnh như anh không chịu được nên vợ chồng vẫn phải ở nhờ nhà của người anh cùng cha khác mẹ. Căn nhà tạm cư ở khu phố 5 sau khi gia đình anh không ở đã bị thu hồi lại. Anh Uy chia sẻ: “Tiếng là được cấp nhà song tôi không được toàn quyền sử dụng, không được chuyển đổi, sang nhượng, nghĩa là chỉ cho mượn tạm. Tôi sợ nhất là khi tôi chết đi, Nhà nước thu hồi, vợ con sẽ bơ vơ”. Chị Biển nước mắt lưng tròng nhìn chồng rồi lại nhìn tôi như tìm niềm an ủi: “Ước mơ lớn nhất của tôi bây giờ là có một mái nhà của riêng mình. Lỡ mai kia anh Uy không còn nữa cũng có chỗ để ba mẹ nương thân. Rồi cũng đến lúc căn nhà tạm bị thu lại, không biết cả nhà tôi ở chỗ nào”.
Trên chiếc giường cũ kỹ kê giữa nhà, anh Uy nằm liệt như ngọn đèn trước gió. Do nằm lâu không cử động, bụng anh ngày một chướng to, hai chân phù nề tê nhức do máu không lưu thông. Đêm nào chị Biển cũng thức bóp chân cho chồng, rồi nằm cạnh thủ thỉ động viên. Chị kể chuyện ngày anh mới từ đơn vị trở về mặc bộ quân phục màu cỏ úa ngồi trên xe lăn đã khiến trái tim thiếu nữ của chị rung động, chuyện ngày cưới chị đã hạnh phúc đến nghẹt thở dù bị nhiều người chê là “đôi đũa lệch”, chuyện sinh con và chuyện tương lai. Chính những câu chuyện quá khứ đầy ắp kỷ niệm đẹp đẽ ấy đã giúp vợ chồng chị vững vàng vượt qua khó khăn và làm dịu những cơn đau bệnh tật anh Uy quặn mình chịu đựng suốt 30 năm qua./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.