Sáp nhập tỉnh để mở rộng không gian, vươn xa tầm nhìn, phát triển hưng thịnh

Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam. Ảnh tư liệu: Văn Điệp/TTXVN
Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam. Ảnh tư liệu: Văn Điệp/TTXVN
Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

Trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam nhận định, việc sáp nhập và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp có nhiều điểm tích cực.

Đột phá về tư duy

Theo ông, đợt sắp xếp đơn vị hành chính lần này có điểm gì khác biệt so với những lần sắp xếp trước đây?

Tiến sĩ Trần Anh Tuấn: Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực sự đã thể hiện tinh thần mạnh mẽ, quyết tâm chính trị rất cao trong thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy. Không chỉ có lộ trình cụ thể mà còn chỉ đạo rõ mục tiêu, yêu cầu với các nội dung, tiến độ thực hiện.

So với các lần sáp nhập các đơn vị hành chính trước đây, lần sáp nhập này có nhiều điểm khác biệt. Trước hết, việc sáp nhập các đơn vị hành chính lần này được tiến hành đồng thời cả cấp tỉnh và cấp xã.

Thứ hai là giảm cấp chính quyền địa phương xuống còn 2 cấp - không tổ chức cấp huyện, vừa tinh gọn tổ chức bộ máy, vừa giảm cấp chính quyền địa phương từ 3 cấp xuống còn 2 cấp.

Thứ ba, đó là việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã sẽ không chỉ căn cứ vào các tiêu chí trước đây, không đơn thuần là quy mô dân số, là diện tích, mà còn phải chú trọng đến quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng không gian phát triển gắn với 6 vùng kinh tế - xã hội.

Đây cũng là điểm khác về tư duy sáp nhập, không chỉ dừng lại ở mục tiêu tinh gọn mà đã vươn xa hơn về tầm nhìn - đó là sáp nhập để đạt mục tiêu cuối cùng là phát triển và hưng thịnh.

Chúng ta đều biết, cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy đang tái cấu trúc lại hệ thống chính trị theo hướng gọn nhẹ, minh bạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, tránh lãng phí nguồn lực. Việc sáp nhập một số tỉnh lần này sẽ không đi theo “lối mòn” trước kia mà sẽ bắt đầu bằng các tư duy có tính đột phá.

Albert Einstein từng nói: “Chúng ta không thể giải quyết vấn đề của ngày mai bằng tư duy của ngày hôm qua”. Đây là một cuộc cách mạng. Cách mạng thì phải bắt đầu từ thay đổi tư duy, nhận thức. Việc sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã cần tiếp cận theo một hướng tư duy mới - tư duy phát triển, mở rộng không gian, vươn xa tầm nhìn.

Tôi rất tán thành tư duy mới mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ rõ trong Kết luận 127, bởi lẽ nó gắn với mục tiêu sáp nhập để phát triển, sáp nhập để vươn mình và như thế sẽ vượt qua mọi khó khăn, rào cản về nhận thức, về quan điểm và chắc chắn sẽ thành công. Tóm lại, việc sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã nhằm tạo ra không gian mới, tạo ra động lực mạnh mẽ để địa phương, vùng và đất nước phát triển.

Thứ tư, đồng thời với việc sáp nhập tỉnh, sẽ tiếp tục sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã. Do đó, phải nghiên cứu để xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã phù hợp với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo… Gắn liền với mô hình chính quyền địa phương là xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, vị trí việc làm, biên chế...

Thứ năm, các cơ quan của cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội... cũng được sắp xếp tổ chức bảo đảm tính đồng bộ trên địa bàn cấp xã (sau khi sáp nhập).

Thứ sáu, qua việc sáp nhập, phải đánh giá và phân loại đội ngũ cán bộ, công chức để thực sự nâng cao chất lượng đội ngũ trong bộ máy tổ chức mới và giải quyết chế độ chính sách đối với những người chịu sự tác động của việc tinh gọn, sáp nhập.

Sáu vấn đề khác biệt này so với các lần sáp nhập trước đây thể hiện tính hệ thống, toàn diện, đồng bộ trong cách mạng tinh gọn bộ máy và bảo đảm sự thành công, đưa đất nước cất cánh bay vào kỷ nguyên mới.

Mở rộng không gian phát triển

Ông nhìn nhận thế nào về việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp? Chính quyền địa phương sau sáp nhập sẽ có những mặt tích cực nào?

Tôi cho rằng, với chỉ đạo sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, tiếp tục sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp sẽ có nhiều điểm rất tích cực. Đầu tiên có thể kể đến là mở rộng không gian phát triển cho các địa phương trên các phương diện của đời sống kinh tế- xã hội, gắn với Chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng...

Chính quyền địa phương được tổ chức tinh gọn hợp lý, phù hợp với đặc điểm của đô thị, của nông thôn và hải đảo, nâng cao được tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương. Với bộ máy tinh gọn, cộng với ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số, bộ máy hành chính của chính quyền địa phương sẽ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, đáp ứng sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc phân định thẩm quyền giữa Trung ương và chính quyền địa phương sẽ được thực hiện mạnh mẽ. Chính quyền địa phương sẽ phải “tự quyết định, tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm” trong triển khai các nhiệm vụ, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chính quyền cấp dưới tỉnh (cấp cơ sở) sẽ được trao nhiều thẩm quyền hơn trong việc quyết định các nhiệm vụ liên quan đến đất đai, đầu tư, phúc lợi xã hội…

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (sau đánh giá, phân loại theo quy định của Chính phủ) sẽ được nâng cao để phù hợp với tổ chức bộ máy tinh gọn, yêu cầu nhiệm vụ mới. Chế độ công vụ, công chức theo vị trí việc làm phải được xây dựng hoàn thiện theo hướng năng động, trách nhiệm, thực tài và hiệu quả.

Tinh gọn tổ chức bộ máy và giảm cấp chính quyền địa phương, chúng ta sẽ tiết kiệm được đáng kể nguồn kinh phí. Nguồn này sẽ được dành cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế… phục vụ người dân ngày một tốt hơn.

Tư tưởng không thông vác bình tông cũng nặng

Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN

Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN

Khi tiến hành sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, chúng ta cần lưu ý những vấn đề gì để đảm bảo việc thực hiện chủ trương này được thuận lợi, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, thưa ông?

Tiến sĩ Trần Anh Tuấn: Theo tôi có 4 vấn đề cần lưu ý. Một là, chấp hành sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng và thống nhất về quan điểm, tư tưởng trong việc sáp nhập và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. “Tư tưởng không thông vác bình tông cũng nặng”, tư tưởng thông rồi thì mới có động lực để tập trung làm việc và cống hiến. Từ người dân đến đội ngũ cán bộ đều phải đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, đồng thuận và đoàn kết thì mới bảo đảm tiến độ nhanh, gọn và hiệu quả.

Hai là, đặt tên đơn vị hành chính mới thế nào và Trung tâm chính trị- hành chính (thủ phủ) của đơn vị hành chính mới sau sáp nhập ở đâu? Căn cứ vào tiêu chí gì để lựa chọn? Đây là bài toán phải giải quyết để không chỉ đơn thuần là tiết kiệm, không chỉ đơn giản là ghép tên. Có một số ý kiến đề nghị nếu có 2 hoặc 3 tỉnh sáp nhập thì lấy tên một tỉnh hiện có… Chúng tôi cho rằng khi đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh (sau sáp nhập) cần phải chú ý đến yếu tố lịch sử, văn hóa, giá trị truyền thống, có sự kế thừa…

Lựa chọn thủ phủ của một tỉnh phải căn cứ vào lịch sử, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, sự đáp ứng yêu cầu của trung tâm chính trị - hành chính, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Nhưng điều quan trọng nhất cần chú ý là phải tạo được sự đồng thuận, thống nhất và đoàn kết từ nhân dân cho tới các cấp ủy Đảng, chính quyền ở các địa phương sáp nhập.

Ba là, phải phân định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tái cấu trúc cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp tỉnh và cấp cơ sở (cấp xã). Đồng thời, phải tiến hành xác định vị trí việc làm và biên chế của bộ máy chính quyền mới và phải đánh giá, phân loại đội ngũ cán bộ, công chức để bố trí vào bộ máy mới sau sáp nhập; giải quyết chế độ, chính sách đối với những người chịu sự tác động của việc sáp nhập và bỏ cấp huyện.

Bốn là, phải tiến hành kiểm kê, kiểm soát và quản lý hiệu quả tài sản công như các trụ sở, kho tàng, thiết bị, tài sản... để tránh lãng phí hoặc có sai phạm trong tiến trình sáp nhập.

“Gọn” mà không “tinh” thì không thể “mạnh”

Phóng viên: Trình độ, năng lực cán bộ cấp xã là câu chuyện nhiều người lo ngại khi sáp nhập xã, “mỗi xã gần như một huyện nhỏ”. Quan điểm của ông về giải quyết bài toán này như thế nào?

Việc lo ngại về năng lực của cán bộ cấp xã hiện nay khi chức năng, nhiệm vụ sau sáp nhập có nhiều thay đổi là có lý do. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã dù đã từng bước được chuẩn hóa về trình độ, năng lực, tuy nhiên, ý kiến của nhiều người dân cũng như cán bộ lãnh đạo cấp trên trực tiếp đều đánh giá rằng, đến nay, so với cán bộ, công chức ở các cơ quan cấp trên thì cán bộ cấp xã vẫn còn bộ phận thiếu tính chuyên nghiệp, hạn chế về kỹ năng giao tiếp và thực thi công vụ.

Khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, bỏ cấp huyện, cần phải đánh giá, phân loại lại đội ngũ cán bộ, công chức của toàn bộ hệ thống các cơ quan hành chính cấp tỉnh và cấp dưới tỉnh (cấp cơ sở). Những ai làm việc được thì phải giữ lại và bố trí vào các vị trí việc làm phù hợp. Những ai không phù hợp với mô hình của bộ máy mới và yêu cầu, nhiệm vụ mới thì giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ.

Đi liền với đó, sửa Luật Cán bộ, công chức để làm cơ sở pháp lý xây dựng chế độ công vụ mới theo vị trí việc làm, năng động, trách nhiệm, minh bạch, thực tài và hiệu quả với nhiều nội dung tiến bộ như bỏ phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh; thay thế chế độ tuyển dụng “suốt đời biên chế” bằng chế độ công chức hợp đồng theo vị trí việc làm. Bỏ quy định một nơi tuyển dụng cho một nơi sử dụng để thay bằng nguyên tắc “ai dùng người đó tuyển” và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Cách mạng tinh gọn bộ máy sẽ đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, hướng đến mục tiêu: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” như Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra.

Bộ máy “gọn” với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng nhưng nếu không có đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất, năng lực và trách nhiệm thì chưa thể “tinh” được. Nếu “gọn” mà không “tinh” thì không thể “mạnh” được. Và không “mạnh” thì khó mà đạt được mục tiêu hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả.

Vì vậy, trong sáp nhập, hợp nhất các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và giảm cấp chính quyền địa phương, phải lựa chọn được những người đủ năng lực, trình độ, nhất là những người giỏi, có tinh thần cống hiến, trách nhiệm cao để bố trí vào bộ máy mới và dũng cảm giải quyết chính sách, chế độ đối với những người không đáp ứng yêu cầu công việc hoặc không muốn tiếp tục làm việc trong nền công vụ.

Làm được như vậy với tinh thần công tâm, khách quan, vô tư, “vì việc chọn người”, “theo vị trí việc làm để tuyển người” thì sẽ không còn lo ngại gì. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên về năng lực, về kỹ năng, về trách nhiệm thì nền công vụ của chúng ta sẽ có diện mạo, thần thái, tâm thế mới, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

UBTVQH cho ý kiến cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Phiên họp cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về thực hiện cải cách tiền lương. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội cho rằng, việc thống nhất, triển khai thực hiện cải cách tiền lương đã góp phần cơ bản nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cải cách tiền lương, nhất là trong đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện tự chủ tài chính có một số bất hợp lý phát sinh trong thực hiện chế độ tiền lương đối với một số đối tượng, ngành nghề; một số đơn vị chậm thực hiện chi trả theo chế độ tiền lương mới…

Sẽ có các cơ chế, chính sách cho Khu Thương mại tự do thế hệ mới tại Hải Phòng

Phiên họp Thường vụ sáng 17/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng quy định 6 nhóm chính sách lớn với 41 chính sách cụ thể, trong đó thành lập và các cơ chế, chính sách trong khu Thương mại tự do thế hệ mới tại TP Hải Phòng với 17 chính sách.

Đề xuất thí điểm Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự

Phiên họp UBTVQH chiều 16/4 cho ý kiến về thí điểm Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều 16/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính: Chủ động trong triển khai với tinh thần để người dân được hưởng kết quả từ việc sáp nhập

Theo Bí thư Thành ủy Hải Phòng, tinh thần khi sáp nhập là chính sách nào ưu việt hơn, có lợi cho người dân và doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì để người dân 2 địa phương được thụ hưởng kết quả từ việc sáp nhập. (Ảnh: Cầu Hoàng Văn Thụ - Hải Phòng)
(PLVN) -  Thông tin tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sáng 16/4, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết: Trên cơ sở các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí, Trung ương Đảng đã đồng tình, thống nhất rất cao và thông qua chủ trương định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tổng hợp luyện lần 2 diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4

Khối sĩ quan đại diện cho 5 cánh quân.
(PLVN) -  Sáng 16/4 tại sân bay quân sự Biên Hòa (Đồng Nai), Tiểu ban diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tổ chức tổng hợp luyện lần 2 với các lực lượng vũ trang. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng BQP chủ trì tổng hợp luyện.

Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: Tiếp tục làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước

Bộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Đổng Quân.
(PLVN) - Trải qua 9 lần tổ chức, chương trình giao lưu với những hoạt động thiết thực, cụ thể như: Tuần tra chung, khám, chữa bệnh nhân đạo, trồng cây hữu nghị, giao lưu văn hóa, thể thao, thăm trường học… đã góp phần tăng cường tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước, xây dựng khu vực biên giới hòa bình và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư Việt Nam 2025, chiều 16/4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức khai mạc Triển lãm tăng trưởng xanh với chủ đề "Sáng tạo nhỏ - tác động lớn". Lễ khai mạc có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế.

Sắp xếp, sáp nhập cấp xã không để hình thành cấp huyện thu nhỏ

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã, theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, địa phương chủ động nghiên cứu phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.

Không có chỗ cho cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người khác xứng đáng hơn cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013 phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật, nghị quyết có liên quan phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Trong đó, quy định điều khoản chuyển tiếp để hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính cấp xã chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/8/2025, các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/9/2025.

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 3: Giải pháp để bộ máy tinh gọn, vận hành hiệu quả

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Sắp xếp, tinh gọn bộ máy là một “cuộc cách mạng” với sự thay đổi lớn về tư duy, hành động, về thể chế, con người... Với cách làm phù hợp, chắc chắn, khoa học, giải pháp đồng bộ, bám sát thực tiễn, việc tinh gọn không chỉ giúp khơi thông nguồn lực, tạo đà cho sự phát triển bền vững của đất nước mà còn góp phần đập tan những luận điệu xuyên tạc, thù địch.