Từ khóa: #bảo tồn

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.

Quốc tế ca ngợi cách bảo tồn và phát triển hệ sinh thái Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
(PLVN) - Cách Hội An khoảng 20km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bởi hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước. Qua 15 năm bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái Cù Lao Chàm không chỉ được phục hồi tương đối nguyên vẹn mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước. Nơi này còn được báo chí quốc tế khen ngợi về công tác bảo tồn hệ sinh thái.

Hà Nội bảo tồn, giữ gìn trầm tích văn hóa ngàn năm

Hồ Hoàn Kiếm đẹp thơ mộng. (Ảnh: Q.T)
(PLVN) - Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn chứa đựng trầm tích văn hóa được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc. UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. TP Hà Nội dự kiến chi ngân sách hơn 14.000 tỷ đồng để đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn.

Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô: Cần bảo tồn, lưu giữ tinh hoa ẩm thực mùa thu Hà Nội

Một số món ăn đặc trưng của mùa thu Hà Nội đang dần bị thất truyền. (Nguồn: Travellive)
(PLVN) - Mùa thu Hà Nội không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn nức tiếng với những món ăn truyền thống hấp dẫn. Đây là một trong những thế mạnh để Hà Nội khai thác trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay có một số “đặc sản” mùa thu Hà Nội đang dần bị mai một.

Liên quan dự án bảo tồn, tu bổ, tôn tạo đàn Xã Tắc: UBND TP Huế bị 1 người dân kiện

Ông Hùng trước ngôi nhà tại thửa đất số 120. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Vụ kiện dự kiến sẽ được xử trong tháng 9/2024 này. Trước đó, UBND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) ra các Quyết định (QĐ) thu hồi đất, phê duyệt giá trị bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản với hộ ông Đỗ Khắc Hùng (SN 1955, địa chỉ P10/16 khu tập thể Xã Tắc, phường Thuận Hòa) thực hiện dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế - khu vực đàn Xã Tắc.

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội
(PLVN) - Chiều ngày 16/09/2024, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) chính thức khởi động dự án “Bảo tồn các loài bị đe dọa tại thành phố Hà Nội”, tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công tác bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu
(PLVN) - Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, phong tục dựng cây nêu ngày Tết, lễ hội dân gian, ngoài ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, đất nước thịnh vượng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phát triển kinh tế gắn liền bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc phát triển kinh tế cần gìn giữ, bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân tộc thiểu số. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Việt Nam có 54 dân tộc anh em, với những nét văn hóa độc đáo riêng biệt, là một động lực to lớn để phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh địa phương. Tuy nhiên, với sự phát triển của thời đại công nghệ, rất nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số dần mai một theo thời gian.

Bảo tồn nét đẹp văn hóa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn nét đẹp văn hóa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
(PLVN) - Thời gian gần đây hiện tượng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu theo hướng không chuẩn mực, thương mại hóa di sản được phát và tương tác trực tiếp (livestream) trên mạng khá nhiều, gây ảnh hưởng rất lớn tới di sản đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ninh Bình bảo tồn, phát huy giá trị di sản của triều nhà Đinh

Hội thảo nhằm tiếp tục làm sáng tỏ thân thế, sự nghiệp và di sản của vua Đinh Tiên Hoàng và vai trò của nhà Đinh trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam.
(PLVN) - Ngày 2/8, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học "Đinh Tiên Hoàng: Tầm vóc lịch sử và khát vọng dân tộc". Hội thảo góp ý kiến đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản theo chiều hướng thúc đẩy khát vọng dân tộc, khơi dậy hào khí Hoa Lư...

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Thành cổ Diên Khánh

Thành cổ Diên Khánh được xây dựng theo kiểu Vauban, một hình mẫu thành quân sự phổ biến vào thế kỷ thứ XVII, XVIII của Tây Âu. (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Thành cổ Diên Khánh là công trình di tích văn hoá có giá trị nhiều mặt về nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử và quân sự tại thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Cùng với sự bào mòn của thời gian, tòa thành đã bị rêu phong và xói mòn mất nhiều đoạn tường đất, hào thành. Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Văn bản số 728/DSVH-DT về việc thỏa thuận “Thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa” của Sở Văn hóa - Thể thao (VHTT) tỉnh Khánh Hòa.

Bảo tồn văn hóa Chăm gắn với phát triển du lịch

Lễ hội Katê của đồng bào người Chăm. (Ảnh: UBDT)
(PLVN) - Văn hóa Chăm là một nền văn hóa đặc sắc, rất nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa này tồn tại có hệ thống và được bảo tồn khá toàn vẹn. Vì thế, dù trải qua bao đổi thay, biến cố, đồng bào Chăm vẫn giữ được giá trị văn hóa ông cha để lại.

Bảo tồn và phát triển làng nghề ở Cà Mau

Bảo tồn và phát triển làng nghề ở Cà Mau
(PLVN) - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành nội dung Kế hoạch bảo tồn và phát triển 7 làng nghề năm 2024. Trong đó, phấn đấu công nhận ít nhất 4 làng nghề, gồm: tôm khô, bánh phồng tôm, sản xuất muối, trồng và làm dưa bồn bồn.

Chuyện bảo tồn ca trù ở miền quê lúa…

Biểu diễn ca trù tại lễ hội đền Đồng Xâm (Kiến Xương). (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Nằm ở miền châu thổ sông Hồng, Thái Bình có truyền thống hát ca trù từ rất sớm. Ngày nay, phía sau tiếng ca vang vọng trong mỗi làng, mỗi xóm, là những ngày người ta rủ nhau… đi học hát. Và rồi ngọn lửa yêu ca trù chảy trong tim mỗi người…

Kinh nghiệm bảo tồn, khai thác tinh hoa di sản thế giới

Machu Picchu phải kiểm soát lượng khách vì quá tải. (Nguồn: Telegraph)
(PLVN) - Tại nhiều quốc gia trên thế giới, câu chuyện “đánh thức” tiềm năng di sản cần nhiều giải pháp đồng bộ từ thể chế, chính sách đến sự phối hợp, chung tay của cộng đồng địa phương để phát triển một cách bền vững.

Bảo tồn loại hình trình diễn dân gian: Kỳ vọng vào thế hệ trẻ

Hát nhà tơ - hát, múa cửa đình tại Lễ hội đình Vạn Ninh. (Nguồn: Tư liệu)
(PLVN) -  Nghệ thuật trình diễn dân gian hát nhà tơ - hát, múa cửa đình đã tồn tại hàng nghìn năm, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của cư dân các làng, xã ven biển, hải đảo Quảng Ninh. Đây là một trong số 46 làn điệu của ca trù Việt Nam và đang đứng trước nguy cơ mai một.