Ngắm cây gạo di sản đầu tiên ở Quảng Bình khoe sắc mỗi độ tháng ba về

Mỗi độ tháng ba về, cây gạo lại bung hoa, khoe sắc tạo nên khung cảnh yên bình, đẹp mắt.
Mỗi độ tháng ba về, cây gạo lại bung hoa, khoe sắc tạo nên khung cảnh yên bình, đẹp mắt.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mỗi độ tháng ba về, Cây gạo di sản đầu tiên ở Quảng Bình lại bung hoa, khoe sắc, nhiều loài chim tìm về ríu rít trên cành, tạo nên khung cảnh làng quê thân thuộc, yên bình.

Là người dày công nghiên cứu, xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận cây gạo cổ thụ ở thôn 3 Thiết Sơn (xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) là Cây Di sản Việt Nam, ông Hồ Duy Thiện (nguyên Chủ tịch Hội di sản Văn hóa huyện Tuyên Hóa) cho biết cây gạo này có từ hàng trăm năm, trước đó ở thôn xã Thạch Hóa có 4 cây, nhưng do những năm chiến tranh, bom đạn cùng với gió bão… nên giờ chỉ còn lại cây gạo duy nhất này.

Cây gạo cổ thụ giữa một bên là cánh đồng mênh mông, một bên là những dãy núi đá vôi trùng điệp đã tạo nên hình ảnh làng quê thân thuộc, yên bình.

Cây gạo cổ thụ giữa một bên là cánh đồng mênh mông, một bên là những dãy núi đá vôi trùng điệp đã tạo nên hình ảnh làng quê thân thuộc, yên bình.

Điều khác biệt là hoa gạo thường có màu đỏ. Tuy nhiên cây gạo ở Thạch Hóa hoa lại có màu vàng cam nên rất khác biệt, rất ít nơi có được.

Khác với cây gạo ở các tỉnh phía bắc, cây gạo cổ thụ ở Thạch Hóa có hoa màu cam, rực rỡ giữa đất trời.

Khác với cây gạo ở các tỉnh phía bắc, cây gạo cổ thụ ở Thạch Hóa có hoa màu cam, rực rỡ giữa đất trời.

“Mỗi độ tháng ba về, hoa gạo bắt đầu nở, những bông đầu tiên màu cam, dần dần nở thành màu vàng rực xum xuê cả cây. Nhiều loài chim thường tìm đến cây gạo cổ thụ để kiếm ăn, ríu ran trên cành tạo nên một khung cảnh hữu tình, một bên là cánh đồng mênh mông, một bên là những dãy núi đá vôi trùng điệp”, ông Thiện nói.

Cây gạo có nhiều nhánh, mỗi nhánh với nhiều bông hoa được tạo như những bức tranh uốn lượn giữa không trung.

Cây gạo có nhiều nhánh, mỗi nhánh với nhiều bông hoa được tạo như những bức tranh uốn lượn giữa không trung.

Hoa gạo ở Thạch Hóa có 5 cánh dày, màu cam.

Hoa gạo ở Thạch Hóa có 5 cánh dày, màu cam.

Cán bộ Văn hóa xã Thạch Hóa thông tin thêm, cây gạo cổ thụ ở thôn 3 Thiết Sơn là nhân chứng lịch sử gắn với thời kỳ mở cõi lập làng của các bậc tiền nhân.

"Chúng tôi chỉ nghe các cụ cao niên trong làng kể lại, từ nhỏ đã thấy cây gạo sừng sững, tỏa bóng mát giữa một bên là dãy núi đá vôi và một bên cánh đồng làng, dù trải qua thời kỳ bom đạn ác liệt." - vị cán bộ này nói.

Hoa gạo ở Thạch Hóa có 5 cánh dày, màu cam.

Hoa gạo ở Thạch Hóa có 5 cánh dày, màu cam.

Mùa hoa gạo nở, nhiều loài chim thường tìm đến cây gạo để kiếm ăn, tạo nên khung cảnh làng quê yên bình, đẹp mắt. (Ảnh: Đinh Huy Trí)

Mùa hoa gạo nở, nhiều loài chim thường tìm đến cây gạo để kiếm ăn, tạo nên khung cảnh làng quê yên bình, đẹp mắt. (Ảnh: Đinh Huy Trí)

Cây gạo dưới núi đá vôi, gốc cây có đường kính rộng 10 người ôm không xuể.

Cây gạo dưới núi đá vôi, gốc cây có đường kính rộng 10 người ôm không xuể.

Mỗi độ tháng ba về, cây gạo bung hoa, khoe sắc, nhiều loài chim tìm về. (Ảnh: Đinh Huy Trí)

Mỗi độ tháng ba về, cây gạo bung hoa, khoe sắc, nhiều loài chim tìm về. (Ảnh: Đinh Huy Trí)

Cây gạo bung hoa, khoe sắc tạo nên khung cảnh yên bình, đẹp mắt.

Cây gạo bung hoa, khoe sắc tạo nên khung cảnh yên bình, đẹp mắt.

Cây gạo bung hoa, khoe sắc, nhiều loài chim tìm về ríu rít trên cành. (Ảnh: Đinh Huy Trí)

Cây gạo bung hoa, khoe sắc, nhiều loài chim tìm về ríu rít trên cành. (Ảnh: Đinh Huy Trí)

Đầu tiên hoa màu cam, dần dần nở thành màu vàng rực xum xuê cả cây.

Đầu tiên hoa màu cam, dần dần nở thành màu vàng rực xum xuê cả cây.

Đặc biệt hơn, khi cây gạo nở hoa rực rỡ mỗi độ tháng ba, đến nỗi cách xa hàng cây số, người dân làng Thiết Sơn vẫn có thể nhìn thấy một màu vàng cam từ tán cây gạo già.

Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, cây gạo vẫn đứng hiên ngang tỏa bóng mát.

Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, cây gạo vẫn đứng hiên ngang tỏa bóng mát.

Ông Trần Văn Bằng, Chủ tịch UBND xã Thạch Hóa cho biết: Cây gạo cổ thụ ở thôn 3, Thiết Sơn được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam năm 2023 (là Cây Di sản đầu tiên của tỉnh Quảng Bình), là niềm tự hào của người dân địa phương, là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, tinh thần đoàn kết của người dân Thạch Hoá.

Đại diện lãnh đạo huyện Tuyên Hóa trao bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Đại diện lãnh đạo huyện Tuyên Hóa trao bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

"Hiện xã nhà đang đề xuất cấp trên mở đường vào khu vực cây gạo di sản này để phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm ngưỡng của người dân và du khách gần xa", ông Bằng cho biết thêm.

Đọc thêm

Thanh xuân và hành trang của lòng yêu nước

Khoảnh khắc xúc động khi Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024 Phùng Quang Trung trao ảnh cho gia đình liệt sỹ. (Ảnh: L.T)
(PLVN) - Mỗi người trẻ với những nỗ lực không ngừng đều mang trong mình hành trang của lòng yêu nước. Đó là tâm sự của những Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, giải thưởng cao quý hàng năm của Trung ương Đoàn tôn vinh những gương mặt truyền cảm hứng trong nhiều lĩnh vực của tuổi trẻ hôm nay...

Khi người trẻ thấm đẫm văn hóa, nguồn cội

Hòa Minzy gây sốt với MV Bắc Bling. (Ảnh: FBNV)
(PLVN) - Thanh niên đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt nhắc đến MV Bắc Bling của ca sĩ Hòa Minzy như một ví dụ điển hình về việc quốc tế hóa sản phẩm văn hóa truyền thống...

Thưởng thức phở 3 miền Bắc- Trung- Nam tại Festival Phở 2025

Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại Festival Phở 2025 (Ảnh: P.V).
(PLVN) - Ngoài thưởng thức ẩm thức phở nổi tiếng - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, du khách còn được trải nghiệm quy trình nấu phở, từ chọn nguyên liệu, làm bánh phở, nấu nước dùng... tại "Festival Phở 2025" diễn ra ngày 18 - 20/4, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

Vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn - một trong những Danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước ta. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Những năm qua, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã chuẩn bị hồ sơ Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn để đề nghị UNESCO đồng tổ chức 300 năm Ngày sinh của ông vào năm 2026. Đêm 10/4/2025 (giờ địa phương) vừa qua, tại Kỳ họp khóa 221 của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), các nước thành viên đã thông qua Quyết định khuyến nghị Đại hội đồng UNESCO, phê duyệt việc vinh danh và cùng kỷ niệm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn.

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son
(PLVN) -  “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” – câu ca dao đã đi vào tiềm thức người Việt như một minh chứng cho sự sầm uất, thịnh vượng của thương cảng Phố Hiến trong thế kỷ 16 - 17. Trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về đề án “Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ” mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng, đây sẽ “cơ hội vàng” để tỉnh bứt phá trong lĩnh vực du lịch.

Tôn vinh giá trị Áo dài qua chương trình 'Hương sắc Việt Nam'

Tôn vinh giá trị Áo dài qua chương trình 'Hương sắc Việt Nam'
(PLVN) - Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam” nhằm tôn vinh, phát huy giá trị di sản Áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.

Thân thương các tỉnh, thành Việt Nam

Lần thứ hai Bác Hồ về thăm Quảng Ninh vào ngày 4/10/1957. (Ảnh Tư liệu)
(PLVN) - Nếu có dịp đi dọc dài dải đất hình chữ S, chúng ta sẽ thấy mỗi vùng miền đều có những dấu ấn, phong vị riêng. Và đặc biệt, có những địa danh đã trải qua hàng ngàn năm, có những địa danh ra đời trong những giai đoạn lịch sử với những tên gọi đã trở thành một phần di sản, văn hóa...

Tự hào gọi tên quê hương mình

Tự hào gọi tên quê hương mình
(PLVN) - Hiện nay, việc sắp xếp đơn vị hành chính gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được Đảng, Nhà nước tập trung thực hiện và được đồng tình cao. Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua, Ban chấp hành Trung ương thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Rộn ràng nhịp trống lân sư rồng

Hàng trăm đoàn lân sư rồng đã tham gia biểu diễn tại Bình Dương ghi danh vào sách kỷ lục Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Cuối tháng 3/2025, UBND TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức lễ công bố quyết định Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc công nhận di sản đã góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam.

Tấm 'bản đồ tâm hồn' trong tim mỗi người dân nước Việt

Cột cờ Lũng Cú-Hà Giang, nơi địa đầu Tổ quốc. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Trên dải đất hình chữ S của Tổ quốc Việt Nam, mỗi địa danh vang lên không chỉ là tên gọi, danh xưng, mà đó còn là dấu ấn văn hóa, lịch sử, con người của từng vùng đất. Để từ đó hình thành nên bản sắc dân tộc, để mỗi tỉnh, thành là một mảnh ghép của Tổ quốc dấu yêu.

Hội diều làng Bá Dương Nội được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho “Hội diều làng Bá Dương Nội”.
(PLVN) -  Chiều nay, 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, diễn ra Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”. Sự kiện do Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng phối hợp tổ chức.

Hào khí nhà Lý rộn ràng tái hiện tại lễ hội Đền Đô 2025

Khu vực chính đền, hàng nghìn lượt du khách về thắp hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân Đế vương thời Lý.
(PLVN) - Lễ hội Đền Đô 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 1015 năm ngày Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế. Đây là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tri ân tiền nhân và lan tỏa giá trị văn hóa vùng đất Kinh Bắc.

Khám phá di tích quốc gia đặc biệt đền An Xá

Lễ hội đền An Xá. (Ảnh: N.Bích)
(PLVN) - Hưng Yên - mảnh đất ngàn năm văn hiến là nơi lưu giữ hơn 500 lễ hội truyền thống độc đáo phản ánh đậm nét văn hóa, phong tục của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Trong số đó, nổi bật có lễ hội đền An Xá (Đậu An) thuộc thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ là một lễ hội lớn, nổi tiếng trong vùng cả về quy mô và nét đặc sắc thu hút đông đảo du khách thập phương đến trẩy hội.

Nghệ An lần đầu bắn pháo hoa tại Làng Sen dịp 19/5

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Làng Sen 2025.
(PLVN) - Thông tin trên được đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An nêu tại họp báo chiều 9/4 về Lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê” nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa
(PLVN) - Hàng năm vào mỗi dịp 10/3 âm lịch, hàng triệu người dân khắp nơi trong và ngoài nước lại tụ hội về Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Năm nay, dù thời tiết mưa phùn dai dẳng xuyên suốt ngày lễ, nhưng dòng người hướng về nơi Giỗ Tổ vẫn nối dài không ngớt...