Ông Tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng

Ông Tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đọc sách, ta sẽ biết được một Đặng Trần Đức đơn độc nhưng vô cùng mưu trí lọt vào cơ quan tình báo của đối phương như thế nào và đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, nguy hiểm ra sao.

Chúng ta thường hiếm khi được đọc các tác phẩm người thật việc thật về các nhà hoạt động tình báo của mình, kể cả trong các cuộc chiến chống ngoại xâm trước đây và giai đoạn bảo vệ, xây dựng đất nước hiện nay.

Điều đó cũng dễ hiểu. Vì tất cả những nhà hoạt động tình báo đều xác định ngay từ đầu khi bước chân vào công việc này, là họ phải chấp nhận một cuộc đời đầy sóng gió trong một cuộc sống hết sức thầm lặng. Càng thầm lặng, không ai biết đến càng tốt, vì bí mật của nhiệm vụ phải thực thi, vì những con người phải bảo vệ, vì kết quả công việc phải hoàn thành. Ngay cả khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ, đã về hưu, thì không phải mọi việc liên quan đến hoạt động của họ đều có thể tiết lộ.

Vì vậy, thật đáng trân quí, khi có những tác giả, tác phẩm đã nỗ lực đề cập phần nào những công việc cam go, nguy hiểm, những pha đấu trí sinh tử, những hi sinh thầm lặng phi thường… của các nhà hoạt động tình báo, dù chỉ đề cập một phần có thể trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của họ. “Ông Tướng tình báo bí ẩn và điệp vụ siêu hạng” của tác giả Hoàng Hải Vân - Tấn Tú, là một quyển sách như thế.

Đây là câu chuyện về cuộc đời hoạt động của nhà hoạt động tình báo lỗi lạc Đặng Trần Đức (Ba Quốc) nhưng ít người được biết, do tính chất công việc và cả do tính cách của ông. Sách tập hợp những bài báo đã đăng trên báo Thanh Niên vào năm 2004 về cuộc đời hoạt động của ông Ba Quốc trước 1975, và đặc biệt là phần giai đoạn sau 1975 với những chiến công còn lừng lẫy hơn cả thời kỳ trước mà hiếm người biết đến. Sách được Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Uỷ viên Trung ương Đảng (khoá XI, XII), Tổng cục trưởng Tổng cục II (2000-2009), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2009-2021), người học trò xuất sắc của tướng Đặng Trần Đức viết lời giới thiệu.

Đọc sách, ta sẽ biết được một Đặng Trần Đức đơn độc nhưng vô cùng mưu trí lọt vào cơ quan tình báo của đối phương như thế nào và đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, nguy hiểm ra sao. Trong cuộc đời hoạt động của mình, ông Ba Quốc đã lọt vào được 2 cơ quan tình báo đầu não ở miền Nam là Sở Nghiên cứu Chính trị - Xã hội (dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm), và Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo (dưới thời chính quyền Nguyễn Văn Thiệu).

Ông đã có vô số báo cáo, tin tức quí giá về địch và thực hiện nhiều hành động dũng cảm, mưu trí để vô hiệu hoá âm mưu thủ đoạn của địch, phát hiện cán bộ ta làm tay sai cho địch, kích động khai thác mâu thuẫn nội bộ địch, giải cứu cán bộ ta khỏi những tình huống hiểm nguy…

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã viết: “Ông Ba Quốc là một điệp viên nhị trùng siêu hạng. Một điệp viên mà vào được Phủ Tổng thống, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu quân đội Sài Gòn hoặc các cơ quan đầu não khác của đối phương đã vô cùng hiếm, nhưng một điệp viên lại nằm đúng trong cơ quan tình báo của địch để tham gia chỉ đạo lực lượng tình báo địch đánh ngược nội bộ ta thì ở Việt Nam chỉ duy nhất có ông Ba Quốc, ở nước ngoài cũng vô cùng hiếm có điệp viên nào lợi hại như vậy”.

Sau ngày thống nhất đất nước, ông Ba Quốc lại tiếp tục ngược xuôi từ Nam ra Bắc, sang tận chiến trường Campuchia, nhận lãnh nhiều trọng trách quan trọng khác của ngành tình báo trước yêu cầu mới của đất nước, mà có rất nhiều nhiệm vụ, nhiều chiến công ông không thể chia sẻ, tiết lộ vì đặc điểm nghề nghiệp của mình.

Không chỉ vậy, ông còn tận tụy đào tạo, rèn luyện nhiều nhà hoạt động tình báo cho đất nước, như một trách nhiệm, mà một trong những học trò xuất sắc của ông là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.

Có những công việc người khác thấy đó là sự hi sinh, với ông Ba Quốc và những người hoạt động tình báo, vì phẩm chất nghề nghiệp, vì yêu cầu kỷ luật, càng không thể kể và không được kể. Với họ, hoàn thành tốt nhiệm vụ mới là điều quan trọng.

Nhưng với người đời sau, những gì có thể biết và được biết là cần thiết cho sự tiếp diễn của cuộc sống, cho sự tiếp nối của một dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)

Về nhé bạn ơi!

(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Đọc thêm

Gánh hàng rong

Hàng rong gây thương nhớ. (Ảnh: Pinterest)
(PLVN) - Đó là lúc canh khuya sương lạnh, trên con đường vắng tanh, có người mẹ, người chị kẽo kẹt gánh hàng rong ra chợ. Ánh lửa bập bùng từ bếp lò than sáng lên màu hồng tươi trong đêm đen, chuyển động nhịp nhàng theo bước chân chạy lúp xúp, rong ruổi, đánh thức sự sống ngày mới.

Sốt nhẹ

Ảnh minh họa: PV
(PLVN) - Rồi thì trong họ cũng không biết được rằng tình cảm ai nặng hơn: một người vốn luôn vui vẻ, chân thành lại vì một người chỉ cần nhắc đến tên là rơi lệ; và một người vốn lúc nào cũng lạnh nhạt, hờ hững với đời lại trở thành một người lãng mạn, biết quan tâm. Tình yêu muôn loại, ta sẽ không thể nào biết được toàn tâm, toàn ý vì một người hay thay đổi vì một người, cái nào sâu nặng hơn.

Giọt thu

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học
(PLVN) - An đến khi những cơn mưa mùa thu vẫn lất phất gõ đều trên mái hiên gỗ. Quán nằm trong con hẻm nhỏ. Giàn hoa phong sương vẫn biêng biếc lá. Bao năm rồi, quán vẫn cũ kỹ nằm nghe tàu lửa chạy sầm sập qua. Những bản tình ca cũng da diết như ngày nào. Chỉ có người ta sẽ trôi vào guồng quay bất tận của thời gian rồi dần dà thay đổi, chứ cái quán này muôn đời vẫn vậy, trừ khi ông lão họa sĩ mất đi mà thôi.

Ngắm 'năm cửa ô Hà Nội' qua 3D

Không gian “Hà Nội vùng đứng lên” trong triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”. (Nguồn: BTC)
(PLVN) - Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”
(PLVN) - Trong thời đại số hóa, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối và chia sẻ, mà còn trở thành “sân khấu” để nhiều người phô diễn. Sống ảo, "phông bạt" trên mạng đang dần trở thành một hiện tượng đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.

Vùng trời tím biếc

Vùng trời tím biếc
(PLVN) - Nghe tiếng, tôi biết ông Đúc đến tìm bố, nên hờ hững bảo “họa sĩ ở trong phòng”. Tôi phụng phịu quay lại bức tranh đang vẽ dở. Cây khế lúc lỉu quả và hoa với lích chích tiếng chim kêu chẳng làm tôi tĩnh tâm được, có lẽ vì thế các bức vẽ chẳng bao giờ ra hồn. Chiều qua bố trúng gió nên có hơi sốt, tôi chỉ mua thuốc rồi đặt lên bàn mà không nói gì. Suốt bao năm qua tôi cứ tự đẩy bố xa khỏi mình.

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước
(PLVN) - “Gặp gỡ mùa thu” là triển lãm của họa sĩ Ngô Đăng Hiệp và 4 học trò Đoàn Tuyên, Hà Văn Chúc, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Trần Trọng Đạt với những điều khác biệt, không chỉ về sắc màu, thời gian mà còn cả không gian.

Những cuộc chia ly

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Nỗi buồn nhỏ giọt từng chút một trong đêm, cứ tựa như những giọt sương đang nấp đâu đó trên mái nhà vắng, rồi rơi tõm vào lòng người cô tịch. Miệng mở ra nói câu đầy kiêu hãnh: “Người như tôi đau rồi sẽ chừa” nhưng rồi cuối cùng mọi thứ lại lặp lại, cứ như chưa từng có bài học nào, chưa từng có kí ức buồn thương nào lưu lại. Tôi, rồi lại tiếp tục đi vào vết xe đổ của chính tôi.

Triệu chứng kẹt xe

Tranh minh họa: V. Học
(PLVN) - Sẽ không có gì đáng nói nếu như ông bố không rút “lệnh cho nhà”. Quân sẽ ngoan ngoãn nghe lời ông và không có gì oán thán. Đằng này ông cụ lại quay ngoắt một trăm tám mươi độ làm anh cay cú. Ngôi nhà cũ anh sẽ đầu tư xây mới, biến thành biệt thự tân thời. Một mình sở hữu hai căn, vậy coi như ổn với gã đàn ông một vợ, hai con.

Triển lãm “Non nước biên thùy” của Họa sĩ Đỗ Đức

Tác phẩm "Trên nương" của họa sĩ Đỗ Đức.
(PLVN) -  Ngày 11/9, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, diễn ra Lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật "Non nước biên thùy" của họa sĩ Đỗ Đức. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ 7 của họa sĩ Đỗ Đức ở Hà Nội, sau triển lãm "Ngựa trên núi" cách đây đúng 10 năm (2014).

Buông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nếu mà bà không thương ổng thì buông tha cho người ta để người ta còn đi lấy vợ nữa chứ?

Đôi mắt

Đôi mắt
(PLVN) - Tôi nhìn từng vạt nắng đang trườn một cách chậm rãi từ những mé bờ tường rồi bắt đầu thả rơi mình buông xuống mặt đất.

Người già “mất làng”

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Giờ về làng, một khung cảnh quen thuộc là những ngôi nhà lớn trống vắng trẻ nhỏ và thanh niên. Những người già ngồi tư lự, khi bên cạnh láng giềng cũng bỏ làng đi rồi.

Sông tình

Sông tình
(PLVN) - Quán dịu dàng. Tình cờ trời mưa. Mưa phương nam ào ạt xối xả. Tôi lựa một góc, ngồi nhìn những hạt mưa không biết toan tính, ngân vang theo cách của chúng, xuyên qua không gian để về hợp với dòng nước. Mưa khác hẳn cảm giác buồn vui lẫn lộn pha vị đắng trong tôi.

Nhà thơ Tạ Hùng Việt mang một nỗi buồn riêng với 'Hãy nhìn vào mắt bão và tin lời đắng cay'

Nhà thơ Tạ Hùng Việt mang một nỗi buồn riêng với 'Hãy nhìn vào mắt bão và tin lời đắng cay'
(PLVN) - Hãy nhìn vào mắt bão và tin lời đắng cay (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2024) là tập thơ thứ 10 trong hành trình sáng tạo của nhà thơ Tạ Hùng Việt. Tập thơ được đánh giá có nhiều sự đổi mới cả trong cách thể hiện lẫn nội dung mà chủ thể trữ tình muốn chuyển tải với 100 bài được viết theo thể thơ 1-2-3.

'Tình yêu lính Công an' - Giai điệu thiêng liêng tôn vinh người chiến sĩ CAND

'Tình yêu lính Công an' - Giai điệu thiêng liêng tôn vinh người chiến sĩ CAND
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2024) và 19 năm ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2024), hai giọng ca Mỹ Linh và Hữu Quân đã mang đến cho người nghe những giai điệu sâu lắng và ý nghĩa thể hiện thông qua ca khúc “Tình yêu lính Công an” sáng tác của nhạc sĩ An Hiếu, đây tác phẩm âm nhạc đầy cảm xúc nhằm tôn vinh hình ảnh người chiến sĩ Công an với tinh thần “Vì nước quên thân - Vì dân phục vụ”.

Thúng mẹt của mẹ

 Thúng mẹt của mẹ
(PLVN) - Giấc mơ của anh em chúng tôi được nuôi dưỡng, lớn lên từ thúng mẹt của mẹ. Đó là cách mà bố tôi thường ví von khi những gánh hàng không quản nắng mưa, ốm đau của mẹ vẫn tất tả ngược xuôi, vất vả bộn bề…

Mười hai năm

Mười hai năm
(PLVN) - Cô đưa tay sờ lên chiếc nhẫn được lồng vào một cọng dây chuyền để đeo trên cổ.