Theo dõi THPL tại TP.Hồ Chí Minh: So với yêu cầu, còn có khoảng cách

Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền phát biểu tại buổi kiểm tra
Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền phát biểu tại buổi kiểm tra
(PLO) - Hôm qua (7/9), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền đã dẫn đầu Đoàn kiểm tra liên ngành làm việc với UBND TP.HCM về công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2014.
Quy định chưa phù hợp thực tiễn
Thứ trưởng Hiền cho biết: Đoàn kiểm tra lần này nhằm thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ giao, trong đó Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật (THPL) trong cả nước, trong đó có công tác kiểm tra về lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP) theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè trên địa bàn TP.HCM. 
Thứ trưởng Hiền nhấn mạnh, việc theo dõi THPL đối với lĩnh vực này có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Thông qua đó mới biết được pháp luật ban hành có phù hợp, đi vào cuộc sống của người dân hay không; nếu những điều nào chưa hoặc không phù hợp thì đề suất sửa đổi, bổ sung.
Báo cáo về tình hình THPL trên địa bàn, bà Lê Thị Bình Minh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết: UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch theo dõi tình hình THPL về ATTP theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè, đồng thời giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở liên quan và UBND 24 quận, huyện tổ chức theo dõi, đánh giá tình hình THPL ở lĩnh vực trọng tâm thuộc phạm vi quản lý của UBND TP.HCM. 
Riêng về việc tuân thủ các quy định của pháp luật về ATTP theo chuỗi rau, củ, quả và chè, bà Minh cho biết: Tại các cơ sở sản xuất, đoàn kiểm tra của các sở, ngành lấy mẫu phân tích nhanh 360 mẫu rau đang thu hoạch, kết quả phân tích không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tại các cơ sở kinh doanh, kiểm tra 22 cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh rau, quả, lấy 20 mẫu rau, quả phân tích định lượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả, 19/20 mẫu không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, 1/20 mẫu phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép… 
Được biết, các hành vi vi phạm phổ biến là hoạt động sơ chế, kinh doanh không bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, con người. Các hành vi vi phạm một phần do nhận thức, hiểu biết của người dân, một phần do lợi nhuận kinh doanh, những phần khác là do quy định pháp luật chưa phù hợp với thực tiễn... Tuy nhiên, theo bà Minh, đại đa số các trường hợp vi phạm không bị xử lý mà chỉ được nhắc nhở.
Cấp sở không nên quản tiểu thương
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Tất Thành Cang cho rằng, vấn đề rau, củ, quả và chè là lĩnh vực nhỏ, nhưng rất quan trọng. Bởi 2.700 tấn rau, củ, quả và chè được tiêu thụ tại TP.HCM, tuy nhiên địa phương chỉ đáp ứng được 1/4, còn lại phải nhập từ các tỉnh khác, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Nhận thức được vấn đề này, TP.HCM và các tỉnh, thành đã ký kết với nhau Thỏa thuận hợp tác về việc cung cấp nguồn thực phẩm cho thành phố (TP) nhằm hạn chế những thực phẩm kém chất lượng tràn vào TP. Tuy nhiên, đối với các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ đưa hàng vào TP.HCM thì quản không xuể. 
Về pháp chế sở, ngành, ông Cang nói: “Còn nhiều sở, ngành khác vẫn chưa có Phòng Pháp chế. Sau này nếu các sở, ngành ban hành văn bản mà để xảy ra sai phạm thì người đứng đầu sở, ngành phải chịu trách nhiệm. Cho nên ngay bây giờ Sở Tư pháp cần tham mưu cho UBND TP và các sở, ngành tiến hành thành lập Phòng Pháp chế ở các sở, ngành, đây là việc làm cần thiết”. 
Ông Cang đề nghị, đối với các tiểu thương ở các chợ nhỏ, nếu quy định người ta phải đăng ký ở Sở Công Thương là không đúng, không khả thi mà nên để cho Phòng Kinh tế các quận, huyện làm là được. 
Ông Cang cũng cho rằng, việc đoàn công tác chọn Lâm Đồng (Đà Lạt) và Long An để kiểm tra và tìm hiểu là chính xác. Bởi đây là hai địa phương nhập rau, củ, quả và chè về TP lớn nhất. Thực tế đã có chuyện nhập khoai tây từ Trung Quốc về Đà Lạt rồi “chế biến” để đưa đi các tỉnh, thành tiêu thụ. Cách làm hiện nay là xử lý ngọn, nhưng kiểm tra ngay tại gốc (nơi sản xuất) mới quan trọng và hiệu quả.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền ghi nhận công tác quản lý đối với lĩnh vực ATTP, nhất là chuỗi rau, củ, quả và chè của TP.HCM là rất tốt; phân cấp, tổ chức sâu rộng từ cấp thành phố xuống tận cơ sở. Cách làm hay là đã ký kết được Thỏa thuận hợp tác với 5 tỉnh, thành  nhằm cung cấp nguồn thực phẩm cho thành phố. Tuy nhiên, còn đó những hạn chế như việc triển khai công tác theo dõi THPL theo chuỗi rau, củ, quả và chè so với yêu cầu là có khoảng cách, có những nội dung chưa đảm bảo; đặc biệt, việc xử lý vi phạm hành chính còn quá hạn chế, vi phạm nhiều nhưng phát hiện và xử lý thì chưa đạt yêu cầu. Thứ trưởng cũng chia sẻ những khó khăn với TP về quy định của pháp luật, về công tác nhân sự... 
Thứ trưởng đề nghị UBND TP.HCM thời gian tới nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình đối với việc THPL trong chuỗi rau, củ, quả và chè trên địa bàn, kể cả các lĩnh vực khác. 

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.