Giữ gìn và phát huy những làn điệu Dân ca Ví Giặm

Những người con xứ Nghệ luôn cùng nhau nâng niu, gìn giữ và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Ví Giặm - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Những người con xứ Nghệ luôn cùng nhau nâng niu, gìn giữ và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Ví Giặm - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tối 23/11/2023, Câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tại Hà Nội tổ chức thành công Chương trình kỷ niệm 18 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2023) và 9 năm UNESCO vinh danh Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Kỷ niệm Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam năm nay, tối ngày 23/11, Câu lạc bộ (CLB) Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tại Hà Nội đã tổ chức thành công Chương trình kỷ niệm 18 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2023) và 9 năm UNESCO vinh danh Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Đây là dịp để những người con xứ Nghệ nói riêng và những người yêu Dân ca Ví Giặm nói chung cùng nhau tôn vinh những giá trị Di sản Văn hoá phi vật thể, từ đó góp phần cổ vũ, bồi đắp thêm tình yêu, ý thức và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.

Ông Hoàng Xuân Lương - Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội.
Ông Hoàng Xuân Lương - Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, ông Hoàng Xuân Lương - Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội khẳng định “Xứ Nghệ được biết đến là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng. Theo dòng chảy của thời gian, người dân nơi đây đã sáng tạo và lưu giữ được một nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng với nhiều thể loại đặc sắc, trong đó có Dân ca Ví, Giặm.

Đây là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, là món ăn tinh thần không thể thiếu làm nên hồn cốt của người dân nơi đây."

Ông cũng xúc động bày tỏ tình yêu đối với loại hình văn hóa đặc sắc này đến với mọi người “Yêu Dân ca Ví Giặm là cội nguồn của tình yêu đối với quê hương đất nước. Giữ gìn và phát huy những làn điệu Dân ca Ví Giặm cũng là giữ gìn và phát huy cốt cách của người dân xứ Nghệ, của dân tộc Việt Nam. Những người con xứ Nghệ thân thương luôn cùng nhau nâng niu, gìn giữ và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Ví Giặm - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, để những mạch nguồn thanh trong, ấm nồng hơi thở nguồn cội sẽ nuôi dưỡng và nâng cánh cho mỗi tâm hồn, tạo thêm niềm tin yêu và động lực cho mỗi người góp sức xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh…”.

Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội đánh giá cao sự ra đời và nhanh chóng khẳng định được vị thế quan trọng hơn 9 năm hoạt động của CLB Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tại Hà Nội và bày tỏ mong muốn CLB sẽ ngày càng phát triển và có sức lan tỏa rộng lớn; hy vọng rằng việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể từ những câu hò, điệu ví không chỉ là trách nhiệm của những người làm công tác di sản mà còn là trách nhiệm chung của mỗi một người con xứ Nghệ và của toàn xã hội.

Ông Nguyễn Sinh Tuấn - Nguyên Tổng giám đốc Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt VN, đại diện dòng họ Nguyễn Sinh tặng hoa chúc mừng.Ông Nguyễn Sinh Tuấn - Nguyên Tổng giám đốc Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt VN, đại diện dòng họ Nguyễn Sinh tặng hoa chúc mừng.

Tại Lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Sinh Tuấn - Nguyên Tổng Giám đốc, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt Việt Nam, đại diện dòng họ Nguyễn Sinh - xúc động gợi lại tình yêu đối với những làn điệu Dân ca của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo lời kể của ông, trong thời khắc chuẩn bị về với thế giới người hiền, Bác Hồ kính yêu muốn được nghe một làn điệu Dân ca đậm tình quê hương... Dường như những câu hò, điệu ví, những bài hát Dân ca xứ Nghệ ngọt ngào đã nuôi dưỡng tâm hồn và theo suốt cuộc đời người con ưu tú của quê hương.

Tình yêu đối với Dân ca Ví, Giặm của Người đã cộng hưởng và lan tỏa trong mỗi tâm hồn của những người con xứ Nghệ. Có lẽ vì thế mà giờ đây Dân ca Ví, Giặm đã thực sự có sức lan tỏa rộng khắp giữa lòng thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến…

Bà Nguyễn Thị Thành, Chủ nhiệm CLB Dân ca Ví, Giặm tại Hà Nội phát biểu tại buổi lễ.Bà Nguyễn Thị Thành, Chủ nhiệm CLB Dân ca Ví, Giặm tại Hà Nội phát biểu tại buổi lễ.

Bà Nguyễn Thị Thành - Chủ nhiệm CLB dân ca Ví, Giặm ở Hà Nội vui mừng chia sẻ: “Gần 9 năm hoạt động, CLB ngày càng thu hút nhiều hội viên tham gia. Cùng chung tình yêu với những làn điệu dân ca, các thành viên đã say sưa sáng tạo, biểu diễn và mang nét độc đáo của loại hình nghệ thuật dân gian tỏa sáng trong đời sống tinh thần của người dân Hà Nội, cũng như người dân trên mọi miền Tổ quốc.

Mặc dù còn nhiều khó khăn vất vả nhưng CLB vẫn rất cố gắng duy trì hoạt động để mang quốc hồn văn hóa xứ Nghệ đến với nhiều người, đặc biệt có những buổi biểu diễn đã thu hút hàng nghìn người tham dự”.

Có được những thành quả quan trọng bước đầu ấy, ngoài sự nỗ lực của Ban Chủ nhiệm và các thành viên CLB, còn là sự giúp đỡ, động viên kịp thời của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương, Ban Liên lạc Hội đồng hương tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tại Hà Nội, các nhạc sỹ, nghệ sỹ, ca sỹ, những nhà hảo tâm...

Ban chủ nhiệm mong muốn tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, động viên, khích lệ của các tổ chức, các cá nhân để CLB không ngừng lan toả và phát triển trong thời gian tới.

Đại diện Ban Lãnh đạo Hội đồng hương Nghệ An, Hội đồng hương Thành phố Vinh, Hội đồng hương Nam Đàn tại Hà Nội trao hoa cho chủ nhiệm Câu lạc bộ và các nghệ sỹ.

Đại diện Ban Lãnh đạo Hội đồng hương Nghệ An, Hội đồng hương Thành phố Vinh, Hội đồng hương Nam Đàn tại Hà Nội trao hoa cho chủ nhiệm Câu lạc bộ và các nghệ sỹ.

Chương trình kỷ niệm 18 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam và 9 năm UNESCO vinh danh dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là văn hóa phi vật thể của nhân loại được tổ chức với mong muốn để mọi người cùng nhau nâng niu, gìn giữ và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Ví Giặm.

Đây thực sự là mạch nguồn thanh trong, ấm nồng hơi thở cuộc sống để nuôi dưỡng và nâng cánh cho mỗi tâm hồn, tạo thêm niềm tin yêu và động lực để mỗi người tự hào về nguồn cội, tích cực góp sức xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Di sản Văn hoá từ lâu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Di sản là vốn quý, là bệ đỡ cho một đất nước”.Người cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo tồn, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh số 65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện”, đây là Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về Bảo tồn Di sản văn hoá dân tộc, cho đến nay, sau 78 năm ra đời, Sắc lệnh vẫn giữ nguyên những tư tưởng cơ bản và sâu sắc của Nhà nước ta đối với việc bảo tồn di sản văn hoá, ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá của đất nước. Đến ngày 24/02/2005, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc hằng năm lấy ngày 23/11 là “Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam”.

Tin cùng chuyên mục

Trình diễn then cổ trong Ngày hội Then Tày Bình Liêu.

Bảo tồn và phát huy diễn xướng then Bình Liêu

(PLVN) -Sáng 10/5, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) phối hợp với Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy diễn xướng then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”.

Đọc thêm

Độc đáo bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Tam quan chùa Côn Sơn.
(PLVN) - Không những có giá trị đặc biệt về lịch sử, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ. Với những giá trị đặc sắc, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 01/2024.

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…

Đi tìm nghệ nhân trên phố nhỏ Hà Nội

Góc nhỏ trong căn phòng cũng trở thành nơi cất giữ những “cái mặt chơi được”. (Ảnh trong bài: Tâm Anh)
(PLVN) - Giữa nhịp điệu hối hả, xô bồ của đời sống thường nhật, còn đó trong lòng Hà Nội dư vị lắng sâu văn hiến ngàn năm. Trong ngóc ngách nào đó của Thủ đô, ta vẫn bắt gặp những người Hà thành đang miệt mài gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc.

Tự hào những lễ chào cờ đầy cảm xúc

Hàng vạn công nhân tại tỉnh Nghệ An thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần trong “Tháng Công nhân” năm 2024. (Ảnh: baonghean.vn)
(PLVN) - Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hiện nay duy trì đều đặn lễ chào cờ đầu tuần, đầu tháng và sinh hoạt tập thể dưới cờ. Đây là một nghi lễ, một nét đẹp văn hóa cần được nhân rộng trong xã hội.

Còn đó nghề xưa trên phố cổ Hà thành

Trưng bày giới thiệu cây thuốc, sản phẩm thuốc Đông y. (Ảnh trong bài: BTC).
(PLVN) - Kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng Miền Nam, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và nhân sự kiện UNESCO đã thông qua Nghị quyết hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các nghệ nhân, nhà nghiên cứu và các lương y, bác sĩ y học cổ truyền (YHCT) tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa gồm nhiều sự kiện Giữ nghề xưa trên phố…

Tự hào hai tiếng Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ, một trong những chiến thắng lừng danh trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. (Nguồn: Tư liệu).
(PLVN) - Từ một đất nước bị xâm lăng, đô hộ, bị vơ vét tài nguyên, đến nay là quốc gia độc lập, tự chủ, phát triển mạnh mẽ về khoa học - kĩ thuật, kinh tế - xã hội, trở thành điểm đến lý tưởng của du khách quốc tế. Tất cả những điều này đều đáng để chúng ta, mỗi một người dân Việt Nam thấy hãnh diện, tự hào.

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.

Đồng Tháp sẽ tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc tế về Sen

Đồng Tháp sẽ tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc tế về Sen
(PLVN) -  UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học “Sen Đồng Tháp: Giá trị văn hóa - Nâng tầm hội nhập”. Hội thảo dự kiến tổ chức ngày 17/5/2024 trong chuỗi sự kiện Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với quy mô cấp quốc tế.

“Kho báu” văn hóa trong đời sống

Thủ tướng Phạm Minh Chính với Đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín. (Ảnh:xaydungdang.org.vn).
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có cuộc gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.