Văn bản được ban hành đa số không bảo đảm yêu cầu về thời điểm có hiệu lực

Ngoài việc không đảm bảo yêu cầu về thời điểm có hiệu lực, một số văn bản đưa ra không phù hợp như quy định thịt bán trong 8 giờ. Ảnh minh họa
Ngoài việc không đảm bảo yêu cầu về thời điểm có hiệu lực, một số văn bản đưa ra không phù hợp như quy định thịt bán trong 8 giờ. Ảnh minh họa
(PLO) - Bộ Tư pháp vừa có báo cáo Chính phủ về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật quý III/2014, nhiệm vụ quý IV/2014. 
Báo cáo cho biết, trên cơ sở báo cáo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, kết quả rà soát của Bộ Tư pháp, trong quý III/2014, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cần xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 162 văn bản. 
Kết quả tính từ ngày 26/6/2014 đến ngày 25/9/2014, đối với 62 văn bản quy định chi tiết 25 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành  được 28 văn bản (11 nghị định, 03 quyết định, 14 thông tư), giải quyết được 28/62 văn bản nợ, đạt 45,16%. Số nợ chưa ban hành là 34/62 văn bản (13 nghị định, 02 quyết định, 16 thông tư, 03 thông tư liên tịch), chiếm 54,84%. 
Đối với 100 văn bản quy định chi tiết 12 luật có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2015, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã và đang tích cực nghiên cứu, xây dựng để ban hành bảo đảm có hiệu lực cùng với thời điểm có hiệu lực của luật. Kết quả, đã ban hành được 01 thông tư, số còn lại vẫn trong thời hạn soạn thảo, ban hành.
Như vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định, tình trạng nợ văn bản vẫn còn tồn tại với số lượng lớn; đa số văn bản được ban hành không bảo đảm yêu cầu có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật, pháp lệnh; công tác rà soát, lập dự kiến Danh mục văn bản quy định chi tiết còn chậm, nhất là đối với thông tư và thông tư liên tịch. 
Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, nguyên nhân chủ yếu là do các Bộ, cơ quan ngang Bộ phải xây dựng, ban hành một số lượng lớn văn bản, nhiều nội dung giao quy định chi tiết là khó, phức tạp, còn ý kiến khác nhau hoặc liên quan đến các văn bản khác đang sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng phải tập trung soạn thảo, trình các dự án luật, pháp lệnh nhằm bảo đảm tiến độ và chất lượng theo yêu cầu triển khai Hiến pháp năm 2013. 
Bộ Tư pháp cũng cho biết, trong quý IV/2014, nhiệm vụ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh là rất nặng nề. Bên cạnh việc phải xây dựng, ban hành 34 văn bản nợ chưa ban hành thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ còn phải nghiên cứu xây dựng, ban hành số lượng lớn văn bản quy định chi tiết thi hành 12 luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2015  với số lượng lên tới 99 văn bản. 
Về tình hình kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, trong quý III/2014 (từ ngày 22/6/2014 đến ngày 22/9/2014), Bộ Tư pháp đã kiểm tra 579 văn bản (163 văn bản của Bộ, cơ quan ngang Bộ và 416 văn bản của địa phương). Qua kiểm tra, bước đầu Bộ Tư pháp đã phát hiện 177 văn bản có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp pháp của văn bản quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP. Trong đó có 07 văn bản sai nội dung, 24 văn bản sai về hiệu lực, 146 văn bản sai về thể thức, căn cứ pháp lý. Trong số 07 văn bản có dấu hiệu sai về nội dung, có 02 văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; 05 văn bản của địa phương. 
Từ kết quả kiểm tra, Bộ Tư pháp đã ra Thông báo yêu cầu xử lý đối với 15 văn bản (gồm 04 văn bản của Bộ, cơ quan ngang Bộ và 11 văn bản của địa phương) đã phát hiện sai về nội dung, đồng thời tổ chức làm việc với các Bộ, ngành có liên quan để yêu cầu xử lý đối với 03 văn bản sai về thẩm quyền. Kết quả đã có 01 văn bản được xử lý, 02 văn bản khác đã được cơ quan ban hành thống nhất hướng xử lý trong thời gian tới.  

Tin cùng chuyên mục

Vụ trưởng Vụ truyền thông Ngân hàng nhà nước Việt Nam Lê Thị Thúy Sen

Vụ trưởng Lê Thị Thúy Sen và “Khéo khôn với tiền…”

(PLVN) - Ngay sau khi ra mắt, "Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền” của tác giả Lê Thị Thúy Sen đã trở thành hiện tượng xuất bản trong hệ thống sách kiến thức khoa học của NXB Kim Đồng. Hóa ra những kiến thức khô khan, khó hiểu về tài chính- ngân hàng được tác giả khéo léo hóa giải để trở nên đơn giản, dễ hiểu…

Đọc thêm

Hội nghị bàn tròn “Văn hoá pháp luật”: Tăng cường nghiên cứu văn hoá pháp luật trong khoa học pháp lý

Hội nghị bàn tròn “Văn hoá pháp luật”: Tăng cường nghiên cứu văn hoá pháp luật trong khoa học pháp lý
(PLVN) - Văn hoá pháp luật là một chủ đề nghiên cứu còn khá mới song lại hết sức cần thiết để tạo dựng niềm tin pháp luật trong quần chúng, là cơ sở thúc đẩy các hành vi hợp pháp, hợp lý. Nhằm làm rõ hơn khái niệm, bản chất, cấu trúc và vai trò xã hội của văn hoá pháp luật, sáng 14/11, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị bàn tròn: “Văn hoá pháp luật”. PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội dự và phát biểu khai mạc hội nghị.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư ở Khánh Hòa

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư ở Khánh Hòa
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), chiều 16/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn Phong Ấp, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Sửa đổi Luật Công chứng: Đề xuất quy định mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh báo cáo một số nội dung về dự thảo Luật Công chứng sửa đổi. (Ảnh Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, nếu quy định việc mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ thì sẽ mua trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tổ chức hành nghề. Nhưng nếu là loại hình bảo hiểm bắt buộc thì sẽ phải quy định rõ mức mua và mức bồi thường.

Noi gương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (Ảnh: T.Ư Hội LHTN Việt Nam)
(PLVN) - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, không chỉ là nhà lãnh đạo quân sự tài ba mà còn là người đặt nền móng vững chắc cho tổ chức thanh niên lớn mạnh, gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước.

Quảng Bình: Tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng cho tất cả công chức tư pháp, hộ tịch

Toàn cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) - Sở Tư pháp Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi và kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử , thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông theo Đề án 06 cho công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn tỉnh .

Chú trọng hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 14/11, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên 1M4W năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc.
(PLVN) -Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; lý luận đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.