Bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc

Người dân hào hứng tham gia trò chơi đi cà kheo tại Ngày hội Văn hóa - Thể thao dân tộc Dao. (Ảnh: Minh Thương)
Người dân hào hứng tham gia trò chơi đi cà kheo tại Ngày hội Văn hóa - Thể thao dân tộc Dao. (Ảnh: Minh Thương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc bảo tồn, phát triển các môn thể thao truyền thống không chỉ góp phần nâng cao đời sống tinh thần, mà còn phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc.

Những môn thể thao, trò chơi đặc sắc vùng cao

Theo Luật Thể dục, Thể thao hiện hành, Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy các môn thể thao dân tộc theo quy định của Luật Di sản văn hoá và Luật này; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia khai thác và phát triển các môn thể thao dân tộc, chú trọng các loại hình thể thao của các dân tộc thiểu số. Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn tập luyện, biểu diễn và thi đấu các môn thể thao dân tộc; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan phổ biến các môn thể thao dân tộc ra nước ngoài.

Trong nhiều cuộc đua tranh ở bản làng hay tại ngày hội thể thao lớn trong vùng đều có đông đảo nam nữ tham gia. Ví dụ trò chơi “tó mắc lẹ”, đẩy gậy, nhảy dây, ném còn của người Thái. Trong cuộc sống, người dân làm cây nỏ để rèn luyện sức khoẻ, bắn chim, săn thú. Nỏ cũng trở thành vũ khí lợi hại để bảo vệ bản làng khi có giặc thù. Trong mỗi cuộc chơi của thanh niên bản, môn bắn nỏ có nhiều cách chơi phong phú như bắn trúng đích xa, gần. Người bắn giỏi phải tập luyện thường xuyên, tập cho đôi tay khoẻ, đôi mắt tinh nhanh.

Cuộc đua ngựa của người Mông, người Tày, người Nùng cũng không thể thiếu tại vùng cao... Trò đua ngựa ở miền núi thể hiện tinh thần phóng khoáng, dũng cảm, sự tự tin mãnh liệt. Cuộc đua ngựa được cả làng háo hức mong chờ.

Đồng bào La Chí những trò chơi dân gian độc đáo đặc trưng riêng của dân tộc vùng cao đó là trò chơi đu quay. Trò chơi này không chỉ đáp ứng như cầu vui chơi giải trí mà chính là cách thức thực hành, biểu hiện các tín ngưỡng dân gian của dân tộc La Chí.

“Lảy cỏ” - một trò chơi truyền thống của đồng bào Tày, Nùng nhằm tạo không khí sôi động, phấn khởi. Trò chơi “Lảy cỏ” gần giống như trò oẳn tù tì, nhưng phức tạp hơn vì phải kết hợp giữa miệng nói, tay xòe và suy nghĩ.

Đánh yến vùng cao hình thức không khác với môn thể thao đánh cầu lông ở vùng xuôi là mấy. Cũng là thao tác tung con yến (hay còn gọi là quả yến) lên không trung (giống như quả cầu lông), dùng bàn yến đánh qua lại giữa hai người chơi với sự vận động của con người, mục đích đỡ được con yến vào đúng bàn đánh, không để yến rơi xuống đất.

Phong phú nhiều lễ hội, giải đua

Trong xu thế hội nhập, lo ngại các môn thể thao dân tộc đang có nguy cơ mai một, những năm qua, các tỉnh, thành đã tổ chức ngày hội thể thao, giải đua thu hút nhiều vận động viên người dân tộc tham gia. Với chủ đề “Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa”, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 2 - 4/11 tại tỉnh Lạng Sơn.

Đây là một sự kiện văn hóa quy mô lớn, với sự tham gia của 8 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Ngày hội nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Đông Bắc trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; giới thiệu những tiềm năng về văn hóa, thể thao, du lịch, phát huy giá trị di sản văn hóa của vùng, góp phần phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Đặc biệt, lễ hội sẽ sôi động với những cuộc thi kéo co, đẩy gậy, tung còn, đi cà kheo - những trò chơi dân gian lâu đời đã trở thành biểu tượng văn hóa của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc.

Trên thực tế, hằng năm, các tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số đều tổ chức những hoạt động thiết thực, như: Đại hội Thể dục Thể thao, Ngày hội Văn hóa… một số trò chơi dân gian và môn thể thao dân tộc chỉ được tổ chức trong những dịp lễ hội đặc biệt này. Vì vậy, các trò chơi, môn thể thao truyền thống ít có cơ hội thực hành trong cuộc sống đương đại và đang có nguy cơ mai một, trước xu thế hội nhập và trào lưu văn hóa mới hiện nay.

Các trò chơi, thể thao dân gian không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật, dễ tập, dễ chơi, các môn thể dục, thể thao không nặng về ganh đua, tranh giành quyết liệt mà mang ý nghĩa giải trí, tăng cường tinh thần đoàn kết nhiều hơn. Những trò chơi dân gian hoàn toàn có thể trở thành một phần trong chuỗi hoạt động du lịch cộng đồng. Tham gia trải nghiệm các trò chơi dân gian tại điểm du lịch cộng đồng vừa là hoạt động vui chơi ngoài trời bổ ích, lý thú, vừa là hình thức giúp du khách có cơ hội tìm hiểu về truyền thống văn hóa của vùng miền, có giá trị quảng bá văn hóa, du lịch.

Nếu được khai thác hiệu quả, đây có thể trở thành một điểm nhấn nổi bật thu hút du khách khi được kết nối các yếu tố khác về văn nghệ, ẩm thực, văn hóa… nhất là khi du lịch cộng đồng đang phát triển mạnh mẽ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như hiện nay.

Đọc thêm

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)
(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.