Nhiều quy định hình sự hướng đến bảo vệ phụ nữ, trẻ em

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Quá trình thi hành các quy định về bình đẳng giới trong Bộ luật Hình sự năm 1999 đã thể hiện rõ tính nghiêm minh trong đấu tranh phòng ngừa và trừng trị thích đáng những hành vi phạm tội. Nhưng quá trình thi hành cũng bộc lộ không ít bất cập và cho thấy một số khoảng trống cần được quan tâm xem xét khi sửa đổi Bộ luật Hình sự.
Đề cao tinh thần của Hiến pháp về bình đẳng giới 
Dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi hiện quy định một loạt các nguyên tắc xử lý của chính sách hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Một trong những nguyên tắc ấy đã thể hiện sâu sắc tinh thần của Hiến pháp về bình đẳng giới, đó là “mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội”. Nguyên tắc xử lý này được cụ thể hóa trong nhiều quy định của Dự thảo BLHS liên quan đến phụ nữ là người phạm tội và các hành vi xâm hại phụ nữ. 
Nổi bật là các quy định về hệ thống hình phạt. Dự thảo BLHS có những quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ. Đối với hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ, người bị kết án là người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp cố tình chây ỳ không chấp hành sẽ không bị áp dụng quy định chuyển đổi thành hình phạt tù. 
Còn hình phạt tử hình sẽ không áp dụng với người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử, đồng thời án tử hình đã tuyên cũng không thi hành đối với phụ nữ có thai, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi đã bị tuyên án tử hình mà được chuyển thành hình phạt tù chung thân. 
Cùng với việc không áp dụng và không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, Dự thảo BLHS còn có những quy định cho đối tượng này được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. 
Theo đó, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu chưa chấp hành hình phạt tù sẽ được hoãn chấp hành hình phạt tù đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Trường hợp phụ nữ đang chấp hành hình phạt tù mà có thai hoặc phải nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
Dự thảo BLHS còn quy định một số trường hợp đương nhiên được coi là phòng vệ chính đáng, trong đó có trường hợp chống trả lại người đang thực hiện hành vi hiếp dâm nhằm bảo vệ đối tượng bị hại là người yếu thế, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái. 
Về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Dự thảo quy định người phạm tội là phụ nữ có thai là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, quán triệt tinh thần của Hiến pháp trong đảm bảo quyền bình đẳng giới, bảo vệ các quyền và lợi ích của nhóm người yếu thế, bao gồm phụ nữ và trẻ em gái, Dự thảo BLHS nêu lên một số hành vi xâm hại phụ nữ có thai, trẻ em là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ở các tội như tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội hành hạ người khác, tội hiếp dâm/hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm/cưỡng dâm trẻ em, tội giao cấu với trẻ em làm nạn nhân có thai, tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật…
Cần thêm những quy định phù hợp
ThS.Hà Thị Thanh Vân (Học viện Phụ nữ Việt Nam) đánh giá, Dự thảo BLHS tiếp tục đưa ra các quy định về bình đẳng giới có tính đến đặc thù giới tính nữ và tư cách người mẹ của phụ nữ, đáng chú ý là quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với trường hợp người bị kết án là phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Ngoài ra, Dự thảo Bộ luật bổ sung thêm nhiều quy định có ý nghĩa về giới, thể hiện rõ trách nhiệm lồng ghép bình đẳng giới trong sửa đổi BLHS.
Tuy nhiên, để giải quyết những bất cập và khoảng trống về giới trong BLHS, bà Vân cho rằng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm thiết thực hơn. Chẳng hạn, theo bà Vân, Việt Nam là nước có tỷ lệ phá thai, nhất là phá thai ở độ tuổi vị thành viên, vào loại cao trên thế giới và trong khu vực. Các biện pháp tuyên truyền, vận động thời gian qua chưa có hiệu quả, mặt khác Hiến pháp 2013 đã bổ sung thêm quyền được sống của mọi người, không phân biệt đã được sinh ra hay vẫn đang còn là bào thai sẽ sinh ra. 
Vì vậy, Dự thảo BLHS cần có quy định phù hợp mang tính răn đe để giảm bớt tình trạng nhiều thai nhi không có cơ hội được sống, kéo theo hậu quả là tình trạng sức khỏe yếu của phụ nữ do phá thai nhiều lần, tình trạng phụ nữ bị bạo lực do nguyên nhân đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân… 
“Quy định trên sẽ góp phần nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của mọi người trong việc thực hiện biện pháp kế hoạch hóa gia đình, bảo đảm cuộc sống riêng của vợ chồng không ảnh hưởng đến quyền được sống của thai nhi” – bà Vân phân tích.
Có chuyên gia đề xuất bổ sung thêm tình tiết tăng nặng định khung hình phạt cao nhất đối với tội giết người trong trường hợp có định kiến giới, chủ yếu là trường hợp giết vợ do không chịu sinh con trai hoặc do người vợ phản kháng người chồng sinh con trai với người phụ nữ khác. Bên cạnh đó là đối với tội cố ý/vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hành hạ người khác, tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em khi làm cho phụ nữ hoặc nam giới mất khả năng sinh sản.
Bà Nguyễn Thanh Trà (Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội) thì kiến nghị, để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, nên cân nhắc giữ nguyên quy định hiện hành chứ không cần sửa đổi tình tiết định khung phạm tội giết người là phụ nữ có thai, trẻ em thành tình tiết phạm tội giết người mà biết người đó là trẻ em, phụ nữ có thai. Bởi qua thực tiễn, các cán bộ điều tra khó xác định được người phạm tội biết hay không biết nạn nhân là trẻ em, phụ nữ có thai. 

Đọc thêm

Giáo sư, Viện sĩ danh dự Nguyễn Văn Đệ: Người nặng lòng với sự nghiệp Y tế tư nhân Việt Nam

Giáo sư, Viện sĩ danh dự Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực, doanh nhân thành công ở nhiều lĩnh vực kinh doanh- đầu tư.
(PLVN) -Tính từ năm 2014 đến nay, Giáo sư, Viện sỹ danh dự Nguyễn Văn Đệ cùng Ban chấp hành Hiệp hội Y tế tư nhân Việt Nam đã tham gia hàng trăm văn bản góp ý về hoạt động xây dựng phát triển doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực y tế đến Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành. Cũng từ đó nhiều chính sách mở đường cho y tế tư nhân có sự công bằng, phát triển mạnh mẽ và có vị thế như ngày hôm nay.

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

(PLVN) - Nằm trong chuỗi hoạt động Chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam, sáng 17/10, tại Hà Nội, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức khóa học với chủ đề "Thần thái đẹp - Phong cách sang", nhằm cung cấp những thông tin hữu ích giúp chị em phụ nữ trở nên xinh đẹp, thần thái và sang trọng hơn.

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao
(PLVN) - Với việc đưa ra giải pháp đôn đốc kiên trì, quyết liệt... thời gian thi hành án trong năm của TP Đà Nẵng cũng được rút ngắn đáng kể; lượng án có điều kiện trên 1 năm nhưng chưa thi hành xong đã giảm rõ rệt từ gần 1.700 việc vào đầu năm công tác, xuống chỉ còn gần 900 việc khi kết thúc năm công tác.

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng
(PLVN) -Ngày 16/10, tại Hà Nội, thừa uỷ quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đã chủ trì buổi lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và quyết định điều động Đại tá Hoà Quang Tưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc: Con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc. Ảnh Phạm Hằng- Tuấn Anh
(PLVN) -  Tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức sáng 15/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có bài tham luận sâu sắc. Báo PLVN trân trọng giới thiệu tham luận của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc về vấn đề này.