Pháo binh Việt Nam với Đại thắng mùa Xuân 1975

Trận địa pháo 130mm pháo kích Bộ Tổng tham mưu Quân đội Sài Gòn sáng 30/4/1975
Trận địa pháo 130mm pháo kích Bộ Tổng tham mưu Quân đội Sài Gòn sáng 30/4/1975
(PLO) - Nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Báo Pháp luật Việt Nam xin trích giới thiệu bài viết của Thiếu tướng Nguyễn Văn Côn - Tư lệnh Binh chủng Pháo binh - về sức mạnh của pháo binh Việt Nam trong Đại thắng mùa Xuân 1975. 
Đại thắng mùa Xuân 1975 biểu hiện sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là thắng lợi vĩ đại của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong thế kỷ XX; đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo với chiến lược tổng hợp và nghệ thuật quân sự tài tình của Đảng ta; biểu hiện sức mạnh vô song của các lực lượng quân, binh chủng tham gia chiến dịch, trong đó có sức mạnh lực lượng pháo binh. 
Sức mạnh của pháo binh Việt Nam trong Đại thắng mùa Xuân 1975 thể hiện rõ nét qua từng chiến dịch, trận đánh cụ thể. 
Đánh tê liệt pháo binh địch
Chiến dịch tiến công Tây Nguyên tháng 3/1975 mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta; mang ý nghĩa chiến lược sâu sắc, tạo thời cơ cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. 
Tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã huy động tới 5 trung đoàn cùng với 2 tiểu đoàn pháo binh gồm: 87 khẩu pháo xe kéo, 213 khẩu pháo mang vác các loại tham gia trận đánh, so sánh với địch, pháo binh xe kéo của ta gấp 1,5 lần pháo binh xe kéo địch. 
Với ưu thế vượt trội về lực lượng, chuẩn bị chu đáo về thế trận và cách đánh, khi đánh vào thị xã Buôn Ma Thuột đợt 2 chiến dịch với hỏa lực chuẩn bị của pháo binh bắn gần 5.000 viên đạn pháo cỡ lớn kéo dài 120 phút dồn dập, mãnh liệt vào các mục tiêu như: Sở Chỉ huy Sư đoàn 23, Sở Chỉ huy tiểu khu Đắk Lắk, căn cứ liên hiệp quân sự và 7 trận địa pháo binh địch. 
Pháo binh đã bắn trúng mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu, làm tê liệt hoàn toàn các trận địa pháo binh địch, tạo ra đòn hỏa lực áp đảo chi viện kịp thời cho bộ binh, xe tăng đánh chiếm các tiểu khu, khu hành chính, khu thiết giáp trong thị xã, nhanh chóng làm chủ Buôn Ma Thuột. 
Sau đó, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã huy động 54 khẩu pháo xe kéo cho trận then chốt thứ 2 ở Phước An, đập tan cuộc phản kích của địch, xoá sổ Sư đoàn 23 quân đội Sài Gòn, giải phóng hầu hết tỉnh Đắk Lắk, làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên; buộc địch phải rút chạy khỏi Tây Nguyên. 
Chiến sỹ Lữ đoàn Pháo phòng không 673, Quân đoàn 2 luyện tập sẵn sàng chiến đấu
Chiến sỹ Lữ đoàn Pháo phòng không 673, Quân đoàn 2
luyện tập sẵn sàng chiến đấu
Tổ chức chỉ huy bắn chi viện
Trong hai Chiến dịch Trị - Thiên - Huế, Đà Nẵng, các lực lượng pháo binh có bước tiến rất nhanh về trình độ tổ chức chỉ huy tác chiến hiệp đồng quy mô lớn, đặc biệt là tổ chức chỉ huy bắn chi viện cho bộ binh, xe tăng tiến công địch trong hành tiến, góp phần thúc đẩy quá trình hoang mang, tan rã của địch, ngăn chặn không cho chúng co cụm và rút chạy; cùng những đơn vị khác đánh chiếm các thị xã, thành phố lớn. 
Pháo binh tham gia với 4 trung đoàn pháo xe kéo và 284 khẩu pháo mang vác trong biên chế của các trung (tiểu) đoàn thuộc Quân đoàn 2, Quân khu V, kết hợp với pháo binh Quân khu Trị - Thiên tạo sức mạnh hỏa lực pháo binh trên các hướng. Hai đại đội pháo 130 của Lữ đoàn pháo binh 164, Quân đoàn 2 bố trí ở Mũi Trâu đã đánh phá có hiệu quả vào sân bay, kho tàng, sở chỉ huy, bến cảng địch. 
Để chi viện cho chiến dịch đánh địch rút chạy ở khu liên hợp quân sự Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh chiến dịch sử dụng pháo 130mm, pháo Đ74 bắn phá sân bay và bến cảng Đà Nẵng. Sân bay Đà Nẵng trúng đạn, kho bom nổ, đường băng hỏng; sân bay hoàn toàn bị tê liệt ngừng hoạt động. 
Trong chiến dịch này, pháo binh đã tiêu diệt và làm bị thương 2.237 tên địch; phá hủy 117 khẩu pháo, cối; 141 xe các loại bao gồm xe tăng, xe bọc thép và xe hơi; 30 kho tàng; thu hồi 316 khẩu pháo địch, 19.075 viên đạn pháo, 100 xe hơi và nhiều phương tiện chiến tranh khác. 
Ngày 14/4, đoàn pháo binh Biên Hòa sử dụng pháo 130mm cơ động thần tốc cùng với binh chủng hợp thành và đúng 17 giờ bất ngờ bắn loạt đầu tiên vào sân bay Biên Hoà khiến quân địch rối loạn, hoảng loạn. Địch dùng máy bay ném bom và phản pháo vào đội hình chiến đấu của ta nhưng bộ đội pháo binh vẫn kiên trì bám trận địa đánh liên tục cả ngày lẫn đêm, vận dụng phương pháp bắn phù hợp, linh hoạt, có lúc chỉ sử dụng đơn pháo; có khi sử dụng đến trung đội, đại đội để bắn máy bay địch chuẩn bị xuất kích. 
Kết quả, sau 12 ngày đêm chiến đấu ròng rã trong điều kiện ác liệt với 326 viên đạn, pháo binh ta đã khóa chặt và làm tê liệt toàn bộ sân bay Biên Hòa, không cho máy bay địch cất cánh chi viện cho Xuân Lộc. 
Đánh thẳng vào Sài Gòn
Trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất trong Chiến dịch Hồ Chí Minh chiều ngày 27/4, ta đã sử dụng pháo ĐKB bắn phá dữ dội vào sân bay. Rạng sáng ngày 29/4, ta lại dùng pháo 130mm thuộc Lữ đoàn 164 bắn cấp tập vào sân bay, có lúc bắn gấp, có lúc bắn giám thị cả ngày và đêm 29 với khoảng 120 viên đạn, làm cho sân bay Tân Sơn Nhất bị tê liệt hoàn toàn. 
Tiếng pháo nổ ở sân bay Tân Sơn Nhất đã làm rung chuyển cả đường phố Sài Gòn và gây rối loạn ở Bộ Tổng tham mưu Việt Nam Cộng hòa... tạo điều kiện cho các binh đoàn thọc sâu nâng cao tốc độ tiến công nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu đã được xác định trong nội đô. 
Trận đánh vào trung tâm sở chỉ huy của cơ quan Bộ Tổng Tham mưu chế độ Sài Gòn ngày 30/4 của Lữ đoàn 45 pháo binh thuộc Quân đoàn 1 đã chứng minh sức mạnh to lớn của hỏa lực pháo binh ta. Đúng 10 giờ ngày 30/4/1975, toàn bộ đại đội pháo 130mm thuộc Lữ đoàn 45 (Quân đoàn 1) đã bắn cấp tập vào trung tâm Sở Chỉ huy của cơ quan Bộ Tổng tham mưu chế độ Sài Gòn. 
Chỉ với 43 phát đạn pháo, Sở Chỉ huy của cơ quan Bộ Tổng Tham mưu địch đã hoàn toàn bị chế áp, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh, xe tăng ta thừa thắng xung phong đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu bên trong. 11 giờ 30 phút ngày 30/4, lá cờ bách chiến, bách thắng của ta tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự toàn thắng của quân và dân ta. 
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đánh dấu bước phát triển cao nhất của pháo binh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong các chiến dịch của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, lãnh đạo, chỉ huy các cấp đã khéo léo vận dụng, kết hợp những nguyên tắc sử dụng lực lượng và tác chiến của pháo binh; đã kết hợp tốt ba yếu tố: thời cơ, thế trận, lực lượng, tạo nên sức mạnh tổng hợp, làm tốt công tác chuẩn bị, thiết bị chiến trường và tích cực lấy pháo, đạn địch trang bị cho mình để giành ưu thế sức mạnh hỏa lực. 
Trong tương lai, nếu chiến tranh xảy ra, lực lượng pháo binh Việt Nam vẫn giữ một vị trí rất quan trọng và không thể thiếu trong các chiến dịch và trận chiến đấu. Hỏa lực pháo binh vẫn là một trong những hỏa lực mạnh mẽ nhất, là hỏa lực mặt đất chủ yếu của quân đội ta, là hỏa lực chủ yếu của lục quân. 
Nhắc lại tinh thần truyền thống vẻ vang của Đại thắng mùa Xuân 1975, những thế hệ cán bộ, chiến sĩ pháo binh hôm nay luôn tự hào về những vinh quang đó. Đó cũng là sự cổ vũ động viên, khích lệ và tiếp thêm sức mạnh, ý chí, nghị lực cho mỗi cán bộ, chiến sĩ pháo binh hôm nay tiếp bước nhiệm vụ của thế hệ cha ông đi trước vững bước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đọc thêm

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.

Quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) -Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng nay, 1/11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH). Dự thảo Luật đã bổ sung, quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động PCCC, CNCH.

Toạ đàm 'Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới'

Toạ đàm 'Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới'
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, sáng nay, 1/11, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới”. TS Nguyễn Thanh Tịnh - Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Toạ đàm.

Sớm nâng cấp quan hệ Việt Nam - Qatar lên tầm cao mới

Sớm nâng cấp quan hệ Việt Nam - Qatar lên tầm cao mới
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau lễ đón chính thức được tổ chức hết sức trọng thể tại Hoàng cung, sáng 31/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiến hành hội đàm, trao đổi sâu rộng với Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani.

Tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, đưa đất nước bứt phá và cất cánh

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ, học viên lớp bồi dưỡng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Học viện), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp 3).

Cuộc chiến không ngừng nghỉ

Ảnh minh hoạ (Nguồn: https://bnc.tuyenquang.dcs.vn)
(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về tham nhũng (PCTN), lãng phí, tiêu cực nhận định khi chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức mới đây, công tác PCTN lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu thực tế, không ngừng, không nghỉ...

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng
Trưa 31/10, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau khi hội đàm, Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.