Những đám mây rực rỡ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Truyện ngắn của Nguyệt Chu.

1. Những chiếc kẹo bông gòn rực rỡ sắc màu được tạo nên từ đôi bàn tay của mẹ. Đó là những ngày tháng xa xưa.

Mẹ lầm lũi trên chiếc xe cà tàng rong ruổi khắp nơi, từ thôn quê tới thành thị. Những cung đường thấm đẫm vị ngọt ngào của kẹo và vị mặn chát của mồ hôi. Tôi luôn muốn hít hà thứ mùi riêng có ấy, từ manh áo bạc màu của mẹ.

Tôi đã từng say sưa nhìn mẹ đổ những thìa đường vào trong chiếc cối xay. Chiếc cối xoay tít như chong chóng. Những hạt đường đầy sắc màu văng ra từ những chiếc lỗ nhỏ xíu, bỗng chốc hóa kiếp thành những sợi bông mỏng tang bám vào thành chậu. Mẹ nhẹ nhàng khuấy chiếc que theo đường tròn của cái chậu lớn để bắt những sợi bông, hết lớp này đến lớp khác, đến khi, những lớp bông xốp chồng lên nhau như một đám mây. Mây trắng, mây hồng, mây vàng, mây xanh, cả mây ngũ sắc như sà xuống nơi xe hàng của mẹ.

Nhưng bây giờ, tôi chỉ còn thấy thấp thoáng bóng dáng mẹ trong những áng mây phiêu du trên nền trời trong trẻo. Không biết trong giây phút định mệnh ấy, mẹ có đau đớn lắm không. Tôi hét lên kinh hoàng khi thấy chiếc xe tải chèn qua mẹ rồi phóng đi mất dạng. Mẹ nằm đó bên chiếc xe đạp chổng vộc, cái bánh xe còn xoay tít. Những chiếc kẹo bông gòn rơi vãi, lăn lóc dưới lòng đường. Người ta xúm xít vây quanh mẹ. Tôi bỗng khựng lại khi thấy mẹ từ từ bay lên với đôi cánh trắng của thiên thần. Đôi cánh mềm mại được kết từ những chiếc kẹo bông gòn trắng muốt. Mẹ bay lên đỉnh trời chan hòa nắng gió. Từng đám mây ngũ sắc lấp lánh dưới đôi cánh của mẹ. Tôi chạy theo bóng mẹ, nhưng người đã bay đi. Chỉ còn lại một vầng hào quang nhức nhối trước mắt tôi. Đôi cánh thiên thần tan ra, hệt như những chiếc kẹo bông gòn đã chảy nước vì chờ đợi quá lâu. Lòng tôi trơ ra như chiếc que chẳng còn chút bông nào.

Rồi đến lượt tôi lại lầm lũi đạp chiếc xe cà tàng chở cả gia tài của mẹ. Những chiếc kẹo bông gòn lần lượt ra đời từ đôi bàn tay nhỏ bé của tôi. Tôi cũng không nhớ rõ là mấy năm đã trôi qua, các bạn của tôi đã lên lớp mấy. Chỉ nhớ từ dạo mẹ bỏ tôi mà đi không lâu, tôi cũng không còn được tới trường. Tôi tiếp quản cái gia tài của mẹ và thường đạp xe tránh những lúc tan trường. Có lần, Na nhìn thấy tôi, gọi giật lại nhưng tôi vẫn vội vã lướt qua như không hề hay biết. Đến lúc nó đi rồi, tôi thẫn thờ quay đầu nhìn lại. Những kỷ niệm ùa về nhoi nhói. Làm sao quên được những buổi chiều tan học, mẹ đón chúng tôi giữa những vầng mây. Nụ cười mẹ bừng sáng cùng những sắc màu. Tôi và cái Na háo hức đón lấy chiếc kẹo màu hồng thật to từ bàn tay mẹ. Tôi cắn miếng bông gòn xôm xốp, vị ngọt tan ra đầu lưỡi. Lưỡi hai đứa đều hồng. Chúng tôi nhìn nhau cười nắc nẻ.

2. Cha tôi là thợ xây, thường đi theo các công trình. Thời gian cha ở nhà rất ít nên hầu như, chỉ còn hai mẹ con tôi trong ngôi nhà nhỏ nơi cuối ngõ. Tôi không biết cha có kiếm được nhiều tiền không, chỉ biết mẹ tôi vẫn ngày ngày mải miết bên chiếc cối làm kẹo bông gòn. Từng ngày, từng tháng, từng năm, mòn mỏi và quẩn quanh như vòng quay bất tận của chiếc cối xay mà tôi nghĩ sẽ chẳng bao giờ mẹ có thể dứt ra. Ấy vậy mà mẹ dứt ra một cách đột ngột và dễ dàng, để tôi lại nhập vào vòng quay đó.

Mãi về sau này, tôi mới biết được vì sao mẹ lại bị xe tải đâm trong buổi chiều định mệnh ấy. Nhân một lần gặp người quen cũ. Lúc đó, mẹ tôi đang trò chuyện với bà thì nhìn thấy một người rất giống cha chở một người đàn bà lạ đi vụt qua. Mẹ mới vội vã đuổi theo xem có đúng là cha hay không. Bởi lúc đó, cha nói đang theo công trình ở rất xa. Mẹ chỉ muốn chứng thực những lời cha nói và đôi mắt mình đã nhìn lầm. Nhưng cuối cùng, mẹ chưa chứng thực được điều gì cả. Đôi mắt mẹ đã khép lại trong buổi chiều mà một bóng dáng hao hao như cha, lướt qua. Mẹ thành thiên thần bay lên đỉnh trời trong chiếc cánh trắng muốt kẹo bông gòn, liệu đã nhìn ra được điều gì hay chưa?

Nghe lời bà nói mà cổ họng tôi như nghẹn đi. Ôi! Những hoài nghi và nỗ lực chứng minh một điều gì? Có thật sự cần thiết không khi phải đánh đổi bằng một cái giá quá đắt như thế? Nếu tôi là mẹ, liệu tôi có cố gắng để đuổi theo một bóng dáng vụt qua? Dù đúng là cha hay không, tôi thấy cũng thật sự bẽ bàng. Nếu không phải cha, mẹ có thể thở phào vì cha không lừa dối mình, nhưng mẹ có day dứt khi nghĩ xấu về cha như vậy? Nhưng nếu bóng dáng ấy là cha thật, mẹ sẽ đối mặt như thế nào với sự gian dối bủa vây?

Tôi không biết nữa. Chính tôi cũng không biết phải làm sao khi đặt mình vào tình huống của mẹ. Chẳng lẽ cứ để cái bóng dáng ấy vụt qua và ôm chứa nỗi nghi ngờ? Tôi nhìn cha. Liệu cha có phải là nguyên nhân gián tiếp gây ra cái chết của mẹ? Cha có từng chở người đàn bà nào lướt qua cuộc đời mẹ trong buổi chiều xưa? Nhìn cha nằm thiêm thiếp trên giường, tôi muốn cất tiếng hỏi mà lưỡi tê cứng lại. Oán trách, dằn vặt, đau đớn và bất lực. Tôi hoài nghi cha và hoài nghi cả chính mình.

3. Sau khi mẹ mất, cha không đi xa nữa. Cha nhận làm cho các công trình ở gần nhưng công xá chẳng được là bao. Ngày nào tôi cũng thấy cha trở về trong bộ dạng nhếch nhác, tiều tụy, quần áo, tóc tai bê bết hồ vữa. Đến ngày tôi phải đóng tiền học, cha gom những đồng tiền cáu bẩn, nhăn nheo rồi vuốt cho chúng phẳng phiu và cẩn thận đưa tôi. Biết cha vất vả, tôi giấu cha, chỉ học buổi sáng, còn buổi chiều tranh thủ đi bán kẹo bông gòn. Nhưng có chiều, khi tôi vừa về thì đã thấy cha nằm ở nhà. Khuôn mặt cha bơ phờ, những sợi tóc xòa xuống vầng trán đen sạm đã điểm bạc. Dường như cha vừa trải qua một cơn đau dữ dội. Tôi giật mình khi thấy bỗng chốc cha trở nên yếu đuối. Lúc đó, có một người đàn ông tới và đưa cho cha một túi đồ. Người đó vỗ vai cha, bảo giữ sức khỏe nhé, đã bị đau dạ dày như thế thì lần sau đừng nhịn ăn nữa, lúc đổ xuống rồi thì ai lo cho con bé?

Bỗng nhiên, nước mắt tôi sôi trên má. Thì ra, để có tiền đóng học cho tôi, cha đã vất vả dành dụm, đến nỗi phải nhịn ăn ở công trường. Thảo nào, mỗi chiều đi làm về, trông cha tiều tụy đến thảm thương. Thấy cha vậy, tôi nhất quyết xin cha, buổi chiều tiếp tục đi bán kẹo bông gòn phụ cha. Dù gì, công việc đó cũng đâu có tốn nhiều sức lực.

Thế là mỗi ngày, buổi sáng tôi đến trường, còn buổi chiều lại cùng chiếc xe cà tàng của mẹ lăn những vòng quay trên từng cung đường để vẽ nên những đám mây sắc màu từ chiếc cối làm kẹo bông gòn. Những đứa trẻ mắt sáng lên lấp lánh khi nhận những chiếc kẹo từ tay tôi. Tôi thấy trong mắt nó là bóng hình tôi, bóng hình cái Na ngày trước.

4. Chiều hôm đó, tôi đang rất vui vì bán được nhiều hàng. Tôi quyết định về sớm và ghé vào cửa hàng mua một miếng thịt quay. Những miếng thịt thơm phức với lớp bì vàng sậm màu cánh gián phồng lên, nổ lép bép làm tôi nuốt nước bọt ừng ực. Tôi nghĩ đến cảnh sẽ gắp vào bát cha một miếng thịt to nhất. Có lẽ cha đã quen ăn uống kham khổ từ lâu.

Nhưng khi tôi vừa đạp xe về đến cổng thì một người đàn ông đang chờ tôi dáng điệu sốt ruột và lo lắng. Tôi nhận ra đó là người đã mang cho cha túi đồ ăn hôm cha lên cơn đau. Người ấy vội vã nói, cha tôi vừa vào viện cấp cứu vì bị ngã giàn giáo.

Tôi choáng váng, run rẩy. Trước mắt tôi, tất cả như sụp đổ. Hình ảnh cuối cùng của mẹ xoẹt ngang qua tôi như một vết dao, ánh lên trong hoàng hôn đỏ bầm. Tôi vứt chiếc xe đạp ở cổng rồi vội vã leo lên xe người đàn ông để cùng vào viện.

Thế là miếng thịt quay đã trở thành miếng mồi ngon cho lũ chuột đêm. Tôi xót tiếc cho những gì tưởng là bình thường mà với tôi lại là quý giá.

5.Tôi không thể tiếp tục giấc mơ cắp sách tới trường. Cha tôi đã trở thành tàn phế sau tai nạn đó. Người chủ thầu có bồi thường cho cha một khoản tiền nhưng cũng chỉ đủ tiền viện phí, thuốc men. Giờ cha bị liệt, nằm một chỗ. Đôi mắt ầng ậc nước nhìn trân trân vào khoảng tối vô định. Cha nhìn thấy gì trong khoảng không trong suốt và trống rỗng? Những giấc mơ thoảng qua? Là bóng hình mẹ? Hay còn là bóng hình một người đàn bà nào khác? Những câu hỏi tôi sẽ chẳng bao giờ có thể giải đáp cứ xoáy sâu vào tâm trí tôi. Tôi không đủ dũng khí để đi tìm câu trả lời. Tôi muốn nó tan đi như những chiếc kẹo bông hết hạn.

Na tìm đến tôi. Lúc đầu, tôi tránh mặt. Nhưng Na vẫn chờ ngoài cổng. Tôi đã úp mặt vào bóng đêm mà khóc, như những con chuột gặm nhấm giấc mơ của mình nham nhở. Giấc mơ tôi, liệu lúc này có giống như miếng thịt quay trong buổi chiều ngày trước? Một giấc mơ bị đánh cắp mất rồi.

Nhưng Na đã giúp tôi vượt qua những mặc cảm. Dù tôi không thể tới trường, mỗi tối Na vẫn đến nhà, mang những bài học mới đến cho tôi. Chúng tôi lại say sưa bên những con chữ trong trẻo và tinh khôi. Dù cho ngoài kia là bóng đêm bủa vây và sâu thẳm.

6. Những người hàng xóm tốt bụng đã góp tiền mua cho cha tôi một chiếc xe lăn. Hôm nay, cha tươi cười cầm tập vé số đi bán. Nụ cười méo xệch đến tội nghiệp khiến tim tôi như thắt lại. Tôi bảo, để con mở hàng cho cha một tờ.

Tôi nhìn theo bóng của cha dần xa khuất. Lầm lũi, cô độc. Giờ đời cha cũng gắn chặt với những vòng quay của chiếc xe lăn. Như mẹ, như tôi đã gắn liền với vòng quay của chiếc cối làm kẹo bông gòn. Từng chiếc kẹo bông như những đám mây đầy sắc màu trôi qua bàn tay tôi. Những ánh mắt trẻ thơ lấp lánh ngọt ngào như từng hạt đường tan chảy trong chiếc cối xay.

Tôi ngước lên nhìn bình minh. Mây vẫn bay và ánh lên rực rỡ.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: ST)

Nghĩ ngợi ngày gió về

(PLVN) - Sáng thấy trời lạnh, tôi nói với con trai để ba chở đi học cho đỡ lạnh. Bình thường con trai tôi đang học lớp 6 phải đạp xe chừng 2km để tới trường. Con bảo, thích vậy cho chủ động và không phải ba mẹ đón đưa.

Đọc thêm

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

Thống Linh và tôi

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lúc còn là trẻ con, chắc hẳn ai cũng thích chơi trò cô dâu, chú rể. Chỉ là sau này đến tuổi biết ngại ngùng, người ta mới đâm ra rụt rè trước những lời gán ghép vợ chồng. Tôi cũng chẳng là ngoại lệ, hồi học lớp một, tôi khoái làm cô dâu vô cùng. Một ngày tôi đòi làm đám cưới cả chục lần với thằng Thống Linh hàng xóm. Thống Linh chắc cũng thích làm chồng tôi, vì chẳng bao giờ nó tỏ ra khó chịu trước lời những đề nghị kết hôn trắng trợn ấy.

Bánh đúc không xương

Bánh đúc không xương
(PLVN) - Sau ngày giỗ đầu của mẹ tôi, bố mời mọi người đến họp gia đình. Trong cuộc họp, tiếng ông nội sang sảng quyền lực, tiếng chú Hảo buông bải nước đôi, tiếng cô Hậu thẽ thọt xa xót. Chỉ có tiếng bố trầm lắng nhưng lại như những nhát búa nện vào trái tim đang tuổi nổi loạn của tôi.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.

Thám tử

Ảnh minh họa - Nguồn: ST
(PLVN) - Gã thích đội mũ nỉ đen, mặc áo ba đờ xuy đen và đeo kính râm mỗi khi ra đường mà không cần biết đó là mùa đông hay mùa hạ.

Gánh hàng rong

Hàng rong gây thương nhớ. (Ảnh: Pinterest)
(PLVN) - Đó là lúc canh khuya sương lạnh, trên con đường vắng tanh, có người mẹ, người chị kẽo kẹt gánh hàng rong ra chợ. Ánh lửa bập bùng từ bếp lò than sáng lên màu hồng tươi trong đêm đen, chuyển động nhịp nhàng theo bước chân chạy lúp xúp, rong ruổi, đánh thức sự sống ngày mới.

Sốt nhẹ

Ảnh minh họa: PV
(PLVN) - Rồi thì trong họ cũng không biết được rằng tình cảm ai nặng hơn: một người vốn luôn vui vẻ, chân thành lại vì một người chỉ cần nhắc đến tên là rơi lệ; và một người vốn lúc nào cũng lạnh nhạt, hờ hững với đời lại trở thành một người lãng mạn, biết quan tâm. Tình yêu muôn loại, ta sẽ không thể nào biết được toàn tâm, toàn ý vì một người hay thay đổi vì một người, cái nào sâu nặng hơn.

Giọt thu

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học
(PLVN) - An đến khi những cơn mưa mùa thu vẫn lất phất gõ đều trên mái hiên gỗ. Quán nằm trong con hẻm nhỏ. Giàn hoa phong sương vẫn biêng biếc lá. Bao năm rồi, quán vẫn cũ kỹ nằm nghe tàu lửa chạy sầm sập qua. Những bản tình ca cũng da diết như ngày nào. Chỉ có người ta sẽ trôi vào guồng quay bất tận của thời gian rồi dần dà thay đổi, chứ cái quán này muôn đời vẫn vậy, trừ khi ông lão họa sĩ mất đi mà thôi.

Ngắm 'năm cửa ô Hà Nội' qua 3D

Không gian “Hà Nội vùng đứng lên” trong triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”. (Nguồn: BTC)
(PLVN) - Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”
(PLVN) - Trong thời đại số hóa, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối và chia sẻ, mà còn trở thành “sân khấu” để nhiều người phô diễn. Sống ảo, "phông bạt" trên mạng đang dần trở thành một hiện tượng đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.