Đi tìm ý nghĩa đích thực thành ngữ “chày cối”

Chày, cối trong tranh đầu thế kỷ 20
Chày, cối trong tranh đầu thế kỷ 20
(PLO) - Rốt cuộc, thu chầy thu cố (nghĩa là thu lâu, cố thu) bị hiểu sai, bị chữa bậy thành thu chày thu cối (nghĩa là... không có nghĩa). Tất cả chày, cối của các thành ngữ khác như  viết chày viết cối (cố viết cho nhiều), khất chày khất cối (cố khất lần cho qua), đọc chầy đọc cối (đọc chậm, cố gắng đọc)... đều là biến dạng của chầy, cố. 

Chày cối Việt Nam có mặt liên tục suốt từ thời các vua Hùng cho đến tận ngày nay. Sinh sống ở thôn quê hay tỉnh thành, hầu như nhà nào cũng đã có lúc có chày cối. Giã gạo, xay bột, giã giò, giã cua. Làm bánh, nấu chè, bếp núc... Không có chày cối thì không xong. 

Ngàn năm chày cối

Chày cối được cất trong nhà, được rước ra sân đình. Chày cối có mặt tại hội hè, cưới xin, tang ma. Buồn vui cùng mọi người. 

Chày cối quấn quýt bên nhau. Chung thuỷ một chày một cối. Hợp tác làm ăn. Đâu cần thì gọi, chày cối ra tay giã cho một trận là đâu vào đấy. 

Nhưng cũng có lúc chày cối bị chia lìa. Anh đường anh, tôi đường tôi. Mạnh ai nấy sống. 

Làm bánh dày chẳng hạn. Chỉ cần trải xôi trên chiếc chiếu buồm dấp ướt, dùng chày cũng bịt chiếu buồm mà giã. Không cần cối. 

Ngược lại, xay thóc xay gạo hay xay bột thì chỉ có cối, không cần chày. 

Giã giò là trường hợp đặc biệt hiếm có. Một cối hai chày! 

Chày cối được chia thành… đẳng cấp. Ăn chắc mặc bền có cối đá. Phần đông dùng cối gỗ. Ăn xó mó niêu thì cối đất cũng xong. Chày giã thông thường là chày gỗ. Trừ chày tre của dân nghèo và chày đá của một vài ông lang. 

Đại khái, có mấy loại chày cối lớn nhỏ khác nhau. Lớn nhất, cồng kềnh nhất là cối giã gạo. Cối chôn dưới đất. Chày được lắp vào đầu một cần gỗ dài hai ba thước. Cần rất nặng, người giã gạo phải đứng lên cần, dùng tất cả sức nặng của thân hình để điều khiển cho cần chuyển động lên xuống. Ai cũng... ngại giã gạo một mình. Nhiều người cùng giã thì... vui hơn, đỡ mệt hơn! 

Làng An Thái làm giấy cũng dùng một loại cối lớn cồng kềnh khác để giã vỏ dó. Dân làng giã dó bằng chày máy "xanh sạch đẹp". Vận dụng sức bật của một cành tre để nâng chày lên cao. 

Cối giã giò nhỏ hơn hai loại cối trên. Lòng cối khá sâu, rộng. Giã giò phải là dân "vai u thịt bắp" mới kham nổi. Cả ngày cởi trần "đánh vật", hai tay "múa" hai cái chày nặng chình chịch. 

Giã giò con cò biết bay 

Xương xông, lá lốt làm chay cho cò.

Câu ca dao mới nghe thấy ngộ nghĩnh, thậm chí tưởng là có mâu thuẫn. Giã giò để làm chay cho cò. Dùng đồ mặn để cúng chay à ? 

Chữ chay (Việt) là do chữ trai (Hán) mà ra. Trai nghĩa là ăn chay. Trai tăng là thầy tu ăn chay. 

Chữ trai còn có thêm một nghĩa khác. Trai tiếu là sư làm đàn cầu cúng (Hán Việt từ điển Đào Duy Anh; Hán Việt tự điển Thiều Chửu chép là chai, chai tiếu). 

“Làm chay” của câu ca dao được hiểu theo nghĩa là làm đàn cầu cúng. Nôm na là làm cỗ cúng. Cỗ cúng của dân gian có thể là cỗ mặn, không bắt buộc phải là cỗ chay. 

Nói tiếp đến cối có cối giã cua, giã vừng, bếp núc hàng ngày tương đối nhỏ, lòng cối chỉ bằng cái bát ăn cơm. Cối bằng đá hay gỗ. 

Nhỏ nhất là cối giã trầu bằng bạc, bằng thau của các cụ nhà giàu. Cối bỏ túi, cất trong hầu bao, đi chơi mang theo được. 

Biểu tượng đặc biệt 

Chức năng của chày cối là đâm, giã, nghiền, xay. Ngoài chuyện phục vụ đời sống hàng ngày, chày cối còn có mặt trong vài tình huống đặc biệt : 

Thời Hùng Vương, nhà nào có người chết thì lấy chày cối ra giã để báo tin buồn với làng xóm. Một cách loan báo như loa phát tin của phường xóm bây giờ. 

Chày cối được tín ngưỡng phồn thực dùng làm biểu tượng của sinh thực khí đực (chày) và cái (cối). Giã cối tượng trưng hành động trai gái giao phối. 

Hội làng được chày cối chủ trì, giúp vui hoạt náo. Giã cối tạo âm thanh rộn ràng, động tác gợi cảm. Kích thích, khuyến khích trai gái múa hát, tỏ tình. 

Đời sau, không biết từ bao giờ, tín ngưỡng phồn thực chày cối bị nõn nường  thay thế. Nõn (sinh thực khí nam) nường (sinh thực khí nữ) rất trần tục, trần trụi. 

Một vài làng xã miền Bắc "quá khích", cử 18 cặp trai gái rước ba mươi sáu cái nõn nường. Đám rước được một cụ giàu kinh nghiệm bản thân dẫn đầu. Cụ biểu diễn cảnh nõn nường quấn quýt nhau. Đâm vào, rút ra. Trai gái theo sau múa theo cụ. Dân làng ai cũng thích xem rước nõn nường. 

Có người chế diễu: “36 cái nõn nường, cái để đầu giường là 37”. 

Tranh dân gian Oger (1908) có tấm Đón dâu ngoài cổng cho thấy tục giã cối còn có mặt cả trong lễ cưới và tục này còn tồn tại ở một số làng đến tận đầu thế kỉ 20. 

Hôm làm lễ rước dâu, nhà trai cho đặt sẵn một bộ chày cối trước cổng. Chờ lúc họ nhà gái đến gần thì sai người giã cối đón mừng cô dâu. Giã cối tạo tiếng vang rộn rã, đồng thời chúc cô dâu sớm có "con bồng con bế" cho vui cửa vui nhà. 

Tấm tranh Oger kín đáo, dí dỏm cho biết nhà trai mong muốn cô dâu chú rể hạnh phúc đến độ... chày hăng say đâm vỡ cả cối.

Thành ngữ “chày cối” xuất hiện khi nào? 

Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895) có chày, có cối nhưng chưa có thành ngữ nào đả động tới chày cối. 

Dictionnaire annamite-français của Génibrel (1898) có chày. Có Cứng cổ như chày. Rắn như chày. Có cả chầy (cái chày của người Bắc). Vắt cổ chầy ra nước. Chịu chầy chịu cối. Khất chầy khất cối. 

Dictionnaire vietnamien-chinois-français của Gustave Hue (1937) cũng có chầy. Khất chầy khất cối. Nhận chầy nhận cối cho xong việc. Sách khó, đọc chầy đọc cối. 

Bài Phú đồ ngông của Nguyễn Khuyến có câu : 

Lương nguyệt đốn lại nài nhất đệ, bàn mỏng bàn dày; 

Tiền hương khoa toan bổ đồng môn, thu chày thu cối

Có thể phỏng đoán là Nguyễn Khuyến làm bài Phú đồ ngông trong khoảng thời gian cụ ngồi dạy học, mô tê răng rứa,  trong dinh riêng của Hoàng Cao Khải, vào những năm 1891-1893. 

Nếu đúng là bài Phú đồ ngông được làm năm 1891 - 1893 thì người đầu tiên đưa  chày cối  vào văn học là cụ Nguyễn Khuyến. Thành ngữ thu chày thu cối đã mở đường dọn lối cho các thành ngữ chày cối của những năm sau. 

Tiếng Việt ngày nay có: 

- Đầu như cối chày máy: Giễu những kẻ hay bị người ta đánh vào đầu (Nguyễn Lân, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam). 

Giải thích của Nguyễn Lân hơi bất ngờ. 

Đầu như cối chày máy là hình ảnh cái đầu gật gù, cúi xuống ngẩng lên như cái chày giã gạo ngày xưa. Câu nói ám chỉ những kẻ có thói quen gật đầu như cái máy. Một thời được dùng để ám chỉ mấy ông... nghị gật! 

- Khất chày khất cối: Nói người có nợ không trả được, chỉ hẹn liều hết lần này đến lần khác (Nguyễn Lân). 

- Cãi chày cãi cối: Chê người cãi liều, không có lí lẽ thích đáng (Nguyễn Lân). Cố cãi, cãi bừa một cách không có lí lẽ gì cả (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê). 

- Chịu chày, chịu cối: Chê kẻ có nợ không chịu trả (Nguyễn Lân). 

Nhưng, thu chày thu cối của Nguyễn Khuyến nghĩa là gì? Tại sao Nguyễn Khuyến lại viết chày cối thay cho chầy cối ? 

Nội dung mấy thành ngữ được nêu ra cho thấy chày cối có hai nghĩa khác nhau. 

- Nghĩa thứ nhất là nghĩa đen, mô tả rõ ràng động tác của cái chày máy giã gạo. 

Lạy chày (lạy cối) và Đầu như (cối) chày máy mô tả cái đầu cúi xuống ngẩng lên giống cái chày máy. 

Còn cối ? Cái cối không biết cử động. Không có ai lạy (như) cối, không có đầu nào là  đầu (gật gù) như cối. 

Sở dĩ người ta đưa cối vào câu nói là vì câu nói có chày. Tưởng là làm như thế câu nói sẽ du dương hơn. Không ngờ lại ngọng nghịu, khó nghe. 

- Nghĩa thứ hai của chày cối là nghĩa bóng, không dính dáng gì với cái chày cái cối. 

Thu chày thu cối, viết chày viết cối, chịu chày chịu cối, cãi chày cãi cối, khất chày khất cối... tất cả đều xa lạ với chày cối dùng để đâm giã xay nghiền. 

Nghĩa bóng của chày cối là liều lĩnh, không có lí sự. Thí dụ: Làm chày làm cối. Nói chày nói cối. Được cãi chày, thua cãi cối (Việt Nam tự điển, Khai Trí Tiến Đức, 1931). 

Nghĩa thực bất ngờ

Nhưng, xét cho kĩ thì thu chày thu cối, chịu chày chịu cối, khất chày khất cối không phải là hành động liều lĩnh, không có lí sự. Nghĩa bóng của Việt Nam tự điển không đúng cho mấy trường hợp này. 

Tiếng Việt có chầy và cố. 

- Chầy là muộn, chậm, lâu, dài. 

Lâm Chi đường bộ tháng chầy 

Năm chầy, tháng chẳng bao lâu mà chầy (Kiều). 

Không chóng thì chầy đồng nghĩa với Không sớm thì muộn. 

- Cố là gắng sức, đưa sức ra nhiều hơn bình thường để làm việc gì cho kì được. 

Cố nhớ. Ăn cố. Cố đấm ăn xôi. 

Thu chầy là thu lâu, thu dai dẳng. Thu cố là cố thu cho bằng được. 

Người Bắc gọi cái chày là chầy. Chầy (cối) đồng âm với chầy (lâu, dài). 

Cái chày được Huỳnh Tịnh Của và Génibrel ghi bằng chữ quốc ngữ trong tự điển dần dần loại bỏ cái chầy của chữ nôm. Thậm chí chầy (lâu, chậm) cũng bị viết là chày. 

Thu chầy (thu lâu) bị nhầm thành thu chày (thu như... cái chày). 

Có chày thì phải có cối. Có thu chày thì chỉ cần lôi cổ thu cố (cố thu) ra sửa sai... thành thu cối (thu như... cái cối). 

Rốt cuộc, thu chầy thu cố (nghĩa là thu lâu, cố thu) bị hiểu sai, bị chữa bậy thành thu chày thu cối (nghĩa là... không có nghĩa). 

Oan cho cụ Nguyễn Khuyến. Văn nôm của cụ bị đám học trò học trẹt sửa sai thành sai bét. 

Tất cả chày, cối của các thành ngữ khác như  viết chày viết cối (cố viết cho nhiều), khất chày khất cối (cố khất lần cho qua), đọc chầy đọc cối (đọc chậm, cố gắng đọc)... đều là biến dạng của chầy, cố. 

Chày cối vốn là đồ dùng hàng ngày quen thuộc của người Việt Nam. Chày cối sánh đôi. Giản dị, trong sáng. Không lôi thôi như sách vở, văn chương. 

Từ ngày Pháp xâm chiếm nước ta, ta có thêm hai cái cối ấn tượng. Cái súng cối và cái mũ cối của thực dân. Súng cối là súng mortier gây nhiều tội ác (mortier cũng có nghĩa là cái cối). Mũ cối hay mũ cát (casque) bị ta đồng hoá dễ dàng. 

Thế kỉ 21... 

Nhà nhà dùng máy xay điện. Xay cà phê, xay thịt, xay trái cây... Dao quay tít mù. Nháy mắt là xong. Chày cối có nguy cơ bị xoá sổ. Nhưng còn lâu mới hết hứa chày hứa cối, tán chày tán cối. 

Đọc thêm

Bài viết của Tổng Bí thư về CNXH cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII

Bài viết của Tổng Bí thư về CNXH cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII
(PLVN) - Ở tầm cao lý luận và thực tiễn, bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để nâng tầm tư tưởng, khơi dậy tình cảm, khát vọng, cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Lá phiếu của niềm tin và trách nhiệm

Hội nghị tiếp xúc cử tri với người ứng cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.
 
(PLVN) - Ngày hội của toàn dân đang đến rất gần, mọi người dân đất Việt với tinh thần trách nhiệm, náo nức mong chờ, gửi trọn niềm tin vào lá phiếu để bầu ra người đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Những tiếng nói lạc lõng cần phải lên án

Thị trấn Bến Sung (Như Thanh, Thanh Hóa) trang hoàng đường phố hướng đến Ngày bầu cử.
(PLVN) - Ðể bày tỏ thái độ trước hiện tượng xuất hiện một số tiếng nói lạc lõng, thông tin sai sự thật hòng phá hoại, xuyên tạc cuộc bầu cử, trên trang Trực diện TV, ông Minh Giang - người Mỹ gốc Việt, đã công bố video nhan đề "Bầu cử QH: Nói xấu ứng cử viên, xuyên tạc bầu cử, đến hẹn lại lên".

'Giữ lấy đức tin bền vững em ơi! '…

lCác nhân viên y tế tại xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đi khử khuẩn tại khu vực được khoanh vùng chống dịch, sau khi xã này ghi nhận 2 ca bệnh liên quan đến Bệnh viện K hôm 7/5.  Ảnh: Mạng xã hội
(PLVN) - Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ thì hơn ai hết, mỗi người dân cần có ý thức chống dịch, thực hiện tốt “5K” và bình tĩnh, không hoang mang thất thiệt… 

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử
Thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đã cận kề. Trong khi cử tri, nhân dân hòa chung tinh thần phấn khởi, sẵn sàng thực hiện quyền công dân của mình thì ở chiều ngược lại, các đối tượng cơ hội, chống đối lại tăng cường chiến dịch, ra sức chống phá cuộc bầu cử.

Có cần những hình phạt cứng rắn hơn?

 Mỗi người dân nếu lơ là chống dịch sẽ ảnh hưởng tới công sức của bao người trong cuộc chiến thầm lặng và quyết liệt này. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Do liên tiếp có một số trường hợp lây nhiễm Covid-19 sau khi đã hoàn thành cách ly, tuần qua Bộ Y tế đã gửi tin khẩn cho biết tạm thời chưa cho rời khỏi khu cách ly với những người đã cách ly tập trung đủ 14 ngày và có 2 xét nghiệm âm tính…

Chỉ đạo của Thủ tướng phải được thực hiện nghiêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi bài viết “Để lây lan dịch bệnh sau cách ly: Trách nhiệm người đứng đầu địa phương ở đâu?” được đăng tải, Báo PLVN nhận được nhiều ý kiến phản hồi đồng tình với cách đặt vấn đề của Báo và mong muốn không chỉ người đứng đầu địa phương mà người dân và toàn xã hội cần phải nâng cao trách nhiệm chung tay cùng Đảng, Nhà nước phòng chống đại dịch Covid-19 hiệu quả.

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ
(PLVN) - Hành trình để bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm xâm hại và hành trình đi tìm công lý cho nạn nhân trẻ em có thể gian nan, vất vả, nhưng đó là một hành trình đúng đắn để theo đuổi. 

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường
(PLVN) - Thời gian gần đây, tình trạng ùn tắc nghiêm trọng thường xuyên xảy ra tại một số nút giao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một trong các nguyên nhân được xác định dẫn đến tình trạng này là do sự phân bố, điều chỉnh của đèn tín hiệu giao thông chưa hợp lý. Cùng với đó, việc một cụm đèn tín hiệu giao thông có nhiều cơ quan tham gia quản lý cũng dẫn tới nhiều bất cập, ảnh hưởng tới việc khai thác của đèn tín hiệu.

Bản lĩnh giám định viên

Bản lĩnh giám định viên
(PLVN) - Câu chuyện đối tượng Nguyễn Xuân Quý dưới vỏ bọc bệnh nhân tâm thần đã buôn bán ma túy, lập “động lắc” trong Bệnh viện Tâm thần TWI (Thường Tín, Hà Nội) vừa gây chấn động dư luận; thì câu chuyện một đối tượng chỉ trong 5 năm đã hai lần thoát án giết người vì có chứng nhận tâm thần ở Đắk Lắk lại một lần nữa làm người ta sững sờ.

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên
(PLVN) - Tại đất nước láng giềng Campuchia, Covid-19 lây lan quá nhanh  đến mức Thủ tướng nước này cảnh báo mở rộng phong tỏa. Trước đó, nhà chức trách đã áp lệnh phong tỏa ở thủ đô Phnom Penh và thị trấn Takmao từ ngày 15/4 cho đến ngày 28/4. Tình hình này tạo ra nguy cơ trực tiếp với Việt Nam.

Chuyển đổi vị trí

Chuyển đổi vị trí
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa phát đi thông cáo báo chí kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN) quý I và kế hoạch công tác quý II năm 2021. Theo đó, đối với công tác PCTN, TTCP cho biết đã tập trung kiểm tra hơn ngàn cơ quan, tổ chức, đơn vị về thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động. Công bố, công khai theo quy định của pháp luật kết quả kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo và PCTN.

Trung thực và thẳng thắn

Ông Đoàn Ngọc Hải đã rất sốt ruột vì người nghèo, người cần nhà.
(PLVN) - Việc ông Đoàn Ngọc Hải đòi hai địa phương tiền ông đã trợ giúp để xây nhà cho người nghèo đã gây ra một sự chú tâm không nhỏ trong dư luận xã hội. 

Niềm tin bứt phá vươn lên

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng một số thành viên Chính phủ.
(PLVN) - Hôm qua, 8/4, với việc kiện toàn 14 nhân sự mới, Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính gồm 28 thành viên đã ra mắt.

Chuyện vô lý ở Hội An

Ngôi nhà số 75 Nguyễn Thái Học,TP Hội An.
(PLVN) - Câu chuyện sai phạm “3 trong 1” trong sự việc liên quan ngôi nhà cổ là tài sản công tại số 75 Nguyễn Thái Học, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam; khiến nhiều người đặt vấn đề vì sao chính quyền địa phương lại “hiền” trước các sai phạm có tính chất ngang ngược, nghiêm trọng như vậy?