30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN: Tích cực vì một ASEAN phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và Phu nhân cắt bánh chào mừng 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN. (Ảnh: Thống Nhất.TTXVN)
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và Phu nhân cắt bánh chào mừng 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN. (Ảnh: Thống Nhất.TTXVN)
(PLVN) - Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, sáng 10/3/2025, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN.

Thành viên “tích cực, chủ động và có trách nhiệm”

Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - một trong những diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu đối với Việt Nam. Trong suốt 30 năm qua, với phương châm “tích cực, chủ động và có trách nhiệm”, Việt Nam đã có nhiều đóng góp vì một ASEAN thống nhất, đoàn kết, hòa bình, ổn định, phát triển, có tiếng nói ở khu vực và được các nước lớn công nhận.

Hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và ASEAN đã phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong giai đoạn 2010 - 2020, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và ASEAN tăng từ 23,8 tỷ USD (năm 2010) lên 70,2 tỷ USD (năm 2020). Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đạt 33,86 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 47,28 tỷ USD; thương mại hai chiều của Việt Nam với các nước thành viên ASEAN tăng từ 6 tỷ USD (năm 1996) lên đến 60 tỷ USD (năm 2022). Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN đạt 73 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 32,1 tỷ USD, nhập khẩu 40,89 tỷ USD. Trong năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN đạt 83,9 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt giá trị 37 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2023; nhập khẩu đạt 46,9 tỷ USD, tăng 14,7%.

Những đóng góp của Việt Nam có thể kể đến việc tích cực thúc đẩy Lào, Myanmar (năm 1997), Campuchia (năm 1999) gia nhập ASEAN; đóng vai trò nòng cốt trong việc xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và hình thành các quyết sách lớn trong ASEAN, nhất là sau khi Cộng đồng ASEAN được thành lập (năm 2015), trong đó có Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển (năm 2001)...; chủ trì thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (năm 1998) chỉ sau 3 năm gia nhập ASEAN - dấu mốc tạo tiền đề, cơ sở để Việt Nam tiếp tục đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN trong các năm 2010 và năm 2020; thúc đẩy nâng cao hiệu quả hợp tác với ASEAN trên cả 3 trụ cột, trong đó coi hợp tác chính trị - an ninh là trọng yếu, thường xuyên, hợp tác kinh tế là trung tâm, hợp tác văn hóa - xã hội là nền tảng, mang lại lợi ích thiết thực cho Nhân dân, địa phương, doanh nghiệp Việt Nam và các nước.

Những kết quả từ những đóng góp của Việt Nam trong ASEAN còn tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam đóng góp nhiều hơn cho ASEAN, là cơ sở quan trọng để Việt Nam có thể đảm nhiệm vai trò dẫn dắt trong ASEAN. Trong các nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN, năm 2010, Việt Nam cùng với các nước ASEAN thông qua quyết định mời Nga, Mỹ tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), góp phần khẳng định vai trò chủ đạo của ASEAN trong cấu trúc khu vực; năm 2020, Việt Nam cùng các nước trong khu vực đưa ra nhiều sáng kiến quan trọng, góp phần ứng phó với đại dịch COVID-19, như Quỹ ASEAN ứng phó đại dịch COVID-19, Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp ASEAN, Khung phục hồi tổng thể ASEAN...

Đặc biệt, Việt Nam cũng có đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), ra đời Hiến chương ASEAN, nhất là trong việc xây dựng các mục tiêu, nguyên tắc và định hướng chủ đạo của ASEAN.

ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 10/3/2025 tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN (Indonesia), Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và là một phần không thể tách rời trong chiến lược phát triển và hội nhập của Việt Nam. Với ASEAN là điểm khởi đầu, Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng và đến nay đã có quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, trong đó thiết lập quan hệ đối tác toàn diện/chiến lược/chiến lược toàn diện với 35 nước, gồm tất cả các thành viên ASEAN và các đối tác quan trọng của ASEAN. Việt Nam cũng là thành viên của hơn 70 diễn đàn/tổ chức khu vực/quốc tế, có mạng lưới FTA với hơn 60 quốc gia và nền kinh tế, qua đó trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài và về quy mô thương mại.

Chia sẻ về chủ trương, đường lối đối ngoại của Việt Nam trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực và chủ động hơn nữa vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu và nền văn minh nhân loại. Trong đó, xác định ASEAN là cơ chế hợp tác đa phương gắn bó trực tiếp, quan trọng hàng đầu, Việt Nam sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, đóng góp tích cực vào các công việc chung của Hiệp hội với phương châm sáng tạo trong tư duy, đổi mới trong tiếp cận, linh hoạt trong triển khai, hiệu quả trong cách làm và quyết liệt trong hành động.

Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và các Đại sứ chia sẻ đánh giá tích cực về những đóng góp quan trọng của Việt Nam vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đặc biệt qua 3 lần đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN. Tổng Thư ký và các Đại sứ cũng ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại nội khối và với các nước ngoài khu vực, phát triển các sáng kiến đổi mới sáng tạo, ứng phó với các thách thức toàn cầu và đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực. Các nước bày tỏ tin tưởng rằng với cam kết mạnh mẽ và với sự lãnh đạo sáng suốt của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển phồn vinh và là một trong những động lực quan trọng đưa ASEAN vững bước trong giai đoạn phát triển mới.

Trả lời VOV, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết: “Trên tinh thần chủ động, tích cực và sáng tạo, Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đã tham dự và có nhiều đóng góp tích cực cho thành công của Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 2025 (diễn ra hôm 19/1/2025 tại Langkawi, Malaysia), hội nghị chính thức bấm nút khởi động cho một năm hợp tác ASEAN sôi động trong năm Chủ tịch ASEAN 2025 của Malaysia, năm kỷ niệm 30 năm ngày Việt Nam gia nhập ASEAN. Qua đó khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam về đối ngoại đa phương, trong đó ASEAN là cơ chế hợp tác đa phương gắn bó trực tiếp nhất, quan trọng nhất.

Cùng với những định hướng chiến lược trong giai đoạn hợp tác và phát triển mới của ASEAN là các sáng kiến và hành động cụ thể mà Việt Nam triển khai trong năm 2025, trong đó nổi bật là Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 với chủ đề “Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường và bao trùm trong thế giới biến động” tại Hà Nội từ 25 - 26/02/2025. Đây cũng là lần thứ hai liên tiếp Việt Nam đăng cai Diễn đàn này, qua đó thu hút sự tham gia rộng rãi của nhiều nhóm, giới để gợi mở những ý tưởng sáng tạo, đột phá cho sự phát triển, liên kết và hợp tác của ASEAN.

Đọc thêm

UBTVQH cho ý kiến cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Phiên họp cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về thực hiện cải cách tiền lương. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội cho rằng, việc thống nhất, triển khai thực hiện cải cách tiền lương đã góp phần cơ bản nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cải cách tiền lương, nhất là trong đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện tự chủ tài chính có một số bất hợp lý phát sinh trong thực hiện chế độ tiền lương đối với một số đối tượng, ngành nghề; một số đơn vị chậm thực hiện chi trả theo chế độ tiền lương mới…

Sẽ có các cơ chế, chính sách cho Khu Thương mại tự do thế hệ mới tại Hải Phòng

Phiên họp Thường vụ sáng 17/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng quy định 6 nhóm chính sách lớn với 41 chính sách cụ thể, trong đó thành lập và các cơ chế, chính sách trong khu Thương mại tự do thế hệ mới tại TP Hải Phòng với 17 chính sách.

Đề xuất thí điểm Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự

Phiên họp UBTVQH chiều 16/4 cho ý kiến về thí điểm Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều 16/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính: Chủ động trong triển khai với tinh thần để người dân được hưởng kết quả từ việc sáp nhập

Theo Bí thư Thành ủy Hải Phòng, tinh thần khi sáp nhập là chính sách nào ưu việt hơn, có lợi cho người dân và doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì để người dân 2 địa phương được thụ hưởng kết quả từ việc sáp nhập. (Ảnh: Cầu Hoàng Văn Thụ - Hải Phòng)
(PLVN) -  Thông tin tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sáng 16/4, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết: Trên cơ sở các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí, Trung ương Đảng đã đồng tình, thống nhất rất cao và thông qua chủ trương định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tổng hợp luyện lần 2 diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4

Khối sĩ quan đại diện cho 5 cánh quân.
(PLVN) -  Sáng 16/4 tại sân bay quân sự Biên Hòa (Đồng Nai), Tiểu ban diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tổ chức tổng hợp luyện lần 2 với các lực lượng vũ trang. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng BQP chủ trì tổng hợp luyện.

Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: Tiếp tục làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước

Bộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Đổng Quân.
(PLVN) - Trải qua 9 lần tổ chức, chương trình giao lưu với những hoạt động thiết thực, cụ thể như: Tuần tra chung, khám, chữa bệnh nhân đạo, trồng cây hữu nghị, giao lưu văn hóa, thể thao, thăm trường học… đã góp phần tăng cường tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước, xây dựng khu vực biên giới hòa bình và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư Việt Nam 2025, chiều 16/4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức khai mạc Triển lãm tăng trưởng xanh với chủ đề "Sáng tạo nhỏ - tác động lớn". Lễ khai mạc có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế.

Sắp xếp, sáp nhập cấp xã không để hình thành cấp huyện thu nhỏ

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã, theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, địa phương chủ động nghiên cứu phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.

Không có chỗ cho cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người khác xứng đáng hơn cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013 phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật, nghị quyết có liên quan phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Trong đó, quy định điều khoản chuyển tiếp để hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính cấp xã chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/8/2025, các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/9/2025.

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 3: Giải pháp để bộ máy tinh gọn, vận hành hiệu quả

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Sắp xếp, tinh gọn bộ máy là một “cuộc cách mạng” với sự thay đổi lớn về tư duy, hành động, về thể chế, con người... Với cách làm phù hợp, chắc chắn, khoa học, giải pháp đồng bộ, bám sát thực tiễn, việc tinh gọn không chỉ giúp khơi thông nguồn lực, tạo đà cho sự phát triển bền vững của đất nước mà còn góp phần đập tan những luận điệu xuyên tạc, thù địch.