Nhiều tiềm năng và dư địa từ trái dừa sáp Trà Vinh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dừa sáp Trà Vinh, một sản phẩm độc đáo và nổi bật của miền Tây Nam Bộ, đang dần trở thành một tài nguyên quan trọng trong ngành nông nghiệp và kinh tế địa phương. Với tính độc nhất vô nhị, dừa sáp không chỉ là loại trái cây hấp dẫn mà còn chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế lớn chưa được khai thác hết.

Tiềm năng kinh tế từ “sản phẩm độc quyền”

Dừa sáp Trà Vinh nổi tiếng với lớp cơm dày, mềm dẻo và có vị béo ngậy đặc trưng, khác hẳn với các loại dừa thông thường. Với sự khác biệt này, dừa sáp không chỉ thu hút sự chú ý của thị trường trong nước mà còn được nhiều thị trường quốc tế đánh giá cao. Đặc biệt, dừa sáp đang được khai thác trong các lĩnh vực như thực phẩm, mỹ phẩm, và dược phẩm, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.

Dừa sáp là loại trái cây có giá trị kinh tế cao được nông dân Trà Vinh ưu ái.

Dừa sáp là loại trái cây có giá trị kinh tế cao được nông dân Trà Vinh ưu ái.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên tiềm năng kinh tế của dừa sáp là số lượng hiếm có. Loại dừa này chỉ xuất hiện ở một số địa phương của Trà Vinh, với tỷ lệ cho sáp từ 20 - 30% trong tổng số trái trên 1 buồng, bình quân mỗi năm cho khoảng 20-25 trái/cây. Điều này không chỉ làm tăng giá trị của dừa sáp mà còn tạo nên nét riêng biệt, khiến người tiêu dùng sẵn lòng chi trả mức giá cao hơn để sở hữu.

Ông Cao Bá Đăng Khoa - Tổng thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam, Trưởng đại diện Hiệp hội Dừa Việt Nam tại Cộng đồng dừa Quốc tế - ICC nhận định: Với đặc tính đặc biệt của dừa sáp hiện nay, thị trường trong và ngoài nước được đánh giá dư địa còn rất lớn. Do các loại dừa (sáp) của các nước khác chưa được quan tâm đầu tư, sản phẩm chưa xuất hiện trên thị trường thế giới mà còn thụ động như là đặc sản địa phương.

“Tỉnh Trà Vinh cần đầu tư chính sách và khuyến khích đầu tư các chuỗi liên kết cho dừa sáp, và khuyến khích đẩy mạnh quảng bá thương hiệu sản phẩm trên thị trường nhằm kích thích tiêu dùng tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp đầu tư vào dừa sáp. Qua đó, kích thích người nông dân trồng và chăm sóc, tạo nhu cầu cho nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu nâng cao chất lượng là bước tiến kịp thời trong thời điểm hiện nay. Có thể nói đây sẽ là sản phẩm độc quyền trên thị trường”, ông Khoa cho biết thêm.

Khai thác tiềm năng trong ngành công nghiệp chế biến

Không chỉ dừng lại ở việc bán quả tươi, dừa sáp Trà Vinh có thể mang lại giá trị gia tăng cao hơn thông qua việc chế biến. Hiện nay, sản phẩm từ dừa sáp đã và đang được phát triển trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là thực phẩm.

Theo đó, dừa sáp có thể được chế biến thành nhiều sản phẩm như: dừa sáp sợi, kẹo dừa sáp, sữa chua dừa sáp, dừa sáp sấy khô, kem dừa sáp... Những sản phẩm này không chỉ cung cấp hương vị thơm ngon, mà còn rất giàu dinh dưỡng. Với việc nâng cấp công nghệ chế biến sâu, nhiều doanh nghiệp đã khẳng định được dừa sáp Trà Vinh có thể trở thành một sản phẩm nổi bật trong ngành hàng tiêu dùng thực phẩm.

Không chỉ cơm dừa, nước dừa mà ngay cả gáo và xơ trái dừa sáp đều có thể được tận dụng làm nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến sâu.

Không chỉ cơm dừa, nước dừa mà ngay cả gáo và xơ trái dừa sáp đều có thể được tận dụng làm nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến sâu.

Bà Lâm Ngọc Tú - Phó Giám đốc Công ty TNHH Chế biến Dừa sáp Cầu Kè (Vicosap) cho biết: Công ty đang ứng dụng phương pháp sấy thăng hoa – là phương pháp sấy hiện đại nhất đang được ứng dụng tại Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... cho ra đời 2 sản phẩm dừa sáp sấy được sự đón nhận nồng nhiệt của người tiêu dùng. Ngoài ra sản phẩm từ dừa sáp sấy còn được xuất khẩu sang thị trường Anh, hứa hẹn nhiều khả năng đột phá, đủ sức tồn tại và thuyết phục được thị trường châu Âu.

Trà Vinh đang đẩy mạnh cải tiến quy trình sản xuất và chế biến, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị và phát triển các cơ sở thu mua, chế biến tại địa phương nhằm giảm chi phí và gia tăng giá trị sản phẩm.

Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn khẳng định: Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào chế biến sâu dừa sáp với mục tiêu đưa Trà Vinh trở thành một trong những tỉnh trọng điểm của ĐBSCL về ngành hàng dừa. Trà Vinh cũng kêu gọi các doanh nghiệp cùng hợp tác để đưa dừa sáp ra thị trường quốc tế, trở thành niềm tự hào của người dân Trà Vinh và cả nước.

Phát triển du lịch và các ngành liên quan đến dừa sáp

Theo Tổng thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam, giá trị dừa sáp không chỉ dừng lại ở bán hàng, hoặc sản xuất chế biến các sản phẩm từ dừa sáp cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Giá trị dừa sáp còn ở chỗ khai thác từ nguồn du lịch, khách đến địa phương thỏa thích sự tò mò với trái dừa sáp, thưởng thức đặc sản địa phương... Đây là nguồn công nghiệp không khói hấp dẫn nhất mà tỉnh Trà Vinh chưa tận thu triệt để.

Lãnh đạo Hiệp hội Dừa Việt Nam trao công nhận "Cây dừa được trồng tại Trà Vinh là cây dừa Việt Nam" cho tỉnh Trà Vinh.

Lãnh đạo Hiệp hội Dừa Việt Nam trao công nhận "Cây dừa được trồng tại Trà Vinh là cây dừa Việt Nam" cho tỉnh Trà Vinh.

Thực tế, việc phát triển các mô hình du lịch kết hợp nông nghiệp và văn hóa không chỉ tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho nông dân, mà còn giúp tăng cường quảng bá sản phẩm đã không còn xa lạ tại nhiều địa phương. Du khách không chỉ được tham quan quy trình trồng trọt, mà còn có cơ hội thưởng thức trực tiếp sản phẩm tại vườn, mang lại những trải nghiệm độc đáo. Đây là hướng đi tiềm năng, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành trồng dừa sáp Trà Vinh.

Bên cạnh du lịch, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa sáp cũng có thể trở thành một lĩnh vực khai thác tiềm năng. Vỏ dừa và các bộ phận của cây dừa có thể được sử dụng để tạo ra nhiều sản phẩm thủ công tinh xảo, từ các vật dụng trang trí đến đồ dùng hàng ngày. Việc kết hợp giữa tính thẩm mỹ và tính bền vững trong các sản phẩm thủ công này có thể giúp mở ra thêm một thị trường mới cho dừa sáp Trà Vinh.

Trong tương lai, dừa sáp Trà Vinh sẽ là một sản phẩm mở ra tiềm năng rất lớn không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn ở nhiều ngành công nghiệp liên quan khác như chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, thủ công mỹ nghệ và du lịch... Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía chính quyền và các doanh nghiệp, dừa sáp Trà Vinh có thể trở thành một thương hiệu quốc gia, mang lại nhiều giá trị kinh tế to lớn và bền vững cho cả người dân địa phương và nền kinh tế nước nhà.

Đọc thêm

Phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của Cà Mau

Phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của Cà Mau
(PLVN) - Đến nay, tỉnh Cà Mau có 142 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP. Trong đó, 29 sản phẩm 4 sao, 113 sản phẩm 3 sao. Hiện, các ngành, các cấp trong tỉnh đang khẩn trương triển khai kế hoạch thu hút, khuyến khích chủ thể tham gia xếp hạng 3 sao. Đồng thời, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về đạt chuẩn 4 sao, 5 sao.

Thanh Hóa nỗ lực đưa sản phẩm OCOP tiếp cận người tiêu dùng

Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024 tại TP Sầm Sơn đưa sản phẩm OCOP Thanh Hóa đến với hàng nghìn du khách.
(PLVN) - Với mục tiêu quảng bá, đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, những năm qua, Thanh Hóa chú trọng công tác tuyên truyền, tổ chức các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Hủ tiếu Mỹ Tho - Đặc sản nức tiếng xứ Nam kỳ

 Hủ tiếu Mỹ Tho - Đặc sản nức tiếng xứ Nam kỳ
(PLVN) - Đặc sản hủ tiếu Mỹ Tho có thương hiệu trên 50 năm, được chứng nhận “Giải vàng thương hiệu thực phẩm chất lượng an toàn Việt Nam”. Vươn tầm quốc tế, hủ tiếu Mỹ Tho được công nhận vào top 100 món ẩm thực châu Á và top 10 món ăn đặc sản Việt Nam.

Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam

Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam
(PLVN) - Chiều 5/7, ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chủ trì buổi họp cung cấp thông tin định liên quan công tác chuẩn bị Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2024.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL
(PLVN) - Ngày 28/6, tại Cà Mau, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức Diễn đàn Khuyến nông "Nông nghiệp với chủ đề: Phát triển nuôi tôm bền vững, giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL”.

Mộc Châu Milk: Thương hiệu sữa tươi Việt có quy trình chăn nuôi và sản xuất hiện đại

Chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Nhiều chuyên gia chăn nuôi đánh giá, cao nguyên Mộc Châu là vùng đất tốt nhất để có thể phát triển đàn bò sữa quy mô lớn với khí hậu trong lành và vùng đất màu mỡ. Không chỉ có vùng thảo nguyên xanh với những đồi cỏ, đồi ngô xanh mướt, nhắc đến cao nguyên Mộc Châu, còn phải kể đến những nông trại bò sữa có quy mô chẳng khác gì ở Hàn Quốc hay Australia cùng sự tận tụy của những người nông dân chăm chỉ.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao

14 làng đạt danh hiệu "Làng nghề Hà Nội" và "Làng nghề truyền thống Hà Nội".
(PLVN) - Ngày 12/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2023. Theo đó, Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023.

Chung tay tìm giải pháp đưa ngành tôm phát triển hiệu quả, bền vững

Chung tay tìm giải pháp đưa ngành tôm phát triển hiệu quả, bền vững
(PLVN) - Ngày 20 - 22/3, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau, Hội Thủy sản Việt Nam phối hợp với Cục Thủy sản, Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, Tạp chí Thủy sản Việt Nam... tổ chức Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5/2024 (VietShrimp - Đồng hành cùng người nuôi tôm).

Nâng cao hiệu quả vùng nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau

Nâng cao hiệu quả vùng nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau
(PLVN) - Xác định được lợi ích thiết thực mà loại hình nuôi tôm sinh thái mang lại, trong những năm qua, tỉnh Cà Mau đã chú trọng phát triển loại hình nuôi tôm sinh thái nhằm để tận dụng tiềm năng và lợi thế vốn có của địa phương để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy sản.