Những mánh lới mới để nhập khẩu và tái chế rác thải bất hợp pháp ở Malaysia

Container chứa đầy rác thải nhựa ở Port Klang trước khi vận chuyển về nước xuất xứ.
Container chứa đầy rác thải nhựa ở Port Klang trước khi vận chuyển về nước xuất xứ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vài năm trở lại đây, việc nhập khẩu rác thải nhựa bất hợp pháp độc hại, gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân trở thành vấn nạn nan giải tại Malaysia. Các đối tượng tái chế rác thải bất hợp pháp đã nghĩ ra nhiều mánh khóe hơn để lách luật, dấy lên những lo ngại về nguy cơ Malaysia bị biến thành bãi rác thế giới.

Ô nhiễm từ các nhà máy đốt nhựa

Tại Malaysia, ngành sản xuất nhựa tái chế là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2000. Với hơn 1.300 nhà sản xuất nhựa, Malaysia hiện là một trong những nước có ngành công nghiệp sản xuất nhựa tái chế lớn nhất toàn cầu. Năm 2016, lượng hạt nhựa được tạo ra từ quy trình tái chế trị giá 30 tỷ ringgit (hơn 7 tỷ USD) đã được xuất khẩu từ Malaysia sang các nhà sản xuất nhựa trên toàn thế giới.

Vấn đề ở đây là, tương tự phần lớn các nước đang phát triển ở Đông Nam Á, hệ thống quản lý chất thải của Malaysia chưa đảm bảo cho việc xử lý lượng chất thải nhựa được tạo ra từ ngành công nghiệp này. Hiện nay, các biện pháp chính để xử lý rác thải nhựa tại Malaysia vẫn là xử lý tại các bãi chôn lấp và đốt rác tự nhiên.

Một nghiên cứu do Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WWF) thực hiện năm 2019 cho thấy Malaysia đứng thứ hai ở châu Á về lượng nhựa sử dụng bình quân đầu người. Với 16,78kg nhựa mỗi người/năm, tổng lượng chất thải phát sinh mỗi năm ở Malaysia nhiều hơn ở các nước có diện tích lớn hơn như Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Trong khi việc xử lý rác thải trong nước vẫn đang còn là một vấn đề nan giải, Malaysia lại phải đối mặt với rác thải toàn cầu. Sau khi Trung Quốc ngừng thu mua gần như toàn bộ rác thải để tái chế từ năm 2018, Malaysia trở thành địa điểm mới thu hút rác từ mọi nơi trên thế giới, tạo đòn bẩy cho ngành công nghiệp tái chế rác thải của nước này. Các số liệu của Liên hợp quốc cho thấy, nhập khẩu rác thải nhựa của Malaysia đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2016, lên thành 870.000 tấn vào năm 2018. Con số này vẫn tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây.

Sự gia tăng lượng nhập khẩu rác thải nhựa của Malaysia kéo theo sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các nhà máy tái chế rác. Tại thành phố Jenjarom, cách Kuala Lumpur không xa, nhiều nhà máy đã được khai trương vào năm 2018, khi lượng rác thải toàn cầu đổ về đây. Không chỉ hoạt động theo đúng quy định, nhiều công ty còn tìm cách gia tăng lợi nhuận bằng cách lách luật bằng cách thu mua rác không thể tái chế được nữa rồi đốt hoặc đổ ra môi trường tự nhiên.

“Có hai loại rác thải nhựa. Một loại là nhựa hỗn hợp sạch mà chúng ta có thể dễ dàng tái chế. Loại thứ hai là rác không thể tái chế được nữa. Những đối tượng buôn lậu sẽ để lẫn rác này với nhựa có thể tái chế trong cùng một container rồi khai man với hải quan”, một nhà quan sát cho hay.

Theo người này, rác thải không thể tái chế thường được các nhà buôn lậu ở Malaysia thu mua về vì giá thành rẻ hơn. Sau đó, họ đốt chúng hoặc đổ ra môi trường tự nhiên. Làm như vậy sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn việc sản xuất công nghiệp nhựa hợp pháp. Điều này dấy lên những lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường, kéo theo ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.

Nhiều cách lách luật

Malaysia là một trong 166 quốc gia ký kết công ước Basel về kiểm soát các hoạt động vận chuyển quốc tế chất thải độc hại, cấm xuất khẩu chất thải không tái sử dụng được. Công ước này được thông qua sau hội nghị khí hậu quốc tế COP14. Tuy nhiên, theo tờ Le Monde, trên thực tế, những container “nhựa bẩn” vẫn cập cảng Malaysia nhờ khai báo gian dối.

Từ châu Âu, rác thải sẽ trải qua quá trình vận chuyển khoảng 1 tháng để cập hai cảng lớn của Malaysia là Tanjung Pelepas và Kelang. Khi đến nơi, các đoàn xe tải sẽ chở chúng đến các nhà máy tái chế đã được nhà nước phê duyệt để tái chế nhựa đúng theo quy định về môi trường và sức khoẻ của địa phương.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu tại Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Penang Mageswari Sangaralingnam, quy trình hợp pháp này được tuân thủ không đầy đủ. Bởi, có những nhà máy chỉ giữ lại các chất thải dễ tái chế nhất rồi bán phần còn lại cho các nhà máy bất hợp pháp. Các nhà máy bất hợp pháp sau đó sẽ đổ chất thải trên đất nông nghiệp mua được từ nông dân địa phương, rồi thuê người lao động nghèo phân loại với mức tiền công thấp.

Theo yêu cầu của họ, người lao động sẽ thu đồ tái chế được rồi mang đi rửa đi các dấu vết của phân bón, thuốc trừ sâu hay kim loại nặng... Nước rửa sau đó được thải vào các con sông liền kề. Quy trình này tiết kiệm hơn nhiều so với việc lắp đặt hệ thống xử lý rác thải, có thể tốn tới vài triệu USD.

Khi bãi rác đã được khai thác hết rác thải có thể tái chế được, rác không thể tái chế sẽ được đốt luôn tại chỗ để nhường chỗ cho lượng rác mới. Thời gian qua, dư luận đã lên tiếng nhiều về tác động của rác thải từ phương Tây đến Malaysia. Tuy nhiên, theo ông Heng Kiah Chun, trên thực tế, tình hình không khá hơn là mấy do các nhà máy tái chế rác hoạt động bí mật hơn chứ không giảm.

Cần đảm bảo tuân thủ pháp luật

Malaysia đã thắt chặt việc cấp phép nhập khẩu, tăng cường giám sát và thực thi tại các cảng. Năm 2019, 170 nhà máy tái chế bất hợp pháp đã bị đóng cửa. Vào năm 2020, tương tự một số nước khác trong khu vực, Malaysia đã mạnh tay, gửi trả lại 150 container chứa 3.737 tấn chất thải, bao gồm 43 container cho Pháp, 42 cho Anh, 17 cho Mỹ và 11 cho Canada với lý do các vấn đề về chất lượng của nhựa được gửi đến và thiếu giấy phép hợp lệ.

“Người dân Malaysia đang phải chịu đựng, bởi chúng tôi phải đối mặt với không khí độc hại, nguy hiểm do việc đốt rác thải nhựa gây ra. Điều này dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các bệnh, gây ô nhiễm nguồn nước và tạo ra các nơi đổ rác bất hợp pháp, và các vấn đề về môi trường khác. Malaysia, cũng giống như các nước đang phát triển, có quyền có được bầu không khí trong lành cũng như nguồn nhiêu liệu tái tạo, giống như những gì mà các nước phát triển có được”, Bộ trưởng Bộ Môi trường Malaysia Yeo Bee Yin tuyên bố.

Chính phủ Malaysia cũng đưa ra 19 tiêu chí mà các nhà nhập khẩu rác thải cần phải đáp ứng để được cấp phép nhập khẩu. Song, vấn nạn ô nhiễm do tái chế rác bất hợp pháp ở nước này được cho là chưa chấm dứt. Đại dịch Covid-19 khiến nhiều ngành bị chững lại nhưng ngành tái chế rác thải ở nước này được cho là gần như không bị ảnh hưởng mà ngược lại vẫn tăng trưởng. Việc đổ chất thải nhựa và đốt rác lộ thiên vẫn tiếp diễn do chính quyền ít kiểm tra, giám sát hơn trong bối cảnh dịch bệnh.

Vào tháng 8/2020, tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol đã công bố Báo cáo Phân tích Chiến lược - Các xu hướng tội phạm mới nổi trên thị trường chất thải nhựa toàn cầu kể từ năm 2018. Báo cáo chỉ ra sự gia tăng của các lô hàng “nhựa bẩn” bất hợp pháp được chuyển đến Đông Nam Á thông qua nhiều tuyến đường trung chuyển để che giấu nguồn gốc đồng thời nhấn mạnh mối liên hệ giữa mạng lưới tội phạm và các công ty tái chế chất thải hợp pháp làm vỏ bọc cho các hoạt động phi pháp qua việc làm giả mạo tài liệu và gian lận trong khai báo chất thải.

Theo ông Calum MacDonald, Chủ tịch Cơ quan tư vấn của Ủy ban tuân thủ và thực thi môi trường của Interpol, báo cáo này chỉ ra nhu cầu cấp thiết trong việc phân tích cách thức hoạt động của nhóm tội phạm khai thác các lỗ hổng để phạm pháp. Ông cũng kêu gọi các cơ quan thực thi pháp luật tích cực hơn trong việc bảo đảm tôn trọng luật về xuất nhập khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.