Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

“Khi đàn hát tôi luôn nhớ cuộc đời của mẹ”

Một ngày, chúng tôi có dịp về nơi “Nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thế kỷ XX” đã ra đi. Và trong ngôi nhà nhỏ của cụ Hà Thị Cầu, chúng tôi được nghe những làn điệu xẩm Chợ, xẩm Thập ân, xẩm Hà liễu, Thăm huyện Yên Mô cụ Cầu sáng tác từ những năm 1970… Lối hát nhẩn nha, tiếng nhị réo rắt, lời ca mộc mạc giản dị chan chứa tình quê.

Đón chúng tôi trong căn nhà nhỏ nơi nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu từng sống ở làng Quảng Phúc (xã Yên Phong, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) giờ đã là nơi thờ cụ và cũng là không gian sinh hoạt của gia đình bà Nguyễn Thị Mận. Là con gái và cũng là một truyền nhân của cụ Hà Thị Cầu, bà Mận tự hào về câu lạc bộ hát xẩm mang tên cụ Hà Thị Cầu với sự góp sức của bạn bè, chòm xóm để cùng nhau giữ chất xẩm dân gian.

Bà Mận kể, năm 2013, nghệ nhân Hà Thị Cầu qua đời. Khi ấy, ông Trịnh Xuân Quảng, một cựu chiến binh, thầy giáo sống gần nhà vì quá tiếc thương cụ Cầu, bàn với bà Mận tìm cách duy trì chiếu Xẩm. Nhưng cũng phải đến năm 2018, câu lạc bộ xẩm Hà Thị Cầu mới được thành lập với 12 thành viên. Câu lạc bộ truyền dạy miễn phí cho các nghệ sỹ không chuyên và học sinh huyện Yên Mô.

Đàn nhị, trống, phách gắn với đời Xẩm của cụ Hà Thị Cầu vẫn còn đó. Tay trống Vũ Đức Năng từng gắn bó với cụ cũng sẵn lòng truyền dạy cho đời sau. Ở lứa học trò đầu tiên, nghệ nhân hát xẩm Đào Bạch Đàn, trống là những nhạc cụ gắn liền với hát Xẩm. Lời hát, cốt cách của xẩm cứ thế mà ngấm vào từng thành viên, từ những em bé bắt đầu biết hát múa, tới các cụ già...

Trước đó, nhà nghèo, bà Mận bận mải mưu sinh, nên dù sống cùng mẹ, bà Mận chưa từng hát Xẩm. Nhưng thật kỳ lạ, từ ngày mẹ mất, bà đã lên sân khấu, và hát như đã thuộc làu từ lâu 12 làn điệu xẩm cổ của cụ Cầu…Và thế rồi, CLB xẩm Hà Thị Cầu đã truyền dạy đến khóa thứ 3 với 29 em học sinh. Trong đó, có nhiều em được cha, mẹ gửi học từ năm 4 tuổi. Chúng tôi không khỏi bất ngờ khi những cháu bé gõ trống, phách, kéo đàn nhị trình diễn cùng các bà bài “Ngãi mẹ sinh thành”…

Trẻ em quây quần nghe cụ Hà Thị Cầu hát lúc sinh thời.

Trẻ em quây quần nghe cụ Hà Thị Cầu hát lúc sinh thời.

Năm nay 15 tuổi, em Đinh Thùy Linh, chắt ngoại của cụ Hà Thị Cầu được đánh giá có giọng hát tốt và kéo nhị điêu luyện. Linh cho biết: “Em bắt đầu học xẩm theo bà ngoại (bà Mận) từ năm 7 tuổi. Ở đây các em nhỏ cũng đã thuộc đến 30 bài phát triển từ các làn điệu cổ, em và bạn lớn hơn đều thuộc tới 50 - 70 bài hát, làn điệu. Lúc đầu khi mới tiếp cận em thấy chưa quen cách hát sao cho ra xẩm, nhưng sau đó càng học em càng hứng thú và không còn thấy khó nữa”. Bà Mận cho biết, các cháu nội ngoại đều học xẩm rất nhanh. Thùy Linh nay đã cùng bà đứng lớp, không chỉ dạy hát mà còn dạy đàn…

Bà Mận xúc động nói: “Lúc mẹ tôi còn sống, cụ thường lo lắng sau khi khuất núi, không còn người nối nghiệp. Mẹ tôi không biết chữ nhưng nói gì cũng ra văn ra thơ. Nay trực tiếp biểu diễn và truyền dạy, tôi thấy ngày càng có nhiều người biết xẩm, yêu xẩm”.

Cùng các cháu hát cho chúng tôi nghe bài Hà liễu, bà Mận nói, đây là một trong những bài hát khó nói về thân phận người phụ nữ xưa, khi hát bà luôn nhớ tới cuộc đời của mẹ. Trước đây cụ Cầu nói bài Thập ân rất khó vì ca từ ấy, đời người đi mãi không hết một chữ “hiếu”…

Nghệ nhân, nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu (tên thật Hà Thị Năm, Cầu là cách gọi theo tên con trai cả của bà, theo cách mà người Yên Mô, Ninh Bình thường gọi), sinh năm 1917 tại Nam Định.

Từ thủa ấu thơ cụ đã theo cha mẹ đi “khắp chợ cùng quê” hát rong kiếm sống. Chính tiếng đàn khúc hát quê hương, qua cha mẹ, bạn nghề của cha mẹ đã ngấm vào máu thịt, ăn sâu vào tiềm thức của cụ. Để sau này khi cụ cất tiếng hát, tiếng hát ấy là hồn quê, là nghĩa nước, là tình nhà, là tình yêu cháy bỏng với nghệ thuật hát xẩm hun đúc mà thành.

Không được học nên không biết chữ, nhưng bé Năm ngay từ nhỏ đã thuộc hết các tích chuyên dân gian như Nhị Độ Mai, Thoại Khanh Châu Tuấn, Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa... đặc biệt là khúc hát về chàng Trương Chi đa tình mà giàu lòng tự trọng.

Năm 15 tuổi, sau khi cha mẹ mất ở Thanh Hóa, bà về Ninh Bình theo ông trùm xẩm Nguyễn Văn Mậu rồi nên duyên với ông. Ngày bà Cầu về làm lẽ cho ông Mậu thì ông đã 49 còn bà mới 16 tuổi. Hồi đó, ông Mậu là một trong những ông trùm xẩm lớn, ông đàn bầu, đàn tranh hay nhất vùng. Cô bé Năm ngày đầu đi hát cùng nhau người ta thường đùa là ông cháu. Và cũng những năm này, “bố tôi hay ghen nên mẹ tôi đi hát về được cho tiền nhiều cũng bị ông đánh. Về sau mẹ tôi phải làm căng ông mới thôi đánh. Mẹ tôi ngày trẻ nhìn xinh khéo lắm. Bố tôi cũng cao lớn đẹp trai. Tôi không đẹp như hai cụ”, bà Mận kể. Năm cụ Cầu gần 40 tuổi thì ông qua đời.

Bà Nguyễn Thị Mận cùng các cháu nội, cháu ngoại truyền nhân của cụ Hà Thị Cầu.

Bà Nguyễn Thị Mận cùng các cháu nội, cháu ngoại truyền nhân của cụ Hà Thị Cầu.

Chiếu Xẩm từ lề đường, góc phố thành di sản

Thời gian cứ lặng lẽ trôi, bé Năm ngày nào đã trở thành thiếu nữ, rồi làm mẹ, làm bà, làm cụ- đi qua nhiều thăng trầm của thân phận người phụ nữ xưa, của dòng chảy lịch sử. Sinh thời cụ nhiều lần chia sẻ: Nhờ có Đảng, có Bác Hồ mà cuộc đời hát rong của cụ được đổi thay. Bài xẩm: Con ơi theo Đảng trọn đời cái tâm, cái tình, cái nghĩa của bà với Đảng, với Bác Hồ. Vốn không biết chữ nên nghĩ được câu nào bà lại nhờ con cháu, anh em ghi lại, rồi thỉnh thoảng đọc cho bà nghe để bà lẩm nhẩm học thuộc. Cứ như vậy, hơn ba năm bà mới hoàn thành tâm nguyện của mình. “(Con nghe) mẹ kể từ khi sinh thành/ Mới sinh con đã biết gì đau thương/ Giặc Pháp (thời) giầy xéo quê hương/ Bà con chết đói ngập đường đầy sông/ Cảnh nhà ta, nay bước đường cùng”.

Bài ca không chỉ là hơn ba mươi câu lục bát mà là cả cuộc đời huyền thoại của cụ Cầu. Sâu nặng, ân tình... Chiếu Xẩm từ lề đường, góc phố đã lên sân khấu lớn với những giá trị còn mãi với thời gian…

Theo các tài liệu nghiên cứu, hát Xẩm được hình thành khoảng thế kỷ thứ XIV. Từ khi ra đời đến khoảng nửa đầu thế kỷ XX, hát Xẩm được gọi với những tên khác nhau như hát rong, hát dạo… Nhưng trên thực tế, hát Xẩm là thể loại âm nhạc dân gian chuyên nghiệp. Một lối diễn xướng dân gian độc đáo trong kho tàng âm nhạc cổ truyền của dân tộc ta, với lối kể tích sâu sắc, khéo léo và hấp dẫn. Thời phong kiến, hát Xẩm là tiếng nói phản kháng lên án những bất công cường quyền, áp bức, những thói hư tật xấu của xã hội, cất lên tiếng nói bênh vực những số phận bất hạnh nghèo khổ bị chà đạp. Sau chiến tranh, các làn điệu Xẩm được các nhạc sỹ, cán bộ văn hóa sử dụng như một công cụ để tuyên truyền chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước

Cho đến nay, nhiều người vẫn hiểu Xẩm là lối hát của người khiếm thị, ăn xin. Nhưng đúng ra là người khiếm thị đã dùng Xẩm làm phương tiện kiếm sống. Vì thế, hát Xẩm thực sự là một loại hình âm nhạc chuyên nghiệp, Chỉ khác ở chỗ, sân khấu của họ chính là đường phố, là gốc đa, bến nước, sân đình, một góc chợ quê nghèo... Trước đây Xẩm gắn với hoạt động của nhân dân ta trong những vụ nông nhàn, những gánh hát Xẩm thường được mời về hát tại tư gia những gia đình giàu có quyền quý.

Yên Mô là một trong những cái nôi của nghệ thuật hát Xẩm, hiện toàn huyện có gần 30 CLB hát Xẩm thường xuyên tập luyện, giao lưu. Ninh Bình hiện lưu giữ hơn 10 làn điệu hát Xẩm như: Điệu xẩm chợ, Chênh bong, Phồn huê, Riềm huê, Huê tình, Hò bốn mùa, Ba bậc, Thập ân, Hà liễu, Tàu điện…

Bà Nguyễn Thị Mận- mỗi làn đàn hát tôi lại nhớ cuộc đời của mẹ tôi.

Bà Nguyễn Thị Mận- mỗi làn đàn hát tôi lại nhớ cuộc đời của mẹ tôi.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, các nghệ nhân Xẩm tài năng dần bước vào tuổi xế chiều, rồi lần lượt ra đi, vĩnh viễn đem theo những giá trị nghệ thuật đặc sắc mà họ đã từng lưu giữ và thực hành, nhất là khi “người giữ hồn Xẩm” - nghệ nhân Hà Thị Cầu qua đời vào năm 2013.

Thế rồi, từ 2015 đến nay, đã có 14 lớp truyền dạy hát Xẩm được tổ chức, gồm cả các lớp học hát và sử dụng nhạc cụ hát Xẩm cho những người dân yêu thích, các giáo viên âm nhạc trong các trường Tiểu học, Trung học cơ sở. Việc tổ chức kịp thời các lớp truyền dạy có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn, phát triển loại hình văn hóa đang có nguy cơ thất truyền này. Hiện Ninh Bình có 800 CLB nghệ thuật truyền thống sinh hoạt đều đặn, có chất lượng cao ở cả ba loại hình hát Chèo, Hát Xẩm và hát Chầu văn. Trong đó, có 9 CLB chuyên về hát Xẩm và có thực hành hát Xẩm tập trung chủ yếu ở huyện Yên Mô…

Cùng đó, Đề án khôi phục, bảo tồn và phát huy nghệ thuật Hát Xẩm- hát Xẩm thực sự quay trở lại như thế. Trên bình diện quốc tế, nghệ thuật hát Xẩm đã được các nhà khoa học của Trung tâm Triết học, Văn hóa và Xã hội, Đại học Temple, Hoa Kỳ, đặc biệt là Giáo sư Ngô Thanh Nhàn nghiên cứu phổ biến trong nhiều năm qua.

Với các hoạt động truyền dạy hát Xẩm và biểu diễn, phục vụ sự kiện cũng như khách du lịch, cùng nỗ lực của cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình, nghệ thuật hát Xẩm đang được bảo tồn, phát huy. Bà Vũ Thanh Lịch, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình cho biết, nghệ thuật hát Xẩm ở Ninh Bình vẫn đang được các thế hệ truyền nhân của cố nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu duy trì và truyền dạy cho các lớp trẻ. Các thế hệ đã và đang bảo lưu những lề lối, lời hát, nhạc cụ của Xẩm cổ theo các cách truyền dạy khác nhau như: truyền dạy trực tiếp, soạn giáo trình học theo, đi biểu diễn trong các hội thi, hội diễn...

Ninh Bình được xem là cái nôi của nghệ thuật dân gian hát Xẩm. Trong định hướng phát triển của tỉnh nói chung và phát triển du lịch Ninh Bình nói riêng đều đặt vấn đề bảo tồn các giá trị nghệ thuật. Trong đó, việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đã sớm được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch và góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam…

Với các hoạt động truyền dạy hát Xẩm và biểu diễn, phục vụ sự kiện cũng như khách du lịch, cùng nỗ lực của cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình, nghệ thuật hát Xẩm đang được bảo tồn, phát huy hiệu quả và có những đóng góp quan trọng để Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận hát Xẩm là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tin cùng chuyên mục

Di tích Đền Trần Nam Định.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Đọc thêm

'Có xem chèo Khuốc với anh, thì về…'

Hát chèo đã trở thành một phần sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu của người dân Thái Bình. Ảnh TXVN.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đồng ý đệ trình hồ sơ để UNESCO xem xét, đưa “Nghệ thuật Chèo” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào của cả nước và người dân quê lúa Thái Bình - một trong những cái nôi của nghệ thuật Chèo truyền thống Việt Nam…

Chuyện xưa Hà Nội qua những tour du lịch hấp dẫn

Câu chuyện làm thuốc của một gia đình làm thuốc ở phố cổ Hà Nội trong Chuyện phố hàng. (Ảnh: Hoàng Lân)
(PLVN) - Thông qua những tour khám phá di sản, di tích về đêm tạo sự lôi cuốn đặc biệt với du khách, Hà Nội đang nắm bắt cơ hội đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn liền với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của mảnh đất Thăng Long ngàn năm.

Thăm đền Đông Cuông trải nghiệm lễ hội cúng cơm mới

Đền Đông Cuông- nơi khởi nguồn thờ Mẫu Thượng ngàn. (Ảnh trong bài: Bảo Mi)
(PLVN) - Đền Đông Cuông (thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) là điểm nhấn tâm linh, không gian hội tụ, lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là địa điểm du lịch tâm linh ở Tây Bắc. Cùng với lễ hội cúng cơm mới, du khách thập phương đến chiêm bái và trải nghiệm không gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn của người Việt.

Chuyện giữ nghề ở Hà Nội

Để phục vụ khách du lịch, các cơ sở kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc đã sản xuất đa dạng các sản phẩm làm quà tặng nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách các sản phẩm làng nghề. (Ảnh: ĐH)
(PLVN) - Hà Nội từ lâu được biết đến là mảnh đất có nhiều nghề, phố nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng. Tuy nhiên, qua những biến thiên của thời gian, nhiều nghề đã và đang bị mai một hoặc đang tồn tại một cách lay lắt. Sự mai một của nghề truyền thống, không chỉ làm mất đi kế sinh nhai của người dân, mà còn mất đi một chiều cạnh văn hóa đã từng gắn bó với một vùng đất…

Để người trẻ yêu Tuồng

Cảnh trong vở diễn “Nghêu Sò Ốc Hến” của Nhà hát Tuồng Việt Nam.
(PLVN) - Hiện nay, có một điều đặc biệt là rất nhiều bạn trẻ từ tò mò, lạ lẫm đã bắt đầu có thói quen mua vé đi xem diễn Tuồng và đã có những người trẻ làm cho bộ môn nghệ thuật cổ điển, khó xem này đi vào đời sống giải trí. Phóng viên đã có buổi trò chuyện với Bùi Yến Linh - Trưởng nhóm Marketing - Truyền thông, thuộc Phòng Tổ chức Biểu diễn Nhà hát Tuồng Việt Nam về cách làm mới thu hút người trẻ mua vé xem tuồng như đi nghe nhạc trẻ.

Ký ức về sân bay Nội Bài và đời sống Hà Nội 45 năm trước

Mặt trước giấy thu hồi hộ chiếu cùng dấu nhập cảnh ở Nội Bài của Công an ngày 17/7/1979 vẫn với tên “CỬA KHẨU GIA LÂM”. Mặt sau tờ giấy thu hồi hộ chiếu ngày ấy với nhằng nhịt những chữ ký cho phép tạm trú và đong gạo.
(PLVN) - Hà Nội vừa kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô. 70 năm đã qua, biết bao nhiêu đổi thay… Chứng kiến sự phát triển không ngừng ở Hà Nội hôm nay ngày càng văn minh, hiện đại nhiều người cũng chưa quên về những năm tháng Hà Nội còn khó khăn, thiếu thốn.

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long
(PLVN) - Cửa ô - một kiến trúc rất nhỏ bé trong tổng thể các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng lại lưu giữ trong mình một câu chuyện thật dài của Hà Nội. Đó là lịch sử, là chính trị, là văn hóa, là đời sống xã hội. Cửa ô gần gũi, thân thương trong kí ức bao người, nhắc ta về quá khứ vàng son của cha ông, để ta thêm trân trọng hiện tại và dựng xây tương lai.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt giải B cuộc thi viết 'Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long' năm 2024

Phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương (áo dài đen bên phải) giành giải B cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024
(PLVN) - Chiều 8/10, tại Hà Nội, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024. Bài báo “Có một Hồ Tây như thế” của phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương thuộc Báo Pháp luật Việt Nam được vinh danh tại lễ trao giải.

Lão tướng giữ thành Hà Nội

Điện kính thiên. (Ảnh trong bài của bác sĩ người Pháp Hocquard)
(PLVN) - Nguyễn Tri Phương khi bị thương nặng đã nằm gan lì trong thành Hà Nội, quân Pháp mang thuốc và cháo cho ăn ông đều cự tuyệt. Ông mất lúc 74 tuổi và xứng đáng là một trung thần của triều Nguyễn.

Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô: Cần bảo tồn, lưu giữ tinh hoa ẩm thực mùa thu Hà Nội

Một số món ăn đặc trưng của mùa thu Hà Nội đang dần bị thất truyền. (Nguồn: Travellive)
(PLVN) - Mùa thu Hà Nội không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn nức tiếng với những món ăn truyền thống hấp dẫn. Đây là một trong những thế mạnh để Hà Nội khai thác trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay có một số “đặc sản” mùa thu Hà Nội đang dần bị mai một.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa theo đúng cam kết của Việt Nam với UNESCO

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Nét văn hóa dân gian của người Việt. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
(PLVN) - Tiếp sau bài báo “Lộng ngôn” trong cộng đồng Tín ngưỡng thờ Mẫu: Đừng để di sản văn hóa bị ảnh hưởng” đăng báo in số 272 phát hành ngày 28/9/2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của bạn đọc và các chuyên gia văn hóa xung quanh vấn đề giải pháp để bảo vệ phát triển di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”. 

Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa tại “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình”

Hội thề Trung Hiếu có nhiều nghi lễ độc đáo. (Ảnh Đinh Thuận)
(PLVN) - Chương trình “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” là ngày hội lớn, giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc nhất của Thủ đô Hà Nội tổ chức vào ngày 6/10/2024 tại hồ Hoàn Kiếm nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố. Trong Ngày hội này, Quận Tây Hồ Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa Hà Nội được tôn vinh.

Sống lại thời khắc lịch sử huy hoàng qua những bức ảnh quý

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ra mắt quốc dân đồng bào sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng tại Quảng trường Ba Đình, ngày 01/01/1955. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tài liệu ảnh giai đoạn (1954 - 1985) (LIV), SLT 1439)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhiều cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội. Thông qua các tài liệu, công chúng sẽ được sống lại những giây phút huy hoàng, thời khắc lịch sử mà dân tộc ta đã kiên trì đấu tranh bền bỉ để giành lại độc lập cũng như cảm nhận được những giây phút hân hoan của người dân Thủ đô khi lần đầu tiên được làm chủ vận mệnh của mình.

'Lộng ngôn' trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu gây bức xúc

Hiện tượng công kích, xúc phạm nhau trên mạng xã hội trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu khiến nhiều người bức xúc.
(PLVN) - Những lời nói thiếu kiểm soát, lạm dụng danh xưng để thao túng tâm lý đệ tử hoặc thậm chí biến tín ngưỡng thành nơi “buôn thần, bán thánh” đang tạo ra một hình ảnh méo mó về tín ngưỡng thờ Mẫu và gây ra sự bất bình trong cộng đồng những người thực hành di sản này.

Trùng tu di tích - Cần có khung khổ pháp lý chặt chẽ

Hình ảnh Chùa Cầu ở Hội An trước và sau trùng tu. (Ảnh: SGTT)
(PLVN) - Hiện nay, do yếu tố thời gian, nhiều di tích ở các địa phương có hiện tượng xuống cấp cần được trùng tu. Tuy nhiên, việc trùng tu để bảo đảm di tích giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không hề đơn giản.