Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Các liền anh, liền chị cùng gìn giữ di sản

Dân ca Quan họ Bắc Ninh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2009. Quan họ là những làn điệu dân ca của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là hình thức hát đối đáp giữa nam và nữ để biểu lộ tâm tình, ca tụng tình yêu thông qua những câu ca mộc mạc, đằm thắm. Hầu hết các bài Quan họ đều theo thể lục bát hay lục bát biến thể.

Sau 15 năm được vinh danh, Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã phát triển mạnh mẽ. Từ 44 làng Quan họ gốc, đến nay đã phát triển được hơn 150 làng Quan họ thực hành, gần 400 câu lạc bộ Dân quan Quan họ với hàng chục nghìn người ở các độ tuổi tham gia.

Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Thị Quýnh (sinh năm 1948, tại Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) luôn tìm thấy niềm vui của mình là được đắm mình trong làn điệu dân ca, mỗi tối được tham gia sinh hoạt, luyện tập các bài Quan họ với các thành viên câu lạc bộ. Gần 80 tuổi đời với 70 năm đắm say, gìn giữ làn điệu Dân ca Quan họ Bắc Ninh, bà Nguyễn Thị Quýnh luôn là niềm tự hào của các liền anh, liền chị quan họ, là “linh hồn” giúp Dân ca Quan họ trường tồn và lan tỏa. Quan họ Bắc Ninh đã đi sâu vào cuộc sống của người dân, trở thành lẽ sống, gần gũi, tự nhiên như việc hít thở và ăn uống mỗi ngày.

Nhiều hoạt động chào mừng

Công tác tuyên truyền, quảng bá được quan tâm đặc biệt với nhiều hình thức như tổ chức các Festival, chương trình nghệ thuật “Về miền Quan họ”, hát Quan họ trên thuyền, hội thi hát Quan họ đầu Xuân, hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trên truyền hình, biểu diễn, quảng bá, giới thiệu Dân ca Quan họ tại các tỉnh, thành phố và một số nước trên thế giới… chất lượng các cuộc thi, hội thi từng bước nâng lên, được Nhân dân và bạn bè quốc tế đón nhận, tạo nét văn hóa riêng có của Bắc Ninh - Kinh Bắc. Bắc Ninh đã xây dựng chuyên trang, chuyên mục về văn hóa Quan họ trên website Thành uỷ, Cổng thông tin điện tử, Đài Phát thanh thành phố, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức sản xuất và phát sóng định kỳ hàng quý chương trình giao lưu Canh hát Quan họ đêm Rằm…

Tỉnh Bắc Ninh cũng có nhiều chủ trương, quyết sách kịp thời, đồng bộ thực hiện việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, trong đó có những chính sách như: Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; hỗ trợ kinh phí cho làng Quan họ gốc, các làng Quan họ thực hành trên địa bàn và CLB Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong và ngoài tỉnh.

Đặc biệt, Bắc Ninh đã xây dựng cơ chế, chính sách tôn vinh đãi ngộ đối với nghệ nhân di sản văn hóa, qua đó, góp phần tạo động lực cho các nghệ nhân tiếp tục nuôi dưỡng đam mê, nhiệt huyết, cống hiến tài năng cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Các CLB Quan họ đa số có 3 thế hệ tham gia và thực hiện tốt việc truyền dạy.

Tỉnh Bắc Ninh dành hàng trăm tỷ đồng từ ngân sách để đầu tư hỗ trợ xây dựng các thiết chế văn hóa, các trang thiết bị liên quan trực tiếp đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, trong đó có phục dựng các nhà chứa Quan họ tại các làng Quan họ gốc tiêu biểu; đầu tư xây dựng sân khấu thực cảnh cho lễ hội vùng Lim; xây dựng Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh tại khu vực Thủy Tổ Quan họ…

Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở VH,TT&DL tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc. Theo đó, chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cụ thể diễn ra vào lúc 20 giờ, ngày 23/11/2024, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Trong khuôn khổ chương trình cũng diễn ra các hoạt động như: Chương trình gặp mặt các nghệ nhân, nghệ sĩ Dân ca Quan họ Bắc Ninh, gắn với kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh vào ngày 12/11/2024; Trưng bày chuyên đề: Dân ca Quan họ Bắc Ninh trường tồn và lan tỏa; trưng bày tư liệu: Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Bản sắc và tinh hoa; liên hoan các làng Quan họ thực hành tỉnh Bắc Ninh, Liên hoan du lịch, ẩm thực - làng nghề Bắc Ninh; Chương trình giao lưu nghệ thuật - kết nối các di sản văn hóa được thực hiện dưới hình thức biểu diễn trên thuyền...

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Đọc thêm

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.