Thần tốc hình thành "bốn quả đấm thép" xung quanh Sài Gòn

(PLO) - Từ Tây Nguyên, sau những chiến thắng giòn giã trong chiến dịch giải phóng Tây Nguyên và các tỉnh nam Quân khu 5, ngày 4/4/1975 Quân đoàn 3 được lệnh hành quân vào miền Đông Nam bộ. Sư đoàn 316 và Sở chỉ huy nhẹ của Quân đoàn xuất phát từ thị xã Buôn Ma Thuột, theo đường 14 tiến về phía nam. 
Trong khi đó, sau khi mất Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hoà vẫn nhận định sai lầm về ta. 
Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn tính toán và cho rằng, do phải để lại nhiều đơn vị giữ các tỉnh mới giải phóng và do đường xa, thiếu phương tiện cơ động nên đối phương chỉ có khả năng đưa vào miền Đông Nam bộ nhiều nhất một quân đoàn, và muốn đưa lực lượng ấy vào tới chiến trường phải mất ít nhất 2 tháng.
Thần tốc để quyết chiến và toàn thắng
Thần tốc để quyết chiến và toàn thắng 
Hướng về Sài Gòn
Sư đoàn 320A đang củng cố thắng lợi vừa giành được ở Tuy Hoà, gấp rút quay trở lại Tây Nguyên bằng đường số 7, sau đó tiến quân theo đường 14. Sư đoàn 10 đang truy quét địch ở Nha Trang, Cam Ranh nhanh chóng thu quân, rồi theo đường liên tỉnh số 2 lên đường 20. Các Trung đoàn 7 và 575 công binh đi trước mở đường, bắc cầu. 
Hàng nghìn đồng bào các dân tộc ít người vùng căn cứ Bắc Ái, quê hương Anh hùng Pi Năng Tắc đã tham gia sửa đường, làm ngầm, giúp bộ đội hành quân nhanh chóng. Trên 3.000 chuyến xe của Sư đoàn 471 ô tô Đoàn 559 và của Quân đoàn được huy động vào cuộc hành quân. 
Nhiều cán bộ, chiến sĩ bị thương nhẹ, bị ốm đang điều trị ở các trạm xá, bệnh viện, nghe tin Quân đoàn đi chiến đấu một mực xin trở về theo đơn vị.
Phát hiện sự di chuyển của Sư đoàn 10 trên đường 20, địch cho máy bay ném bom ngăn chặn làm hàng chục xe vận tải của ta bị cháy. Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 10 vừa đánh địch, khắc phục hậu quả, vừa mở đường gấp rút hành quân đến vị trí tập kết đúng thời gian quy định.
Ngày 15/4, Sư đoàn 316 và các đơn vị đi đầu của Quân đoàn 3 đến khu vực Dầu Tiếng vừa giải phóng, chiếm lĩnh bàn đạp tiến công Sài Gòn từ phía tây bắc theo đúng kế hoạch của Bộ Chỉ huy mặt trận.
Từ miền Bắc, ngày 31/3 Quân đoàn 1 được lệnh nhanh chóng đưa toàn bộ lực lượng (trừ Sư đoàn 308 ở lại bảo vệ miền Bắc) vào Đồng Xoài (miền Đông Nam bộ). Lúc này Sư đoàn 320B và một số đơn vị binh chủng rời vị trí đóng quân từ ngày 19/3 đã vào đến Đà Nẵng. 
Các đơn vị còn lại của Quân đoàn đang huấn luyện và tham gia đắp đê sông Hoàng Long (Ninh Bình), với tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, Quân đoàn đã hoàn thành công tác chuẩn bị trong một thời gian cực ngắn. 
11 giờ ngày1/4, Sư đoàn 312, các đơn vị binh chủng và Sở chỉ huy cơ bản của Quân đoàn hành quân cơ động bằng 1.053 xe vận tải của Cục Vận tải Tổng cục Hậu cần, Sư đoàn 571 ô tô Đoàn 559 và 893 xe của Quân đoàn. Đến Đông Hà (Quảng Trị), đội hình hành quân rẽ sang đường 9, vượt qua Lao Bảo để theo đường tây Trường Sơn tiến về phía nam. 
Những ngày này, địch đang tập trung sự chú ý vào hướng đường số 1 và đường biển. Xe chở quân, chở hàng của ta phục vụ chiến dịch Huế - Đà Nẵng cũng hoạt động nhiều trên hướng này. Chọn đường tây Trường Sơn, tuy nhiều đèo dốc khó đi nhưng Quân đoàn có thể cơ động lực lượng lớn mà không bị ùn tắc, giữ được bí mật, bất ngờ vào vị trí tập kết nhanh, an toàn.
Thần tốc hành quân
Tháng 4 ở Trường Sơn đã là cuối mùa khô. Trời nóng, cát bụi ngập một phần bánh xe. Hàng trăm xe nối đuôi nhau đi như trong một dòng sông bụi khổng lồ. Bộ đội ngủ ngay trên xe. Mỗi xe là một phân đội nhỏ, quản lý, giúp đỡ nhau về mọi mặt. 
Khi xe dừng, mỗi xe là một bếp ăn. Khi gặp địch, mỗi xe là một phân đội chiến đấu. Bị tắc đường, từng đơn vị tự khắc phục để thông đường nhanh nhất. Xe nào hỏng, nhường đường cho xe sau vượt lên. 
Mỗi xe có hai lái xe để thay nhau chạy liên tục từ 18-20 giờ một ngày. Thiếu nước cho xe thiết giáp, cả Lữ đoàn Công binh 209 chịu khát, dồn các bi đông nước của người cho xe. Gặp đoạn đường lầy do mưa lớn và mạch nước ngầm gây nên trên đỉnh đèo Nứa, các chiến sĩ công binh Trung đoàn  27 do Anh hùng Nguyễn Huy Hiệu làm Trung đoàn trưởng, lập tức mở một con đường vòng qua bãi lầy ngay trong đêm.
Ngày 7/4/1975, Quân đoàn nhận được điện của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư  Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng giờ từng phút; xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam; quyết chiến và toàn thắng”.
Ngắn gọn như một mệnh lệnh chiến đấu, có vần điệu, dễ nhớ, dễ thuộc, mệnh lệnh hành quân lập tức được truyền đến từng chiến sĩ. Trên thành xe, trên mũ, trên thân cây dọc đường... mệnh lệnh được viết thành khẩu hiệu thôi thúc cán bộ, chiến sĩ hành quân thần tốc hơn nữa ra mặt trận. Tốc độ hành quân không ngừng tăng lên, nhiều ngày đạt tới 150km.
Ngày 13/4, Sư đoàn 320B và Sở chỉ huy nhẹ của Quân đoàn đến Đồng Xoài. Hai ngày sau, toàn bộ Quân đoàn tới vị trí tập kết. Tại đây, Tỉnh ủy Bình Dương, các lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng địa bàn, dự trữ lương thực giúp Quân đoàn nhanh chóng củng cố lực lượng nắm tình hình địch và địa hình, chuẩn bị bước vào chiến đấu.
Như vậy, chỉ trong 15 ngày đêm, Quân đoàn 1 với đầy đủ vũ khí, phương tiện chiến đấu đã hoàn thành cuộc hành quân thần tốc đường dài gần 2.000km phần lớn là đường núi, chiếm lĩnh địa bàn, tiến công Sài Gòn từ hướng bắc đúng thời gian quy định.
Ngày 1/4, khi Quân đoàn 1 xuất phát từ Tam Điệp thì Quân đoàn 2 cũng được lệnh rời thành phố Đà Nẵng giải phóng, hành quân thần tốc theo đường số 1 tiến về phía đông nam Sài Gòn. Lúc này, một số đơn vị binh chủng của Quân đoàn đang nằm rải rác trên các đường số 14, 73, 74. Tiểu đoàn 3 pháo binh, Lữ đoàn 164 còn ở Khe Sanh (Quảng Trị). 
Xe vận tải của Quân đoàn và xe của Sư đoàn 571, ô tô Đoàn 559 do Bộ tăng cường chỉ đủ cơ động hai phần ba số quân. Đường số 1 từ Đà Nẵng vào Xuân Lộc thuận tiện cho cơ giới, nhưng có tới 569 cầu, 588 cống, trong đó có 14 cầu bắc qua sông lớn. 
Các cầu Cao Lâu, Bà Rén, Hương An, Kế Xuyên, Bà Bầu, An Tân và nhiều cầu nhỏ khác đã bị địch đánh sập. Từ Phan Rang trở vào, lực lượng địch còn đông, bố trí thành những cụm phòng thủ mạnh, phối hợp cả bộ binh, không quân, hải quân để ngăn chặn ta. 
Khắc phục những khó khăn đó, Bộ Tư lệnh Quân đoàn chủ trương dựa vào sự giúp đỡ của nhân dân vùng mới giải phóng, tận thu vũ khí, phương tiện vận chuyển của địch, vừa chiến đấu, vừa hành quân nhằm bảo đảm tới đích đúng thời gian Bộ quy định và đến vị trí tập kết có thể tham gia chiến dịch được ngay.
Tiến về hướng Sài Gòn
Tiến về hướng Sài Gòn 
Lấy vũ khí địch mà đánh
Các đơn vị pháo bố trí trận địa trên núi cao, Quân đoàn quyết định để pháo lại cho địa phương, chuyển sang dùng pháo thu được của địch. Các chiến sĩ lái xe, thợ sửa chữa tích cực thu hồi, tìm kiếm phụ tùng thay thế và sửa chữa, đưa vào sử dụng 487 xe vận tải và xe kéo pháo. 
Nhân dân Huế, Đà Nẵng giúp Quân đoàn hơn 100 xe vận tải cùng với người lái. Bộ Tổng Tham mưu tăng cường cho Quân đoàn Trung đoàn 83 Công binh cầu phà để mở đường và một số tàu biển để cơ động bộ đội từ Đà Nẵng vào Quy Nhơn. 
Được sự giúp đỡ của Quân khu 5, Cục Hậu cần của Quân đoàn sử dụng một tổ đi trước xét nghiệm và thu hồi xăng dầu của địch, phục vụ hành quân.
Ngày 7/4/1975, sau khi để lại Sư đoàn 324 bảo vệ Huế, Đà Nẵng và làm lực lượng dự bị, cánh quân duyên hải gồm đại bộ phận lực lượng Quân đoàn 2 được tăng cường Sư đoàn 3, Tiểu đoàn 3 thiết giáp Quân khu 5, hành quân theo đường số 1 tiến về phía nam. 
Đội hình hành quân kéo dài hàng trăm kilômét gồm 2.276 xe chở bộ đội và chở hàng, 89 xe tăng, thiết giáp, 223 xe kéo pháo (87 khẩu pháo mặt đất và 136 khẩu pháo cao xạ). Nhân dân vùng mới giải phóng vô cùng phấn khởi, tin tưởng khi được tận mắt chứng kiến sự hùng mạnh của quân đội, tinh thần chiến đấu dũng cảm và phẩm chất cách mạng của cán bộ, chiến sĩ ta.
Thực hiện “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”, toàn bộ lực lượng của Quân đoàn bố trí đội hình hành quân và tiến công trong hành tiến bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng. Khối đi trước có sức đột phá mạnh gồm bộ binh, xe tăng, pháo binh, pháo cao xạ, có thể đập tan các khu vực phòng ngự của địch và có lực lượng công binh mạnh (gồm công binh của Bộ, công binh Đoàn 559 tăng cường và của Quân đoàn), sẵn sàng khắc phục những trở ngại trên đường tiến quân. 
Khối đi giữa có trung tâm chỉ huy, hoả lực chi viện và các lực lượng tăng cường. Phía sau là lực lượng dự bị hùng hậu gồm bộ binh và các binh chủng.
Được sự giúp đỡ của Đảng bộ và nhân dân các địa phương, Quân đoàn đã sửa chữa 8 cầu bị địch đánh hỏng, mở mới hàng chục kilômét đường quân sự làm gấp, đưa tốc độ hành quân ngày cao nhất lên 185 km. 
Vừa hành quân, cán bộ, chiến sĩ vừa rút kinh nghiệm trận chiến đấu ở Huế - Đà Nẵng; đồng thời tranh thủ học tập, sử dụng các loại vũ khí, phương tiện kỹ thuật thu được của địch hiện đang chiếm một tỷ lệ khá lớn trong số vũ khí trang bị của Quân đoàn, thực hiện “lấy của địch đánh địch”.
Ngày 11/4, bộ phận đi đầu của Quân đoàn vào tới Cam Ranh. Ngày 16/4, toàn Quân đoàn tới cửa ngõ Phan Rang, nơi địch đang dồn sức lập tuyến phòng thủ nhằm ngăn chặn bộ đội ta từ xa.
Phía tây nam Sài Gòn, để thực hiện chia cắt chiến lược giữa Sài Gòn với Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời tạo thế đưa lực lượng áp sát Sài Gòn từ hướng này, ngay từ đầu năm 1975, căn cứ vào chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh đã chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Miền đưa một bộ phận chủ lực xuống hoạt động ở chiến trường Khu 8. 
Tháng 2/1975, Đoàn 232 được thành lập gồm Sư đoàn 5, Sư đoàn 3 Bộ binh, các đơn vị binh chủng và được tăng cường thêm Sư đoàn 9 Quân đoàn 4. Đồng chí Lê Đức Anh được cử làm Tư lệnh, đồng chí Lê Văn Tưởng làm Chính ủy. 
Giữa tháng 4, Sư đoàn 3 và Sư đoàn 9 đã mở được khu vực An Ninh - Lộc Giang, tạo bàn đạp mới rất thuận lợi để tiến đánh Sài Gòn.
Như vậy là, trước giờ nổ súng tổng công kích vào thành phố Sài Gòn - Gia Định, các binh đoàn chủ lực của ta đã hành quân thần tốc, tập trung lực lượng, tạo được thế trận bao vây thành phố từ nhiều mặt với bốn Quân đoàn, bốn quả đấm cho trận thắng cuối cùng...

Đọc thêm

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Dành ưu tiên hàng đầu cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 trụ cột để Gia Lai phát triển sâu sắc, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tấn Lực
(PLVN) - Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai ngày 6/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Gia Lai cần bám sát vào các Nghị quyết của Trung ương, các quy hoạch và chiến lược đã được duyệt, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế Gia Lai một cách sâu sắc, toàn diện dựa trên 3 trụ cột chính: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.
(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Tối nay - 5/1 diễn ra Lễ trao Giải Diên Hồng năm 2025

Khung cảnh tổng duyệt Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ Ba, 2025. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025 được tổ chức vào tối nay tại Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn
Chiều 4/1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.