“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” - Cổ nhân dạy con cháu thành người hữu dụng

Chỉ cần tinh thông một nghề là có thể thu về vinh quang. (Ảnh minh họa)
Chỉ cần tinh thông một nghề là có thể thu về vinh quang. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ ngàn xưa, cha ông ta đã rất chú trọng đến việc dạy dỗ lớp trẻ, giáo huấn cho con cháu đạo lý làm người. Bỏ qua những giáo điều hà khắc, rất nhiều trong số những giáo huấn đó vẫn còn lưu lại giá trị chiêm nghiệm, học hỏi cho đến tận ngày nay. Một trong những phương pháp quan trọng cổ nhân giáo dục con cháu là “thân tự lập thân”, hướng cho con cháu cách thức để làm người hữu dụng, có tâm, có đức, có tài.

“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”

Trong kho tàng kiến thức của người xưa, có nhiều câu nói liên quan đến việc tìm nghề để làm của cải. Ví dụ “Ruộng đất bề bề không bằng có nghề trong tay”, hoặc “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” (học một nghề cho thành thục còn hơn có 9 nghề mà không giỏi nghề nào) và đặc biệt là câu “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Cổ nhân cho rằng bất luận là một nghề nào, nếu ta học cho đến mức tinh thông thì nghề đó cũng có thể nuôi sống ta, thậm chí đem lại nhiều của cải vật chất. Không cứ phải làm quan hoặc buôn to bán lớn, nhiều nghề nghiệp cổ xưa đến nay vẫn còn tồn tại như nghề may, nghề đóng giày, nghề thợ mộc… nhiều người đã nhờ những nghề đó mà lập nên cơ nghiệp đồ sộ.

Xét kỹ ra, đã là một nghề chân chính thì bất luận một nghề nào cũng tốt và cũng có thể giúp ích cho xã hội cả, như vậy nghề nào cũng cũng đáng cho ta quý trọng cả. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, nhiều người vẫn chưa từ bỏ được tư duy khinh miệt những “nghề chân tay” mà chỉ coi trọng “nghề trí óc”. Tuy ngoài miệng họ vẫn nói “Không có nghề nào hèn…” song trong thâm tâm, nếu phải chọn lựa họ vẫn thích được người ta gọi bằng “thầy” hoặc “ông” hơn là “anh” hoặc “bác”. Thực chất tư tưởng này là đi ngược lại những giáo lý của cổ nhân. Có thể ví dụ như nghề may chẳng hạn, chuyện xưa còn chép lại nhiều câu chuyện nổi tiếng về những thợ may lành nghề, được vời gọi vào cung để may y phục cho hoàng đế. Tinh thông với nghề may, họ đã trở thành những nghệ sĩ tài hoa trong nghề nghiệp của mình. Cần nhớ rằng thời đó có câu “Chơi với vua như chơi với hổ” ý nói tiếp xúc với nhà vua thì họa phúc bất lường. Làm nhà vua vừa ý thì được ban thưởng vàng bạc vô biên. Khiến nhà vua phật lòng thì cái đầu trên cổ cũng không giữ được. Những người thợ may y phục cho nhà vua cũng thế. Họ phải là những bậc thầy thì mới có thể làm đẹp lòng đấng quân vương.

Cổ nhân cho rằng nghề may không chỉ là những công việc đo, cắt, khâu, vá. Với những người thợ may cho vua thì nghề may được nâng lên tầm nghệ thuật. Chẳng những họ có óc thẩm mỹ, biết ảnh hưởng của màu sắc để hợp với nhà vua, còn phải biết tạo ra những nét cân đối nhịp nhàng của một đường cắt để khéo tô điểm thân hình người mặc.

Ý của cổ nhân trong câu “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” chính là như thế. Làm công việc nào cũng vậy, miễn là phải nắm được yếu quyết của nghề, trở thành bậc thầy trong nghề đó thì mới mong làm ra của cải cho mình và cho xã hội. Ngoài việc làm quan, nếu coi làm quan là một nghề, thì cổ nhân cho rằng không nên coi thường nghề nghiệp nào dù sang hay hèn, “chân tay” hay “trí óc”. Tuy nhiên, nghề nghiệp đó cũng phải phù hợp với khả năng của một người. Trong sách cổ có chép câu chuyện về người đày tớ tên A Châu. Người này trong cuộc sống thường nhật hay có những hành động bất bình thường. Ví dụ khi chủ đi vắng, căn dặn phải trông chừng cửa ngõ. Thế là A Châu cứ ngồi canh cái cửa. Đến lúc bắt buộc phải đi, cậu ta gỡ cả cái cửa, cõng theo sau lưng mình. Con người đó có thể coi là hơi đần khi không hiểu ý tứ của chủ là muốn mình trông chừng tài sản trong nhà. Tuy nhiên, khi chủ vẽ tranh, A Châu đứng nhìn với vẻ rất thích thú. Chủ bèn cho vẽ thử. Cậu ta cầm bút vẽ nét gần, nét xa, nét đậm, nét nhạt vô cùng tinh tế. Người chủ tinh tường và tốt bụng đã hướng nghiệp cho A Châu theo nghề vẽ. Quả nhiên, sau này anh chàng đày tớ kỳ dị đã trở thành một họa sĩ đại tài.

Như thế, sự lựa chọn nghề nghiệp có liên quan mật thiết đến tương lai, hạnh phúc cả một đời người. Có thích nghề mới có thể cố gắng làm việc, có hợp với khả năng của mình mới mong tiến bộ và do đó mới có thể đạt được những thành công. Làm một nghề mình không tinh thông tức là lừa dối người khác. Chuyện xưa chép lại một người thợ mộc đăng bảng: chuyên môn đóng bàn ghế. Tin theo lời “quảng cáo” này, khách hàng đến đặt làm một cái tủ. Tủ đóng xong, tiền đã trả, đến khi đem cái tủ về nhà khách mới biết mình bị gạt vì tủ đóng vụng về, chỉ ít hôm là ván hở, mộng long. Khách đến bắt đền, làm ầm lên, kết cục khiến cho người thợ mộc phải hạ cái bảng xuống, bỏ nghề đi biệt xứ. Trong câu chuyện, sự dối trá của người thợ mộc mới chỉ mang tai vạ cho túi tiền của khách hàng. Song hiểu rộng ra, nếu sự dối trá đó thuộc về những nghề nghiệp có liên quan đến sức khỏe, sự sống của con người như nghề thầy thuốc chẳng hạn, sự không tinh tường nghề nghiệp là một tội ác, vì mỗi khi họ lầm lỡ là mang lại hậu quả khôn lường.

“Nhất nghệ tinh” ngày nay

Một nhà triết học cổ đại từng nói: “Kẻ nào biết làm một cái bẫy gài chuột khéo nhất, biết đọc một bài giảng hoặc viết một quyển sách hay nhất, có thể cất nhà ở tận rừng sâu, dấu chân của khách hàng sẽ làm thành một con đường mòn dẫn đến nhà họ”. Một khi đã tinh thông nghề nghiệp, chúng ta đã hiển nhiên là một phần tử cần thiết trong xã hội. Như vậy, trên con đường tìm kiếm của cải vật chất, chúng ta không cần phải sợ một sự cạnh tranh nào cả.

Ngày nay, có nhiều quan niệm rằng: Làm nghề này khá, nghề kia mau giàu, nghề này không ra gì. Theo quan niệm của cổ nhân, sự phán xét này không đúng. Có thể thấy trong những tấm gương về những người đã lập cơ nghiệp có đủ mọi nghề. Thời xưa, đâu phải chỉ những người có nhiều ruộng đất để khai khẩn hoặc quen nghề buôn bán mới giàu có. Những người thợ kim hoàn, thợ mộc, thợ may... cũng có thể làm giàu nếu họ là những tay chuyên môn, những bậc thầy trong nghề của mình.

Ngày nay, để trở thành luật sư, bác sĩ... đều đòi hỏi một sở học rộng rãi, phải có kinh nghiệm lý luận cũng như thực tiễn. Nhưng với một số ngành nghề khác, mới nhắc đến thấy có vẻ bình thường, nghĩ rằng không cần phải học cũng làm được như nghề bán hàng, nghề làm bánh chẳng hạn. Tuy nhiên, muốn trở nên một tay nhà nghề lão luyện cũng đòi hỏi phải kinh qua nhiều năm tháng mới có thể nắm được những bí quyết để thành công. Như thế, có thể nhận định rằng bí thuật của thành công là biết lựa chọn lấy một nghề và trở nên chuyên môn trong lĩnh vực nghề nghiệp. Sự chuyên nghiệp cũng là một điều cần thiết cho sự phát triển của một đất nước. Một nước hùng cường là một nước có nhiều người chuyên môn.

Muốn trở nên một nhà chuyên môn cần phải có sở học chuyên nghiệp. Trên lĩnh vực nghệ thuật có những người đặc biệt nhờ thiên tư mà trở nên nhà thơ hoặc nhạc sĩ có tài, không phải mất nhiều năm luyệp tập. Song về công nghệ muốn trở nên một tay nhà nghề không thể thiếu một sự luyện tập chuyên cần. Một nhà hiền triết đã nói: “Thiên tài là ở sự chuyên cần”. Sự học chuyên nghiệp bắt đầu ở những trường chuyên môn, song đây mới là bước đầu. Ra ngoài đời còn bao nhiêu dịp để học hỏi thêm mà một người biết nghề không bao giờ bỏ qua. Học nghề ở nhà trường là thu nhận kinh nghiệm của những người đi trước. Khi bước chân vào thực hành, những thu nhận đó sẽ được sử dụng cùng với sự đúc rút từ bản thân, trở thành tích lũy của riêng mỗi người. Và đây là lúc phải mở rộng hai mắt, hai tai, dùng óc quan sát để xem xét, học hỏi từ những người xung quanh mình.

Ngày nay, nhiều bậc phụ huynh đã khiến con em sớm có tính ỷ lại vào gia đình. Tính ỷ lại, nếu không làm hư đốn hẳn con người cũng làm cho họ ươn hèn, không còn biết ráng sức, chịu khó. Bởi không muốn chịu khó nên thà họ xin làm việc bàn giấy, dầu chỉ giữ một chân chạy giấy họ cũng thích hơn là đi làm bác phó may hoặc anh thợ giày. Bởi óc khinh miệt nghề tay chân nên họ sợ bộ quần áo xanh dính dầu mỡ, những tay chân lem luốc, chai đá của người thợ. Thực ra những người trẻ đó không đáng trách. Điều này chính thể hiện sự cầu an của đa số con người. Trong khi ăn không ngồi rồi cũng có cha mẹ dâng sẵn cơm áo, thậm chí cho cả tiền tiêu pha, thì có đứa con nào lại “dại khờ” dấn thân đi tìm sự vất vả, nhọc nhằn. Nên trách hơn là những đấng làm cha mẹ vì ấp ủ con trên nhung lụa đã tạo cho chúng một đời sống an nhàn, tập cho chúng tính ỷ lại vào gia đình. Rất có thể với lối giáo dục sai lầm như thế, đứa con sẽ trở nên nhu nhược, bất lực.

Tin cùng chuyên mục

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

Đọc thêm

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…