Sớm mai này đi chợ cá Hoàng Sa

Sớm mai này đi chợ cá Hoàng Sa
(PLVN) - Có một cảm xúc rất đặc biệt, khi chúng tôi có mặt tại phiên chợ cá ở đường Hoàng Sa ở Đà Nẵng. Chợ này có tên gọi là chợ Thọ Quang nhưng em vẫn cứ muốn đặt tên riêng cho nó là chợ cá Hoàng Sa vì chợ tạm nằm ngay ven đường Hoàng Sa (thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng). 

Em hỏi: Dọc khắp bờ biển thân yêu hình chữ S của đất nước mình, có bao nhiêu chợ cá được họp lúc rạng đông, khi những đoàn thuyền đánh cá sau một đêm ra khơi vất vả trở về tôm cá đầy khoang, mang no ấm về với gia đình? Tôi ậm ừ chưa tìm được câu trả lời, nhưng thấy lòng ngập tràn xúc động khi bắt gặp những gương mặt dãi dầu nắng gió, thân thương của bà con làng chài trong phiên chợ sớm. 

Hôm chúng tôi có mặt, chợ cá Thọ Quang họp ngay ven đường lúc buổi mai. Chợ cá Thọ Quang nằm ở đường Hoàng Sa (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) nên em cứ muốn gọi tên là chợ cá Hoàng Sa - cái tên gói trọn cả tình yêu máu thịt với vùng biển đảo chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Bà con cho biết, chợ này chỉ họp vào lúc sáng sớm để bán các “chiến lợi phẩm” do ngư dân vừa đánh bắt được trong đêm. Em bảo gọi chợ Hoàng Sa sẽ cảm thấy thiêng liêng hơn gấp bội, cái chợ tạm bé tí ti, chỉ họp vài giờ lúc đầu ngày nhưng là “cần câu cơm” khiến bao gia đình no ấm. Khi mặt trời chưa ló dạng, những chiếc thuyền, chiếc thúng của bà con ngư dân Sơn Trà cập chợ cá này.

 

Từ dưới bến, những thúng cá được chuyển dần lên, các chị em bắt đầu phân loại rồi đưa ngay ra chợ. Một số khác bỏ mối chở về bán tại các chợ trong thành phố như: chợ Mới, chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa... Số còn lại được bày bán ngay tại chợ Hoàng Sa. Đó là những mớ hải sản lẫn lộn các loại, con to, con nhỏ vì vừa đưa ở ghe lên là được trút ngay ra bán.

Nơi đây cũng có những cảnh mua bán eo sèo mặc cả như bao phiên chợ khác, nhưng có khi mặc cả bán một mớ cá mạt để rồi sẵn sàng cho không cả một con ghẹ béo “mang về làm quà cho sắp nhỏ”. Bà con ngư dân rộng lòng là vậy.

Không ai biết chợ cá Hoàng Sa ra đời từ khi nào, chỉ biết có làng chài, có nghề đánh cá thì chợ cá đã tồn tại. Cái chợ xép, chỉ họp vài tiếng lúc sáng sớm nhưng lại là chốn mưu sinh, nuôi sống rất nhiều gia đình của làng chài ven biển và vùng phụ cận.

Đàn ông đi biển, đàn bà ở nhà đan lưới, chờ chồng con về mỗi sáng rồi nghiệm thu chiến lợi phẩm, phân loại cá tôm đi bán lấy tiền đong gạo, mua sách bút cho lũ trẻ đến trường. Còn rất nhiều dịch vụ “ăn theo” chợ cá nữa như hàng trông xe, người bốc vác, gánh bánh canh buổi sớm… Một đặc điểm chung ở chợ này là cái gì giá cả cũng bình dân mà vẫn ngon đậm đà, tươi ngon như con tôm vừa cất lên từ mẻ lưới cho kịp bình minh…

Mấy năm gần đây, theo đà phát triển du lịch, không hẹn mà lên, chợ cá bỗng sầm uất hơn nhiều khi được đón những đoàn du khách mỗi sớm mai. Có những bà những chị nội trợ tranh thủ chuyến du lịch đến mua hải sản về cho gia đình, làm quà cho người thân; nhưng cũng có những chị, những em đến chỉ để tham quan, rồi mượn mẹt tôm, thuyền cá của như dân để chụp ảnh làm kỉ niệm. Bà con đều vui lòng hết, thậm chí còn sẵn lòng đóng “diễn viên quần chúng” làm nền ảnh cho mấy chị, mấy em khách du lịch từ xa đến check-in sống ảo…

Đọc thêm

Những mái ấm nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Giang thăm, tặng quà gia đình CCB Nông Văn Băng (thôn Bó Củng, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê) nhân dịp về nhà mới. (ảnh: Dangcongsan.vn)
(PLVN) - Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở với cách làm bài bản, quyết liệt, đạt được kết quả tích cực.

Mẹ và con trai cùng tình nguyện vào điểm nóng chống dịch

Bà Nguyễn Thị Sáu (trái) tặng quà cho người dân khó khăn.
(PLVN) - Mẹ là cán bộ phụ nữ, tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương. Con là bác sĩ trẻ, tình nguyện dấn thân vào “điểm nóng” TP HCM chống dịch. Đó là chuyện về mẹ con bà Nguyễn Thị Sáu - Lê Hồng Cường (ngụ khu phố 3, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

Nữ sinh nghèo xứ Nghệ viết kỳ tích học tập từ căn gác trọ

Em Lê Thị Hiền.
(PLVN) - Thiếu thốn tình cảm của bố, gia đình khó khăn, ba mẹ con sống trong gác trọ chật chội nhưng Hiền luôn nỗ lực trong học tập. Nữ sinh xứ Nghệ đã đạt được những thành tích đáng nể như giải Nhì Học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn, đạt 27,4 điểm xét tuyển đại học khối D.

An ninh Đông Á – Nơi niềm tin được bảo vệ

An ninh Đông Á từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam.
(PLVN) - Với phương châm “Chất lượng tiên phong – Dịch vụ hàng đầu – Nơi niềm tin được bảo vệ” , Công ty TNHH MTV Dịch vụ Bảo vệ An ninh Đông Á đã từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam, mà mục tiêu cao nhất hướng đến là sự hài lòng của khách hàng.

Về Tây Ninh hiện thực hóa giấc mơ du lịch nông trại nghỉ dưỡng

Sông nước Vàm Cỏ hoang sư, kỳ thú.
(PLVN) - Tây Ninh ngoài việc được mệnh danh là nóc nhà Đông Nam Bộ với cảnh núi non hùng vĩ, thì dạo gần đây tỉnh này đang rộ lên mô hình du lịch nông trại nghỉ dưỡng hay còn gọi Farmstay, đây là kiểu du lịch tại nông trại, theo đó khách du lịch sẽ đến thăm một nông trại sản xuất, trực tiếp tham gia vào các công việc hàng ngày như một người nông dân thực thụ.

Huyện Định Quán trên đà đổi mới, vươn mình mạnh mẽ

Đến nay, 13/13 xã của huyện Định Quán được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
(PLVN) - Với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong giai đoạn 2015-2020 hơn 5.700 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 14,9%/năm, đạt và vượt chỉ tiêu, huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) đang trên đà đổi mới, với những bước tiến vượt bậc...

Huyện miền núi Anh Sơn chuyển mình sau 10 năm xây dựng nông thôn mới

Cầu Cây Chanh huyện Anh Sơn.
(PLVN) - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, đến nay bộ mặt làng quê tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) có những đổi thay rõ rệt. Từ cơ sở hạ tầng đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Tình người trong hoạn nạn

Báo Pháp luật Việt Nam VP tại Đồng Nai ủng hộ 50 tấn rau, cả quả cho lực lượng tuyến đầu và đồng bào vùng dịch tại Đồng Nai và TP HCM.
(PLVN) - Khó khăn, hiểm nguy do dịch bệnh hoành hành cũng không ngăn được những chuyến tàu, chuyến xe ngày đêm bền bỉ đưa sức người, sức của đến “tiếp lửa” cho đồng bào vùng tâm dịch... Rất nhiều câu chuyện ấm áp nghĩa tình được chia sẻ, lan tỏa như minh chứng kỳ diệu của tình người trong hoạn nạn...

Chuyện hàng ngàn sinh viên xung phong đi chống dịch tại Trường ĐH Y khoa Vinh

Hình ảnh xúc động tại buổi xuất quân ra Diễn Châu hỗ trợ phòng chống dịch của trường ĐH Y khoa Vinh.
(PLVN) - Với tinh thần “xung phong khi Tổ quốc cần và lên đường làm nhiệm vụ tại bất cứ thời điểm nào được điều động”, hàng nghìn sinh viên của trường ĐH Y khoa Vinh đã viết đơn tình nguyện tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19. Những bước chân đi đến điểm nóng của các y bác sỹ tương lai đã thể hiện khí thế nhiệt huyết của tuổi trẻ nhà trường, luôn sẵn sàng khi Tổ quốc gọi tên.

Đất Phủ Quỳ thay da đổi thịt từng ngày

Một góc trung tâm huyện Nghĩa Đàn.
(PLVN) - “Nam Đắk Lắk, Bắc Phủ Quỳ” - Phủ Quỳ ở đây là cách gọi khác của huyện Nghĩa Đàn (tỉnh Nghệ An), miền đất giàu đất đỏ badan, với nhiều tiềm năng lợi thế. Tuy vậy, đây cũng là huyện có 5/23 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và 16 xã có xóm đặc biệt khó khăn.

“Bức tranh” nông thôn mới trên quê hương Bác

Huyện Yên Thành được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
(PLVN) - Xác định nông thôn mới (NTM) là một chương trình trọng tâm, Nghệ An đã hành động quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, phát huy tinh thần thi đua, yêu nước, phát huy vai trò chủ thể của người dân để xây dựng NTM. Đến nay, Nghệ An đạt được kết quả khá toàn diện và tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.