Diện mạo uy nghi, lộng lẫy tại nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn sau trùng tu

Bên trong công trình tu bổ di tích điện Thái Hoà
Bên trong công trình tu bổ di tích điện Thái Hoà
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Điện Thái Hòa là cung điện nằm trong khu vực Hoàng thành của kinh thành Huế, là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn. Sau 3 năm nỗ lực trùng tu với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, công trình này dần lộ diện với vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy.

Điện Thái Hòa và bửu tán là điểm nhấn kiến trúc độc đáo, là nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa của triều Nguyễn trong lòng Quần thể Di tích Cố đô Huế. Công trình này sẽ được khánh thành vào ngày 23/11 (dịp kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam) sau gần 3 năm trùng tu.

Điện Thái Hòa vốn là công trình kiến trúc quan trọng bậc nhất trong Hoàng Cung triều Nguyễn, nơi diễn ra các đại lễ và các cuộc họp đại triều với sự tham gia của Vua, hoàng thân quốc thích và các đại thần. Tên Điện Thái Hòa lấy gốc từ Kinh Dịch. Chữ “Hòa” có nghĩa là hòa hợp, hài hòa, “Thái Hòa” là khí âm dương hội hợp mà dung hòa với nhau. Vua trị vì thiên hạ cần phải giữ cho được sự hòa hợp tốt đẹp giữa dương và âm, cương và nhu thì mới hữu ích cho vạn vật.

Bửu tán trong điện Thái Hoà là lọng quý báu, trang trí trên ngai vua, thể hiện sự uy nghi, trang trọng và linh thiêng của không gian vua ngự.

Bửu tán trong điện Thái Hoà là lọng quý báu, trang trí trên ngai vua, thể hiện sự uy nghi, trang trọng và linh thiêng của không gian vua ngự.

Công trình kiến trúc này được khởi công xây dựng ngày 21/2/1805 và hoàn thành vào tháng 10/1805. Khi ấy Điện Thái Hòa nằm cách vị trí hiện nay khoảng 45m về phía Tây Bắc. Tháng 3 năm 1833 khi quy hoạch lại và hoàn chỉnh hệ thống kiến trúc ở Đại Nội, Vua Minh Mạng đã cho dời Điện Thái Hòa về phía Nam, xây dựng đồ sộ, nguy nga hơn. Từ đó về sau ngôi Điện này còn được tu bổ nhiều lần.

Điện Thái Hòa được xây dựng theo kiểu nhà kép gọi là “trùng thiềm điệp ốc” hay “trùng thiềm trùng lương” (mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhau). Diện tích mặt bằng ngôi điện là 1.360m2. Nền điện cao hơn tầng sân chầu thứ nhất 1m và cao hơn mặt đất 2,35m. Ngôi nhà chính ở phía sau là chính điện (hay chính doanh) có 5 gian hai chái, ngôi nhà phía trước gọi là tiền điện (hay tiền doanh) có bảy gian hai chái. Hai nhà trước và sau được nối lại với nhau bằng một mái thừa lưu hay còn gọi là mái vỏ cua.

Mỗi nét vẽ, lớp vàng đều được tỉ mỉ chăm chút, mang đậm dấu ấn tinh hoa của nghệ thuật xứ Cố đô

Mỗi nét vẽ, lớp vàng đều được tỉ mỉ chăm chút, mang đậm dấu ấn tinh hoa của nghệ thuật xứ Cố đô

Toàn bộ hệ thống sườn nhà của ngôi Điện được làm bằng gỗ lim. Các hàng cột gồm 80 cột đều sơn vẽ rồng thếp vàng uốn quanh. Giữa tiền điện, gần trên mái treo tấm biển sơn son thếp vàng với ba chữ “Thái Hòa Điện” rất lớn, bên cạnh có hàng chữ nhỏ ghi năm xây dựng đầu tiên (1805), năm làm lại (1883) và năm đại tu (1923). Phía trong cùng, ở gian giữa chính điện đặt ngai vua ba tầng bệ gỗ, bên trên treo bửu tán bằng pháp lam ngũ sắc trang trí chín con rồng. Ngai và bửu tán đều thếp vàng chói lọi rực rỡ. Các tuồng gỗ ở nhà trước được soi chỉ, chạm khắc và sơn thếp rất đẹp. Trên trần gỗ mỗi căn đều treo lồng đèn trang trí thơ văn và hình ảnh cách điệu chạm trổ theo lối “nhất thi nhất họa”.

Những người thợ làm việc cả ngày lẫn đêm để kịp tiến độ theo chỉ đạo của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô HuếNhững người thợ làm việc cả ngày lẫn đêm để kịp tiến độ theo chỉ đạo của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Mái điện trước đây được lợp ngói hoàng lưu ly (ngói ống tráng men vàng) được chia làm ba tầng chồng mí lên nhau gọi là mái chồng diêm hoặc trùng thiềm. Giữa hai tầng mái trên là dải cổ diêm chạy quanh bốn mặt tòa nhà, được chia ra từng ô, hộc trang trí hình vẽ và thơ văn trên những miếng đồng tráng men nhiều màu (pháp lam) theo lối nhất thi nhất họa. Trên nóc điện, bờ mái đều chắp hình rồng theo kiểu lưỡng long triều nguyệt và hồi long. Giữa nóc tiền điện trang trí bầu rượu bằng pháp lam.

Sân chầu còn được gọi là Bái đình hay Long trì (sân rồng), là sân phía trước Điện Thái Hòa, nơi các quan đại thần đứng sắp hàng theo phẩm hàm, quay mặt vào Điện Thái Hòa làm lễ đại triều. Ở trong Điện Thái Hòa chỉ có Vua ngự trên ngai vàng, các Hoàng thân và 4 vị đại thần cao nhất (tứ trụ) đứng chầu.

Điện Thái Hòa nơi là đăng quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại. Trong ảnh, bức hoành phi sơn son thếp vàng khắc 3 chữ "Thái Hòa Điện" được treo phía trên gian chính giữa điện.

Điện Thái Hòa nơi là đăng quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại. Trong ảnh, bức hoành phi sơn son thếp vàng khắc 3 chữ "Thái Hòa Điện" được treo phía trên gian chính giữa điện.

Ông Hồ Hữu Hành - Giám đốc Công ty CP Tu bổ di tích Huế cho biết, quá trình phục chế các cấu kiện gỗ để trùng tu di tích phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Sơn son thếp vàng cần phải có những vật liệu truyền thống chính, gồm sơn ta (sơn lấy từ nhựa cây sơn của núi rừng Bắc bộ) cùng các vật liệu như vàng quỳ, bạc quỳ, bột màu, nhựa thông, dầu trẩu, dầu hỏa, vải trắng, giấy nhám, keo epoxy, bột gỗ xay mịn, bột đá…

Du khách hứng thú tham quan điện Thái Hoà

Du khách hứng thú tham quan điện Thái Hoà

Tổng kinh phí thực hiện dự án trùng tu điện Thái Hòa trong đó có cụm công trình bửu tán ngai vàng triều Nguyễn hơn 128 tỉ đồng (gồm ngân sách trung ương, địa phương và các nguồn huy động khác).

Điện Thái Hòa là một công trình nằm trong Quần thể di tích Cố đô Huế (Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993)

Điện Thái Hòa là một công trình nằm trong Quần thể di tích Cố đô Huế (Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.