Phát triển kinh tế gắn liền bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc phát triển kinh tế cần gìn giữ, bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân tộc thiểu số. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
Bên cạnh việc phát triển kinh tế cần gìn giữ, bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân tộc thiểu số. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việt Nam có 54 dân tộc anh em, với những nét văn hóa độc đáo riêng biệt, là một động lực to lớn để phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh địa phương. Tuy nhiên, với sự phát triển của thời đại công nghệ, rất nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số dần mai một theo thời gian.

Tài nguyên vô giá của dân tộc

Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, cả nước có khoảng 14,2 triệu người dân tộc thiểu số (chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước), mỗi dân tộc đều tập trung sinh sống rải rác trên cả nước với những nét đẹp văn hóa độc đáo, phong phú khác nhau. Hiện nay, văn hóa dân tộc đang là “từ khóa” được nhiều người Việt Nam và bạn bè quốc tế tìm kiếm.

Dựa vào tinh hoa truyền thống dân tộc, có nhiều tỉnh địa phương đã thành công trong việc khai thác du lịch, tạo kế sinh nhai bền vững cho người dân. Như tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, có hơn 70% dân tộc Mông sinh sống. Chỉ trong 2 năm 2022 - 2023, lượng khách du lịch đến Mèo Vạc tăng đột biến, đặc biệt trong dịp đầu năm 2024. Đến nay, Mèo Vạc đã đón trên 300.000 lượt khách, trong đó lượt khách quốc tế chiếm khoảng 30%. Phần lớn các du khách đến Mèo Vạc, Hà Giang thoát khỏi phố thị, trải nghiệm không gian văn hóa đậm chất dân tộc người Mông.

Không chỉ thành công trong việc phát triển du lịch, từ những món ăn, ẩm thực, khung cảnh thiên nhiên, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều người đã tận dụng khai thác và thành công trên mạng xã hội. Các YouTuber chuyên nội dung về du lịch, ẩm thực ở vùng Tây Bắc như: Hoa ban Food, Sapa TV, Nhịp sống Tây Bắc, Về miền Tây Bắc, Hoa ban Tây Bắc, Trình tường TV, Gái bản, Trai bản, Rubathan, Giàng A Pháo, Nguyễn Tất Thắng... thu về hàng triệu lượt theo dõi.

Nhờ việc làm sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, rất nhiều người trẻ ở vùng cao đã tăng thêm thu nhập, giúp bà con buôn làng bán các sản phẩm chất lượng của địa phương. Như câu chuyện của cô gái Nguyễn Hoài Thương, người dân tộc Tày - chủ một kênh Youtube nổi tiếng, đã dùng mạng xã hội để khởi nghiệp bán sản phẩm quê nhà được nhiều người yêu mến.

Đặc biệt, nhờ các làn điệu, câu hát, nhạc cụ của người dân tộc thiểu số, không ít những bản nhạc đình đám đã ra đời. Lấy ví dụ bài hát “Mời anh về Tây Bắc” của Sèn Hoàng Mỹ Lam khai thác âm hưởng dân gian miền núi; Bích Phương với MV “Nói thương nhau thì đừng làm trái tim em đau” mang dấu ấn văn hóa Tây Bắc, “À Lôi” của Double 2T và producer Masew lấy cảm hứng từ văn hóa của người Tày...

Bảo tồn, phát huy văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang thực sự là một bộ phận quan trọng, cấu thành của văn hóa Việt Nam, là tài sản quý giá của đất nước góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tuy nhiên, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, văn hóa các dân tộc thiểu số đang có nguy cơ bị phai nhạt. Một số giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số đang bị mất đi, một số nét đẹp văn hóa bị biến đổi không còn giống với nguyên gốc. Điều đáng buồn, có không ít thanh, thiếu niên chẳng còn mặn mà với văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Các làn điệu dân ca đặc trưng của nhiều dân tộc đang dần biến mất, do người dân không còn sử dụng trong các sinh hoạt của cộng đồng. Thậm chí một số dân tộc còn đứng trước tình trạng bị mai một tiếng nói, chữ viết. Các lễ hội truyền thống đang dần ít đi, nhiều không gian văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số có nguy cơ bị phá vỡ bởi sự phát triển nhanh chóng của xã hội.

Ví dụ, theo kết quả điều tra khảo sát của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam năm 2023 ở điểm bản cộng đồng dân tộc Pà Thẻn ở xã Tân Lập, huyện Bắc Quang cho thấy, các hoạt động sinh hoạt nghi lễ truyền thống có xu hướng giảm dần hoặc bị biến đổi, không còn tuân thủ theo đúng bài bản truyền thống. Lực lượng thầy cúng và những người am hiểu về phong tục, tập quán, nghi lễ truyền thống, nghệ thuật dân gian, tri thức dân gian ngày càng ít dần, đa số đều ở độ tuổi đã cao, sức yếu.

Vì vậy, bên cạnh việc phát triển kinh tế cho cộng đồng dân tộc thiểu số. Cần lấy văn hóa làm trọng tâm, đưa các chính sách hấp dẫn thu hút thế hệ trẻ ở các bản làng tiếp nối, yêu thích văn hóa, học nghề truyền thống, an cư lập nghiệp tại “quê cha, đất tổ”. Như thường xuyên tổ chức các hoạt động ý nghĩa như: phục hồi các loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ thất truyền, sưu tầm các làn điệu dân ca dân tộc thiểu số, bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc ít người, xây dựng mỗi dân tộc một làng văn hóa...

Các chương trình, dự án đều phải dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, bản sắc văn hóa và phong tục tập quán của từng dân tộc thiểu số nhằm khơi dậy sức mạnh của văn hóa các dân tộc gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

Mới đây, Bộ VH,TT&DL đã ban hành Quyết định số 2062/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một. Theo đó, sẽ phối hợp với Sở VH,TT&DL, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh: Điện Biên, Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Bình và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức hoạt động trên. Việc triển khai hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tại địa phương; phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước...

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.