Giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Bình Định

 Nghi thức lễ mừng về nhà mới của đồng bào Chăm ở Vân Canh (ảnh: Thanh Thắng).
Nghi thức lễ mừng về nhà mới của đồng bào Chăm ở Vân Canh (ảnh: Thanh Thắng).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những bản sắc văn hóa riêng của đồng bào Bahnar, Chăm, H’rê ở tỉnh Bình Định rất phong phú và đa dạng, được thể hiện trong lao động, sản xuất, đời sống, tâm linh… Và nó đã trở thành nét đẹp, các chuẩn mực văn hóa được đồng bào gìn giữ, bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Định tuy chỉ chiếm 2% dân số toàn tỉnh nhưng cư trú trải dài khắp địa bàn. Trong đó, 3 dân tộc thiểu số đông dân nhất là Bahnar, Chăm, H’rê. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa đặc trưng, luôn gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào mình.

Đồng bào Chăm ở huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) có những lễ hội như: cầu mưa, ăn heo ký, cúng thần làng, mừng về nhà mới… Điểm chung của các lễ hội này là luôn tạo sự gần gũi, đoàn kết trong cộng đồng. Riêng lễ mừng về nhà mới được đồng bào Chăm đặc biệt coi trọng. Trong ngày lễ, mọi người tham dự đều mặc trang phục thổ cẩm truyền thống. Khi tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên cũng là lúc thầy cúng và già làng dâng lễ vật lên thần linh, cầu xin phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, công việc hanh thông, mọi người khỏe mạnh… Và, lễ mừng về nhà mới không thể thiếu cây nêu đặt trước nhà. Cây nêu phải vươn cao, tạo thành hình đôi cánh chim Ktang, là loài chim tượng trưng cho sự yên bình.

“Vợ chồng tôi chịu khó làm ăn nên năm vừa rồi cũng dành dụm được ít tiền để dựng nhà. Hôm làm lễ mừng về nhà mới, chúng tôi chuẩn bị lễ vật là một con gà và một con heo. Con heo thì lấy cái đầu để cúng, cái mình để làm cỗ mời dân làng đến chung vui. Ngày hôm đó, bà con, anh em cùng múa xoang để giữ nét văn hóa truyền thống dân tộc”, anh Đinh Văn Lịch (dân tộc Chăm, ở làng Canh Thành, xã Canh Hòa, huyện Vân Canh) chia sẻ.

Hằng năm, vào tháng 11 và 12 dương lịch, khi hạt lúa, hạt bắp đã được đem cất kỹ cũng là lúc các gia đình đồng bào H’rê ở huyện An Lão (tỉnh Bình Định) làm lễ cúng mở kho lúa. Lễ cúng có mục đích cầu xin thần kho, thần lúa đừng hoảng sợ, cầu mong thần lúa yên tâm ở lại với gia đình, giúp họ luôn no đủ, không phải thiếu đói, không phải ăn củ, ăn khoai.

Các cô gái Bahnar ở Bình Định múa xoang trong dịp lễ hội (ảnh: Thanh Thắng).
Các cô gái Bahnar ở Bình Định múa xoang trong dịp lễ hội (ảnh: Thanh Thắng).

Với đồng bào Bahnar ở huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định), lễ đón thần lúa trước khi vào mùa thu hoạch lúa rẫy rất linh thiêng. Từng gia đình và làng tổ chức lễ đón thần lúa về làng, báo cáo với các vị thần sau một năm lao động vất vả nay đã đến mùa thu hoạch. Lễ vật dâng cúng các thần linh thường là heo, gà, rượu cần, cốm, cơm… Dân làng cùng đánh cồng, đánh chiêng, múa, hát.

Bà Võ Thị Hồng Liên - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: “Mừng được mùa rẫy thì bà con gọi là đón thần lúa về làng nên tổ chức lễ hội để ăn mừng. Thời gian qua, chúng tôi luôn chú trọng công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy những truyền thống của đồng bào Bahnar, trong đó có lễ đón thần lúa. Cùng với nhiều giá trị văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào Bahnar, Vĩnh Thạnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử”.

Lễ hội là một trong những sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa tốt đẹp ở mỗi vùng, mỗi cộng đồng dân tộc, là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng, do đó góp phần làm cầu nối giữa các thế hệ, bồi đắp tình yêu quê hương, bản làng. Trong tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa như hiện nay, việc đồng bào các dân tộc Bahnar, Chăm, H’rê ở tỉnh Bình Định tổ chức các lễ hội là cần thiết, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Đọc thêm

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải
(PLVN) - Chiều 17/4, UBND huyện Đông Hải long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Nghinh Ông lần thứ XXI tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, để tưởng nhớ tới công ơn của loài cá voi được ngư dân miền biển phong là thần Đại tướng quân Nam Hải (lễ hội diễn ra từ ngày 17 và 18/4 (nhằm mùng 9 - 10/3 âm lịch).

Gần 100 món nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên

Sản phẩm bánh dày tại hội thi.
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ I năm 2024. Liên hoan đã hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng.

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến
(PLVN) - Là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi lắng đọng tinh hoa văn hóa ngàn năm, Phố Hiến - Hưng Yên, hiện vẫn còn lưu lại dấu ấn đậm nét về thời kỳ Hùng Vương, Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân, tại phường Lam Sơn, TP Hưng Yên, thờ vị vua sơ khai mở đầu cho 18 đời vua Hùng Vương dựng nước, gắn với truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Phú Thọ tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ

Phần tế được cử hành theo nghi lễ truyền thống, trang trọng, thành kính
(PLVN) - Ngày 14/4 (tức mùng 6/3 âm lịch), tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đền Mẫu Âu Cơ thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sỹ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài đã tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.

Huyện Quốc Oai đón Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Bằng công nhận lễ hội truyền thống chùa Thầy là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Kim Nhuệ - Hà Nội mới)
(PLVN) - Tối 12/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) diễn ra Lễ khai hội chùa Thầy, đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia Lễ hội chùa Thầy và khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch, Xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2024 với chủ đề “Quốc Oai-khơi nguồn di sản".

Tết Chôl Chnăm Thmây - vẻ đẹp của sự hòa hợp văn hóa

Các nghi lễ của Tết Chol Chnam Thmay chủ yếu diễn ra tại các ngôi chùa của đồng bào Khmer. (Nguồn: TT)
(PLVN) - Chôl Chnăm Thmây - Tết cổ truyền của cộng đồng người Khmer tại Việt Nam đã trở thành nét đẹp của sự hòa hợp văn hóa các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam. Năm 2024, Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer sẽ diễn ra từ ngày 13 - 16/4/2024 (dương lịch, nhằm ngày mùng 5 - 8/3 âm lịch).

Lễ hội điện Huệ Nam - cuộc trình diễn văn hóa dân gian trên sông Hương

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
(PLVN) - Lễ hội điện Huệ Nam (hay còn gọi là Lễ hội điện Hòn Chén) là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na thường được tổ chức vào dịp tháng Ba và tháng Bảy âm lịch. Lễ hội được xem như là một cuộc trình diễn văn hóa dân gian trên sông Hương.

Tết Thanh minh trong đời sống tâm linh người Việt

Độc đáo Tết Thanh Minh của các dân tộc Việt. (Ảnh: Nguyễn Liên)
(PLVN) - Thanh minh là ngày Tết thiêng liêng và mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Tết Thanh minh được tổ chức vào tháng Ba âm lịch trong tiết trời mùa xuân, gắn với tục đi tảo mộ của người dân.

Chuyện của… Trúc Chỉ

Thưởng trà, ngắm tranh trong không gian triển lãm Trúc chỉ tại Hà Nội. (Ảnh: Trúc chỉ Garden)
(PLVN) - Tranh Trúc Chỉ được biết đến như những “bức tranh trong giấy”. Hầu hết các bức tranh Trúc Chỉ đều mang nét đẹp hoài cổ Việt Nam, được thể hiện qua hình ảnh bông sen, ánh trăng tròn, khóm trúc, con trâu...